Chống nhiễm trùng trong trại ấp – phòng ấp và dụng cụ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chống nhiễm trùng trong trại ấp – phòng ấp và dụng cụ

    Chống nhiễm trùng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu để kiểm soát vệ sinh trong trại bằng cách làm giảm liên tục sự hiện diện của vi khuẩn bên trong trại ấp. Trong số báo này sẽ đề cập đến quét dọn và khử trùng – hai việc chủ yếu cần thực hiện để chống nhiễm trùng hiệu quả.

     

    Ví dụ về tần suất chống nhiễm trùng từng loại phòng và dụng cụ

    A. QUÉT DỌN

     

    Quét dọn rất cần thiết để chống nhiễm trùng đạt chất lượng như mong muốn vì khi quét dọn hiệu quả sẽ cho phép ngăn ngừa 90% mầm bệnh hiện diện trong trại. Vì thế, tất cả khu vực bên trong trại nên được dọn dẹp sạch nhất có thể.

     

    Tuy nhiên, cũng nên biết các sai sót khó tránh khỏi khi thực hiện quét dọn như: vẫn còn vết trên bề mặt (bụi, lông tơ, mảnh vỡ vỏ trứng) được đẩy sang một bên, đôi khi phân tán khắp trại ấp. Chúng chính là nguồn lây lan mầm bệnh trong trại; do đó, phải quy định rõ ràng các phương pháp và quy tắc cần được tuân thủ.

     

    1. Loại bỏ Bụi hay Xử lý Cơ học

     

    Các mảnh vỡ đủ mọi kích cỡ nằm trong trại nên được hốt bỏ ngay, càng sớm càng tốt, sau mỗi ca làm việc để tránh hiện tượng chúng dính chặt vào bề mặt của trại khi khô.

     

    Không nên quét khô vì có thể làm bụi bay tán loạn trong không khí, do đó nên làm ẩm sàn hay hút các mảnh vỡ này trước khi quét.

     

    2. Lau rửa hay Xử lý Hóa học

     

    Mục đích của công đoạn này là bảo đảm các bề mặt trong trại sạch sẽ, do đó càng loại bỏ nhiều chất hữu cơ hiện diện càng cho phép việc khử trùng sau này hiệu quả hơn.

     

    Để thực hiện điều này, nên sử dụng chất tẩy rửa hoạt động bề mặt để hấp thụ chất hữu cơ nhằm loại bỏ màng sinh học của vi sinh vật.

     

    Chất hữu cơ bẩn nhất có bản chất acid nên thường được làm sạch bằng chất tẩy gốc alkaline (pH trên 7, chất tẩy thông thường). Chất thải vô cơ (như lông gà) thường thấy ở góc khuất trong trại có bản chất là alkaline, nên sẽ bị tiêu hủy với chất tẩy gốc axít (pH dưới 7). Trong trường hợp nước cứng, nên sử dụng luân phiên chất tẩy gốc alkaline và chất tẩy gốc axít để tiêu diệt tất cả vi khuẩn hiện diện bên trong.

     

    Màng sinh học là gì và nó được hình thành như thế nào?

     

    Vi khuẩn gắn vào tế bào nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố bám dính bên trong màng sinh học. Đây là màng bảo vệ thực sự cho vi khuẩn nhằm giúp chúng tồn tại.

     

    1. Chất hữu cơ tồn tại trên bề mặt sẽ làm sức căng trên bề mặt giảm; nhờ thế hỗ trợ vi khuẩn bám vào bề mặt dễ dàng hơn, đồng thời nó cũng cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn.
    2. Vi khuẩn bám vào sẽ tạo ra một mạng lưới cố định, củng cố thêm bằng các chất mà chúng tiết ra, và mạng lưới được hình thành này sẽ bảo vệ chúng chống lại tác dụng của các chất tẩy sinh học.
    3. Mạng lưới đó được gọi là glycocalyx (một thuật ngữ chung đề cập đến hợp chất cao phân tử ngoại bào được sản xuất bởi một số vi khuẩn, biểu mô và các tế bào khác) giúp tăng khả năng bám dính của các vi sinh vật mới, sau đó một hệ sinh thái thực sự được hình thành và màng sinh học ra đời!

     

    Chú ý kiểm tra sự đối kháng tác dụng lẫn nhau có thể xảy ra giữa chất tẩy rửa và chất khử trùng nhằm thận trọng hơn trong khi sử dụng sau này: đặc biệt tránh sử dụng xà phòng (ion âm) trước khi tẩy trùng với hợp chất ammonium bậc 4 (ion dương), trừ khi bề mặt được tráng sạch ở khoảng giữa thời gian sử dụng hai loại chất này.

     

    Dung dịch tẩy rửa có thể được sử dụng bằng cách phun sương áp lực thấp (10-20 bars). Sự hình thành bọt có thể được xem là vùng hoạt động của chất này khi cho phép hoạt chất bám dính vào bề mặt. Nhiệt độ nước ấm (25 – 35oC) nên được sử dụng để nâng cao hiệu quả của chất tẩy rửa. Khi đang sử dụng chất tẩy rửa, phải để yên chất này trên bề mặt 15 đến 30 phút trong khi cũng phải chú ý không được để nó khô.

     

    Bề mặt nên được xịt với nước nóng bằng áp lực vừa phải (20-40 bars) để loại bỏ hết tất cả các chất hữu cơ.

     

    Cuối cùng, tráng nước trực tiếp hướng về các lỗ thông cống, sử dụng áp lực yếu để tránh bắn tung tóe và tạo những vùng nhiễm bệnh mới.

     

    B. KHỬ TRÙNG

     

    1. Các Bước Tiến Hành

     

    Thành công của bước thứ hai này phụ thuộc vào chất lượng quét dọn ở bước một: không nên để sót lại bất kì chất hữu cơ nào. Tuy nhiên, dù cẩn thận đến mức nào, quét dọn vẫn “để lại” khoảng một triệu vi sinh vật trên mỗi cm2, không tính nấm và vi-rút!

     

    Lần khử trùng đầu tiên sẽ giảm quần thể này xuống 1.000 lần, lần khử trùng thứ hai là 10.000 lần và cuối cùng sẽ chỉ tồn tại ít nhất 100 vi sinh vật ở mỗi cm2.

     

    Ngoài việc tuân thủ thực hiện hai lần khử trùng, việc khử trùng nên được:

     

    • nhanh chóng: khử trùng thực hiện ở những bề mặt hơi ẩm, ví dụ: muốn khử trùng ngay sau khi quét dọn xong, nên làm khô lại bề mặt đó trước khi thực hiện.
    • với chất khử trùng thích hợp và tuân theo quy định của nhà sản xuất: một vài chất khử trùng bị giảm hiệu lực khi có sự hiện diện của chất hữu cơ. Chất lượng nước, độ cứng và đặc biệt là pH, cũng ảnh hưởng đến hiệu lực của chất khử trùng; ví dụ như tính kiềm trong môi trường giảm hiệu lực của hợp chất phenol nhưng lại thích hợp cho hợp chất ammonium bậc bốn. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến hiệu lực như nhiệt độ tăng 10oC, sẽ tăng hoạt động cho dẫn xuất phenol 6 lần và cho dẫn xuất clorua 4 lần. Cuối cùng, cũng nên chú ý đến tác động qua lại giữa chất tẩy rửa và chất khử trùng.
    • sau khi có một bản phác thảo các công đoạn thực hiện: quá trình quét dọn / khử trùng nên được mô tả chi tiết trên giấy và được xem như Quá trình Thực hiện Tiêu chuẩn (Standard Operation Procedure: SOP). Bản phác thảo nên đơn giản, dễ hiểu và có thể áp dụng vào điều kiện thực tế trong trại, xử lý phòng ấp và dụng cụ, đề cập đến phòng cách ly và hàng rào bao quanh;
    • với dụng cụ thích hợp: sử dụng nguyên vật liệu phù hợp hỗ trợ khử trùng, cũng như trang bị găng tay và mặt nạ bảo vệ.

     

    2. Khử trùng lần đầu: Phun xịt, Sử dụng Bọt

     

    Giống như quét dọn, dung dịch khử trùng có thể phun xịt lên bề mặt dưới áp lực vừa phải (20-40 bars) với nhiệt độ nước trên 25oC để độ hoạt động của chất trong dung dịch được tối ưu nhất.

     

    Ba hay bốn lít dung dịch sẽ được phun xịt trên bề mặt có diện tích 10m2, lắp vòi góc cạnh để bảo đảm có thể phun xịt ở mọi ngóc ngách.

     

    Nên chờ cho đến khi bề mặt khô hoàn toàn trước khi bắt đầu thực hiện khử trùng lần hai. Vì một bề mặt khô và tiệt trùng sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho việc phát triển quần thể vi khuẩn mới so với bề mặt ẩm ướt.

     

    3. Khử trùng lần hai: Xông hơi hay Phun sương

     

    Khử trùng lần hai cho phép khuếch tán tối đa các phân tử của chất diệt khuẩn dưới dạng khí.

     

    Xông hơi rất phổ biến, chủ yếu sử dụng với formol hay các chất diệt khuẩn khác và/hoặc chất diệt nấm. Kỹ thuật này cho phép khử trùng luồng không khí cơ học cũng như sinh hóa thông qua sự khuếch tán rộng lớn chất khử trùng ở dạng khí; các vi phân tử này sẽ kết hợp và làm lắng các hạt trong không khí.

     

    Khử trùng nhiệt ẩm (bằng hơi nóng) sử dụng máy chuyên dùng để khử trùng và phun dưới tác động của nhiệt. Kỹ thuật này rất thích hợp trong trại giống, nhưng thường không phù hợp trong trại ấp do kích cỡ của máy. Hơn nữa, loại thiết bị này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy cao hơn các biện pháp khác.

     

    Khử trùng phun sương hoạt động nhờ khí nén, dòng khí sẽ giúp khuếch tán các phân tử chất khử trùng trong trại. Đây là phương pháp thường được áp dụng trong trại ấp, dễ sử dụng (ngay cả trong cơ sở nhỏ) và an toàn cho người thực hiện. Một vài trại ấp được trang bị đầy đủ dụng cụ có khả năng thực hiện việc khử trùng ở mỗi phòng vào ban đêm.

     

    Chú ý: Để kinh tế và hiệu quả, nên khử trùng tiêu độc ở các phòng thường xuyên đóng cửa và chỉ thực hiện khi vắng mặt các nhân công trong trại. Nếu quá trình khử trùng tiến hành khi đang có trứng ấp thì phôi nên được kiểm tra sự phát triển của chúng có gặp tác động bất lợi nào không, như phôi chết giai đoạn sớm,…

     

    C. CHẤT KHỬ TRÙNG

     

    Formalin (formol)

     

    Do giá thành rẻ và hiệu lực ổn định nên formol là chất khử trùng thường dùng nhất trong trại ấp.

     

    Tuy nhiên, formol là chất gây kích thích và ung thư. Do đó, khi khử trùng bằng chất này phải dùng mặt nạ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe.

     

    Hơn nữa, những hậu quả trên sức khỏe gà con cũng không nên bỏ qua:

     

    • Đôi khi, do việc sử dụng formol nhiều lần (bên trong trại, vào lúc chuẩn bị ấp, trong suốt quá trình ấp, đôi khi cả trong máy ấp) đã dẫn đến việc tích tụ chất độc hại và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng sớm hay gà con nở ra chậm phát triển.
    • Xông hơi khí formol trong máy ấp có thể gây ra thương tổn đối với biểu mô hô hấp, với sự biến mất của lông mi và gây ra hiện tượng viêm khi thời gian tiếp xúc dài, nồng độ tiếp xúc quá mạnh. Các trại ấp đôi khi thực hiện việc này nhằm giúp gà con có màu lông vàng đẹp hơn vì màu lông của gà con phản ánh sức khỏe của chúng. Thế nhưng, cũng phải nhớ một điểm: màu lông vàng đẹp này sẽ biến mất sau 4 đến 5 ngày.

     

    Xông khử trùng bằng formol thông qua phản ứng hóa học (dung dịch formol và thuốc tím) hay bằng cách làm nóng formol rắn (thăng hoa) đều đòi hỏi một điều kiện chặt chẽ về nhiệt độ và ẩm độ tương đối:

     

    • Nhiệt độ trên 20oC (lý tưởng là 24oC đến 35oC)
    • Ẩm độ tương đối trên 70% (lý tưởng 85 đến 90%).

     

    Nếu không đạt đến điều kiện này, các vi tinh thể formol có thể đóng quanh vỏ trứng. Ngoài ra, nếu luồng không khí trong máy ấp hay máy nở ấm hơn, sẽ giảm sự chuyển hóa formol thành khí và làm tăng nguy cơ gây độc phôi.

     

    Cách sử dụng formol:

     

    • Đối với trứng ấp: để thuốc tím thăng hoa (đun nóng 10g/m3 trong máy xông hơi điện) hay cho phản ứng giữa formaldehyde và thuốc tím (với 1m3 không khí: sử dụng 45ml formol 30% + 30g thuốc tím + 40ml nước). Thời gian phản ứng nên là 20 phút.
    • Trong máy ấp: 3.5g/m3 – không được sử dụng cách khử trùng này vào ngày thứ nhất đến ngày thứ tư của quá trình ấp vì phôi vẫn còn yếu.
    • Trong máy nở: 2.5g/m3 vào lúc gà con bắt đầu mổ vỏ chui ra. Tuy nhiên, chỉ nên cho tiếp xúc với formol một thời gian ngắn vì khi tiếp xúc với thời gian dài (ví dụ như do nguyên nhân hỏng hóc nào đó ảnh hưởng đến hệ thống hút không khí) có thể gây ra các biến chứng không thể chữa được trên đường hô hấp của gà con.
    • Đối với máy rỗng: 10g/m3, tắt hệ thống thông gió và để phòng đóng kín trong 12 giờ.

     

    Chú ý: khi xông hơi formaldehyde quá nhiều có thể trung hòa bằng dung dịch ammoniac đậm đặc với tỉ lệ 20ml/m3.

     

    Khử trùng xông hơi trong phòng phải kín để tránh sự thất thoát khí sang các phòng kế bên. Sử dụng hệ thống hút không khí cũng rất cần thiết để khí formol bay đi hết trước khi nhân công trong trại bước vào phòng chăm sóc trứng.

     

    Nguồn tin: CEVA. VN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.