Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Chăn nuôi trâu bò ở nước ta mang tính kiêm dụng theo hướng khai thác sức kéo – phân bón – thịt. Thời gian gần đây, chăn nuôi trâu bò đang chuyển sang kiêm dụng thịt – phân bón – sức kéo và dần hình thành hướng chăn nuôi chuyên thịt (chủ yếu trên bò).
Thịt trâu bò là loại “thịt đỏ”, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Nhu cầu tiêu thụ loại thịt này ngày càng tăng nhưng hiện nay lượng thịt trâu bò sản xuất ra mới chỉ chiếm khoảng 7,5% trong cơ cấu các loại thịt gia súc, gia cầm cung cấp cho thị trường.
Để nâng cao năng suất và giá trị chăn nuôi trâu bò, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp từ các giải pháp kỹ thuật (về giống, cải thiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y – phòng trừ dịch bệnh …) đến các giải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường.
Trong chăn nuôi trâu bò có hai giải pháp kỹ thuật, đó là cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam và vỗ béo trâu bò trước khi giết thịt. Hai công nghệ này đang được áp dụng trong sản xuất thông qua các chương trình, dự án khuyến nông triển khai từ nhiều năm nay và đã được chứng minh có hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Chúng tôi trình bày dưới đây cách tính toán làm cơ sở kinh tế – kỹ thuật cho việc mở rộng quy mô áp dụng hai công nghệ này để nâng cao năng suất và giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trâu bò
1. Cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam
Bò Vàng Việt Nam (còn gọi là bò cóc, bò địa phương) có nhiều đặc tính quý như nhanh nhẹn, thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, chịu được kham khổ. Nhược điểm lớn nhất của bò Vàng Việt Nam là tầm vóc nhỏ bé, khối lượng thấp (khối lượng bình quân toàn đàn 160-200 kg), sản lượng sữa và thịt đều rất thấp. Từ gần 20 năm nay chúng ta đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò Vàng, làm tăng tỷ lệ bò lai bình quân 1%/năm. Hiện tỷ lệ đàn bò lai chiếm khoảng 35% tổng đàn và mục tiêu đến 2015 đạt 40%. Chúng ta càng tăng tỷ lệ đàn bò lai thì năng suất chăn nuôi và giá trị sản xuất của chăn nuôi bò thịt càng cao.
Ví dụ, nếu chúng ta đạt được mục tiêu đàn bò lai chiếm 40% (tăng 5% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm: 5,7 triệu bò x 5% = 285.000 bê lai Zebu được sinh ra. Tỷ lệ nuôi sống số bê này đến 12 tháng tuổi là 80%, tức là còn 228.000 con. Nuôi đến giai đoạn giết thịt mỗi con bò này có khối lượng cao hơn bò Vàng Việt Nam trung bình 60 kg. Như vậy, sản lượng thịt bò hơi tăng thêm là: 228.000 con x 60 kg = 13.680 tấn và giá trị tính bằng tiền tăng thêm là: 13.680 tấn x 50.000 đồng/kg = 684 tỷ đồng. Còn nếu chúng ta đạt được tỷ lệ bò lai 45% (tăng 10% so với hiện nay) chúng ta sẽ có thêm 570.000 bê lai được sinh ra, có 456.000 con được nuôi sống đến 12 tháng tuổi và chúng ta sản xuất thêm 27.360 tấn thịt bò hơi, tương đương với 1.368 tỷ đồng.
Ngoài ý nghĩa làm tăng năng suất và giá trị chăn nuôi như tính toán, đàn bò lai Zebu còn phục vụ như một đàn bò nền để lai với các giống bò chuyên thịt ôn đới, tạo ra hệ thống sản xuất bò thịt năng suất, chất lượng cao.
2. Vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt
Hiện nay, chăn nuôi trâu bò chủ yếu theo phương thức quảng canh, tận dụng và ít đầu tư. Trâu bò giết thịt chủ yếu thuộc diện loại thải. Chúng ta cũng chưa có thói quen vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt nên năng suất và chất lượng thịt không cao, giá trị chăn nuôi thấp.
Công nghệ vỗ béo trâu bò rất đơn giản, có thể áp dụng cho trâu bò loại thải (trâu bò già, hết khả năng cày kéo, sinh sản; bò cái hết khả năng vắt sữa) và cả trâu bò non hết giai đoạn nuôi lớn. Việc vỗ béo chẳng những làm tăng khối lượng cơ thể trâu bò (có thể đạt tăng trọng bình quân 700g/ngày) mà còn tạo ra sản phẩm thịt ngon hơn, chất lượng hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả chăn nuôi và giá trị sản xuất chăn nuôi trâu bò tăng lên rõ rệt.
Theo khảo sát, hiện nay, mỗi năm nước ta giết thịt khoảng 200.000-220.000 con trâu, với tổng khối lượng hơi khoảng 57.000 – 60.000 tấn và 580.000 – 600.000 con bò, với tổng khối lượng hơi khoảng 120.000 – 125.000 tấn. Nếu được vỗ béo mỗi con sẽ tăng khối lượng thêm khoảng 15 kg/tháng. Thời gian vỗ béo có thể là 2 – 3 tháng, lượng thịt hơi và giá trị chăn nuôi sẽ thu được như sau:
+ Vỗ béo 02 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 2 tháng = 24.000 tấn. Với giá bán 50.000 đồng/kg chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.200 tỷ đồng
+ Vỗ béo 03 tháng: 800.000 trâu bò x 15 kg/con/tháng x 3 tháng = 36.000. Chúng ta sẽ có thêm khoản tiền là 1.800 tỷ đồng.
PQQ
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi bò li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất