Trong những ngày qua, thời tiết miền Bắc diễn biến bất thường, mưa rét kèm theo mưa nhỏ… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn gia súc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát sinh, trong đó có bệnh lở mồm long móng gia súc.
Người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm việc tiêm phòng lở mồm long móng và vệ sinh tiêu độc nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc, được xếp thứ nhất trong gần 120 bệnh. Bệnh lây lan nhanh, phạm vi rộng, thường phát thành dịch lớn và gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia súc, ảnh hưởng đến môi trường. Lở mồm long móng là bệnh đã tồn tại nhiều thế kỷ trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trước đây, do chưa sản xuất được vắc xin phòng bệnh nên hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu vắc xin từ nước ngoài. Tính từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã tốn hơn 110 triệu USD để nhập khẩu 200 triệu liều vắc xin lở mồm long móng, khiến giá thành vắc xin cao, dẫn đến tỷ lệ gia súc được tiêm phòng bệnh không nhiều…
Theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, vào dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, bệnh rất dễ xảy ra ở các địa phương. Bên cạnh đó, tình trạng vận chuyển, mua bán, giết mổ các loài động vật chưa qua sơ chế, chế biến ở một số nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm, trong đó có bệnh lở mồm long móng rất cao. Bệnh có thể nhanh chóng trở thành dịch, gây tốn kém trong công tác chống dịch; ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thịt, sữa ở gia súc; tăng chi phí cho phòng và điều trị bệnh; môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm… Đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và an sinh xã hội.
Để ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát, Chi cục Thú y Hà Nội khuyến cáo các địa phương và người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đây là biện pháp bắt buộc nhằm tạo miễn dịch chủ động cho con vật, việc tiêm phòng phải bảo đảm tính định kỳ.
Một thông tin vui với người chăn nuôi, hiện nay Việt Nam đã sản xuất được loại vắc xin lở mồm long móng. Việc chủ động sản xuất được vắc xin này tạo thuận lợi trong việc chủ động phòng bệnh; giúp giảm giá thành vắc xin, tiết kiệm chi phí nhập khẩu vắc xin; tiến tới loại trừ mầm bệnh lở mồm long móng trên gia súc… Hà Nội là một trong những địa phương có chính sách hỗ trợ vắc xin dịch bệnh nguy hiểm lở mồm long móng nhằm chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc. Những năm qua, Hà Nội tổ chức đồng loạt 2 đợt tiêm phòng đại trà (vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 hằng năm). Hằng tháng, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc phát sinh mới nhập đàn nhằm tạo miễn dịch cho đàn gia súc nhất là đàn giống.
Đi đôi với tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, người chăn nuôi và chính quyền địa phương cần vệ sinh cơ giới. Biện pháp này có tính chủ động, vừa đơn giản, đỡ tốn kém; vừa đạt hiệu quả cao. Cụ thể, bảo đảm chuồng trại luôn khô ráo, thoáng, sạch; hằng ngày vệ sinh cơ giới, khơi thông cống rãnh, không để nước tù, đọng… Sau khi vệ sinh cơ giới, định kỳ phun thuốc sát trùng, tốt nhất khoảng 2 tuần phun một lần. Một số loại thuốc sát trùng hiện nay có tác dụng tốt và cho phép phun khi trong chuồng đang có gia súc (như Halamit, Haniodin, Vikol…); nên phun phòng trên diện rộng để có tác dụng phòng bệnh tốt, định kỳ đổi thuốc sát trùng để tránh nhờn thuốc. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần phối hợp tốt kế hoạch tổng tẩy uế môi trường do địa phương phát động cũng là cách chủ động phòng bệnh lở mồm long móng.
Về vận chuyển gia súc, trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội sẽ có lưu lượng vận chuyển tăng mạnh, cần chú ý kiểm tra không nên nhập gia súc ở vùng có dịch; kiểm tra con vật nếu có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, tuyệt đối không được vận chuyển, báo ngay cán bộ thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Sơn Tùng
Nguồn: Hà Nội Mới
- bệnh lở mồm long móng li>
- ngăn ngừa dịch bệnh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất