Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam Nguyễn Thị Hương vừa có chuyến làm việc tại Đồng Nai để triển khai hệ thống TE-FOOD với công nghệ blockchain (phần mềm quản lý chăn nuôi theo chuỗi, khối) để quản lý đàn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Là tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước nên Đồng Nai được chọn làm thí điểm công nghệ này làm cơ sở để nhân rộng về sau.
Nguồn heo được đưa đi tiêu thụ tại thị trường TP.Hồ Chí Minh hiện đều phải truy xuất được nguồn gốc. Trong ảnh: Thương lái gom heo tại xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) đưa đi tiêu thụ ở TP.Hồ Chí Minh.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, Đồng Nai sẽ phối hợp với Tổng cục Thống kê Việt Nam để triển khai ngay phần mềm quản lý trong chăn nuôi theo chuỗi, khối. Tỉnh sẽ tạo các điều kiện thuận lợi nhất để sớm đưa phần mềm này vào sử dụng vì truy xuất được nguồn gốc sẽ giúp chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Heo có nguồn gốc được chọn
Thời gian qua, giá heo hơi giảm sâu do sức tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh vì người tiêu dùng e ngại trước dịch tả heo châu Phi và nhiều loại dịch bệnh khác bùng phát trên đàn heo. Theo đó, những đơn vị giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt heo an toàn, truy xuất nguồn gốc được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Ông Nguyễn Quang Thọ, Giám đốc Công ty TNHH Thy Thọ (xã Bàu Trâm, TX.Long Khánh) cho biết, hiện lò giết mổ đã khôi phục dần công suất hoạt động lên mức 70-80% so với thời điểm thị trường tiêu thụ thịt heo gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tăng tiêu thụ thịt heo nhờ nhiều bếp ăn tập thể của trường học, công ty đã sử dụng lại mặt hàng thịt heo chứ không e ngại như trước.
Theo ông Thọ thì khi dịch tả heo châu Phi bùng phát, nguồn heo đưa về tiêu thụ tại thị trường TP.Hồ Chí Minh được kiểm soát gắt gao hơn nên heo an toàn, truy xuất được nguồn gốc có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
“Qua đợt tiêu thụ thịt heo khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản phẩm truy xuất được nguồn gốc rõ ràng là căn cứ quan trọng nhất để kiểm soát chất lượng và dịch bệnh trên sản phẩm động vật. Tuy nhiên, để chứng nhận này được khách hàng ngày càng tin tưởng, việc quản ly truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ hộ chăn nuôi đến lò giết mổ và phân phối ra thị trường cần được quản lý chặt chẽ, có hiệu quả thực chất chứ không phải làm theo hình thức” – ông Thọ nói.
Không chỉ TP.Hồ Chí Minh ngày càng siết chặt việc quản lý và chỉ nhập heo truy xuất được nguồn gốc từ các tỉnh về thành phố, Đồng Nai cũng đang tập trung triển khai các đề án truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chăn nuôi.
Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn cho biết: “Đồng Nai đã triển khai 3 dự án là: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm từ động vật, Quản lý trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng bằng phần mềm quản lý trong chăn nuôi. Hiện các dự án đang trong giai đoạn chờ phê duyệt kinh phí. Tỉnh sẽ thực hiện thí điểm trước ở những trang trại lớn”.
Thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc chăn nuôi sẽ giúp việc quản lý chăn nuôi thuận lợi hơn, đồng thời nâng giá trị cho thịt heo, gà Đồng Nai và hướng đến xuất khẩu.
Quản lý chăn nuôi bằng phần mềm hiện đại
Đồng Nai là tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 2,5 triệu con và đàn gà đứng thứ nhì cả nước với khoảng 22 triệu con. Trong đó, có đến trên 80% tổng đàn được nuôi theo hình thức trang trại tập trung. Đây là thuận lợi lớn trong việc triển khai phần mềm để quản lý chăn nuôi.
Cán bộ thú y hiện Thống Nhất niêm phong xe heo trước khi vận chuyển về TP. Hồ Chí Minh
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Việt Nam nhận xét: “Tổng cục chọn Đồng Nai làm tỉnh đầu tiên trong cả nước ứng dụng phần mềm quản lý chăn nuôi hiện đại là vì tỉnh có tổng đàn heo, gà lớn. Dự tính của tổng cục là sẽ làm trên những trại nuôi từ 30 con heo hoặc 1 ngàn con gà trở lên. Phần mềm này sẽ giúp giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc thịt heo, gà”.
Bà Hương cho biết thêm, Tổng cục Thống kê Việt Nam dự kiến sau khi làm điểm tại Đồng Nai thành công sẽ ứng dụng ra các tỉnh, thành khác trong cả nước nhằm quản lý được tổng đàn có khuyến cáo tăng, giảm đàn cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Như vậy tránh được việc phải giải cứu heo, gà khi thị trường cung vượt cầu và sớm ngăn chặn được dịch bệnh lây lan. Người tiêu dùng cũng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm thịt heo, gà vì biết được nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn.
Chỉ ra rất nhiều lợi ích của việc ứng dụng phần mềm quản lý hiện đại trên để truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai Trần Văn Quang khẳng định, việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý sẽ giải quyết được hạn chế hiện nay là số liệu thống kê theo kỳ về tổng đàn chăn nuôi thường bị lạc hậu so với thực tế. Việc thống kê chính xác về tổng đàn cũng như truy xuất được nguồn gốc chăn nuôi cũng giúp kiểm soát và quản lý tốt hơn về tình hình dịch bệnh. Thế mạnh của chương trình này là khá dễ dàng cho người chăn nuôi trong thực hiện. Họ chỉ cần tải ứng dụng về điện thoại thông minh đề sử dụng.
Phần mềm quản lý chăn nuôi theo chuỗi từng được thực hiện thí điểm ở huyện Thống Nhất nhưng không đạt hiệu quả. Ông Quang cho biết: “Khó khăn lớn nhất là phụ thuộc vào việc người chăn nuôi phải chủ động kê khai tổng đàn heo cũng như cung cấp những dữ liệu thông tin khác. Chương trình sẽ thất bại nếu người chăn nuôi không hợp tác. Để chương trình này triển khai hiệu quả vào thực tế, ngoài việc tuyên truyền, vận động để người chăn nuôi hiểu về ích lợi của việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, theo Luật Chăn nuôi mới sẽ có chế tài để ràng buộc trách nhiệm của người chăn nuôi về việc khai báo thông tin”.
Bình Nguyên – Hương Giang
Nguồn: Báo Đồng Nai
- truy xuất nguồn heo li>
- heo đồng nai li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất