Trước mùa rét, người chăn nuôi cần chuẩn bị chống rét, chống đói cho gia súc như sau: chuồng nuôi, vật liệu chống rét, thức ăn, nước uống, phòng trừ dịch bệnh.
1. Chuồng nuôi:
– Chuồng đặt ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, gần nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
– Cửa chuồng hướng về phía Nam hoặc Tây Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng.
– Mái chuồng cao ít nhất là 3 m và nhô ra khỏi tường tối thiểu là 0,5 m để tránh nước mưa hắt vào tường và chuồng nuôi.
– Thành chuồng cao từ 0,8 – 1,2 m. Những vùng có điều kiện nên xây tường bao quanh chuồng để tránh gió rét và mưa hắt hoặc dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh chuồng nuôi.
Ảnh minh họa
– Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió lưu thông. Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng ảnh hưởng tới sức khỏe trâu, bò.
– Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 – 50 cm, có độ dốc 2 – 3% xuôi về cuối chuồng nơi có hố gom phân, chất thải; không gồ ghề, trơn trượt. Hố chứa chất thải bố trí ngay sát chuồng nuôi và phải đảm bảo đủ thể tích để chứa toàn bộ lượng chất thải trong cả vụ đông – xuân. Theo kinh nghiệm tại Hà Giang, Lạng Sơn, người chăn nuôi có thể dùng ván gỗ dày 2 – 2,5 cm đặt trên nền chuồng trong vụ đông.
– Máng ăn: Tốt nhất là xây bằng gạch và láng xi măng làm nhẵn bề mặt. Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn. Đáy máng có độ dốc xuôi, có lỗ thoát nước để ở nơi thấp nhất để thuận tiện cho việc rửa máng. Thành máng phía trong (phía trâu, bò ăn) bắt buộc phải thấp hơn thành máng ngoài.
– Máng uống: Bố trí máng uống tách biệt với máng ăn để tránh gia súc làm rơi thức ăn vào máng uống. Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải để trâu bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng.
– Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: Được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng, dốc về phía cuối chuồng nối với hố chứa phân. Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng từ 22 – 25 cm trở lên. Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2 – 3% để bảo đảm dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng.
– Hệ thống cống thoát nước: Được nối tiếp với rãnh thoát nước tiểu, bảo đảm thoát nước dễ dàng đến nơi chứa.
– Hố chứa phân và nước tiểu: Nếu có điều kiện cần bố trí cách xa nhà ở, cuối hướng gió và thấp hơn chuồng nuôi tối thiểu 50cm để dễ thu gom và vệ sinh. Hố phân phải xây chìm, bằng gạch có trát xi-măng để nước phân không ngấm ra xung quanh.
2. Chuẩn bị vật liệu chống rét
– Rơm, cỏ, lá chuối, bẹ ngô khô để lót chuồng.
– Trấu, củi để đốt sưởi.
– Bạt, bao ni-lông, phên, nứa để quây, che chắn, củng cố xung quanh chuồng.
– Chăn, áo, bao tải gai để làm áo chống rét cho trâu, bò (có thể sử dụng các tấm chăn, áo, bao tải gai cũ để làm áo chống rét cho trâu, bò nhưng chú ý là nên sử dụng chất liệu bông, thấm nước. Không dùng chất liệu ni-lông vì chất này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu, bò bị rét thêm).
3. Thức ăn, nước uống
3.1. Thức ăn
Việc dự phòng thức ăn cũng rất quan trọng vì chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét, không bị chết rét. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phòng chống đói, rét cho trâu, bò mùa đông.
Nên ủ chua một số loại cỏ, ngô dày, phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò trong vụ đông.
– Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự phòng cho trâu, bò sử dụng trong 4 tháng tiếp theo. Bởi vì vào mùa đông, thức ăn tự nhiên cho trâu, bò sẽ khan hiếm hơn.
– Nên chuẩn bị trung bình mỗi ngày 1 kg thức ăn tinh (ngô, bột cám, bột sắn…) và 30 kg thức ăn thô (rơm, cỏ voi, cây chuối, cây sắn, thức ăn ủ chua…) cho 1 trâu/bò trưởng thành, như vậy, lượng thức ăn tinh nên dữ trữ cho 1 trâu, bò trưởng thành trong 4 tháng mùa đông là 120 kg và thức ăn thô là 3.600 kg.
3.2. Nước uống
Chú ý cung cấp đủ nước uống cho gia súc tại chuồng (những ngày nhiệt độ dưới 150C nên cho trâu, bò uống nước ấm. Cần bổ sung muối vào trong nước uống cho trâu, bò trong những ngày rét giữ tại chuồng.
4. Phòng bệnh
4.1. Tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:
a. Ngoại ký sinh trùng: Ve, rận, ruồi trâu…
– Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Liều sử dụng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Pha và sử dụng thuốc: Sử dụng Nevugvon với liều phổ biến 1,25 g/lít nước, bổ sung 50 ml dầu ăn và 20 g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên toàn bộ cơ thể trâu, đặc biệt vùng bẹn và vùng nách. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc, định kỳ phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.
– Nếu không có các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc khác có tác dụng tương tự theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
b. Nội ký sinh trùng: Giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan
– Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.
– Liều lượng: Levamisole 7,5%: 1 ml/20 kg thể trọng. Fasinex: 1 viên/75 kg thể trọng.
– Cách sử dụng: Có thể ở dạng uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.
– Đối với bê nghé từ 1 – 2 tháng tuổi tẩy giun đũa (sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc).
– Đối với trâu, bò trưởng thành, mỗi năm tẩy sán lá gan một lần (trâu, bò mang thai không được tẩy), sử dụng thuốc theo hướng dẫn.
– Nếu không có các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc khác có tác dụng tương tự theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
* Thực hiện tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ theo quy định của cơ quan thú y địa phương.
Nguồn: Cục Chăn nuôi
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất