Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng), tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, dập dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc”.
Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện nay địa phương đã tiêu hủy 82 con heo nái (tương đương 12 tấn) bị nhiễm vi rút dịch tả trên tổng đàn lợn là 3.398 con của 13 hộ dân trên địa bàn 4 thôn: An Bình, An Ninh, An Tĩnh, An Hiệp xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng).
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, sáng ngày 23/6/2019, lãnh đạo UBND tỉnh đã kiểm tra trực tiếp tại các hộ chăn nuôi lợn mắc bệnh để chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó thực hiện các biện pháp và đôn đốc địa phương triển khai các giải pháp phòng chống dịch theo quy định và theo thực tế tại địa bàn.
Những con lợn dịch được cân sau đó đưa đi tiêu hủy theo quy định.
Trao đổi với PV báo DANVIET.VN bà Phạm Thị Thanh Thuý – Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cho biết: “Ngay sau khi nhận được tin báo phát hiện lợn chết, có biểu hiện lạ, bỏ ăn, da mẩn đỏ trên địa bàn, chúng tôi đã tiến hành tiêu hủy 16 con lợn nái của hai hộ gia đình Nguyễn Thị Phượng và Nguyễn Văn Lượng (cùng ngụ xã Liên Hiệp)”.
Bà Thúy cho biết thêm, dù chưa biết nguyên nhân khiến lợn chết nhưng cán bộ Phòng Nông nghiệp đã báo cáo lên lãnh đạo huyện, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thuỷ sản (Sở NNPTNT Lâm Đồng). Bên cạnh đó, đơn vị đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm gửi về Chi cục Thú y vùng V thuộc Bộ NNPTNT kiểm tra nhanh để có kết quả chính xác.
Lợn dịch được tiêu hủy bằng phương pháp đốt, sau đó chôn lấp.
Hiện nay, thống kê trên địa bàn huyện Đức Trọng có đàn lợn lên tới 92.000 con. Trong đó, số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 1.000 hộ (với 32.500 con) và chăn nuôi trang trại là 91 hộ với 59.500 con. Tổng số lợn nuôi theo hình thức gia công với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam chiếm gần 50% trên tổng số đàn lợn tại địa phương. Riêng xã Liên Hiệp có tổng đàn trên 27.000 con, được coi là xã chăn nuôi lợn trọng điểm của huyện.
Ông Lê Nguyên Hoàng – Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng cũng cho biết, công tác khống chế dịch lây lan những ngày tới vẫn còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản các đơn vị đang kiểm soát tình hình tốt. Để người dân không hoang mang, lo lắng, UBND huyện Đức Trọng bước đầu sẽ lấy mẫu xét nghiệm tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Hiệp, khoanh vùng kiểm tra dịch. Các địa bàn xã khác, nếu có ghi nhận lợn bệnh, có dấu hiệu, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra theo quy định.
Lợn dịch được đưa ra khỏi nơi nuôi để tiến hành tiêu hủy.
Đặc biệt, địa phương đã giao Phòng Tài chính Kế hoạch hướng dẫn người dân làm hồ sơ thống kê, đảm bảo kinh phí hỗ trợ kịp thời các hộ có đàn lợn mắc bệnh với mức hỗ trợ theo quy định là 38.000 đồng/kg lợn thịt, với lợn nái là 64,6 ngàn đồng/kg.
Ngoài ra, UBND các xã và thị trấn Liên Nghĩa phải thành lập gấp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, huy động toàn bộ hệ thống chính trị địa phương tham gia công tác phòng chống để đạt hiệu quả cao. Các đơn vị phải liên tục báo cáo tình hình, diễn biến dịch tả lợn Châu Phi lên Phòng NNPTNT, Trung tâm Nông nghiệp trước 14h30 hằng ngày.
Các chốt kiểm kịch động vật luôn được túc trực 24/24.
Trước đó, ông Võ Văn Phương – Chủ Tịch UBND huyện Đức Trọng đã quyết định thành lập 3 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại hai đầu của xã Liên Hiệp trên tuyến Quốc lộ 27. Cụ thể, chốt 1 tại vị trí thôn An Hiệp, chốt 2 đóng tại cây số 6, thôn An Tĩnh. Chốt 3 đóng tạm thời tại Quốc lộ 28B (xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng) nhằm kiểm soát dịch bệnh từ hướng tỉnh Bình Thuận vào địa bàn huyện.
Tại các chốt kiểm dịch động vật trên, đoàn liên ngành gồm cán bộ Phòng NNPTNT, Công an xã, CSGT, Ban CHQS xã, cán bộ thú y túc trực 24/24. “Trước mắt là phải áp dụng đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các giải pháp UBND tỉnh, huyện chỉ đạo với tinh thần, quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Văn Long
Nguồn: Dân Việt
- Lâm Đồng li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- vaccine dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất