[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những nguồn protein thay thế hiện đang được sử dụng một cách gia tăng trong khu vực thức ăn dùng cho động vật. Ở gia cầm, sử dụng thực phẩm côn trùng thay thế (một phần) cho đậu nành trong thức ăn chăn nuôi là một áp dụng đầy hứa hẹn. Một số ít nghiên cứu gần đấy có liên quan đến chủ đề bài viết sẽ được giới thiệu dưới đây.
Côn trùng, hay cụ thể ở đây là ấu trùng của loài ruồi lính đen (viết tắt theo tiếng Anh là BSFL- Black Soldier Fly Larvae) có thể là một nguồn chứa giàu protein – thứ rất lý tưởng cho thay thế đậu nành, bởi vì BSFL vốn có giá trị dinh dưỡng cao và nhu cầu cho không gian sinh sản của chúng thì không cao. BSFL là nguồn cung cấp protein và năng lượng tuyệt diệu (chứa từ 37% đến 65% protein) và chúng được cho là có chỉ số-hàm lượng các amino acid phù hợp hơn cho gia cầm (theo như các nghiên cứu của Barragan-Fonseca và các cộng sự., 2017; Schiavone và các cộng sự., 2017). Tuy nhiên, BSFL có chứa chitin, một thành phần có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tiêu hóa protein và, từ đó có thể gây hại cho năng suất động vật.
BSFL là một thành phần thức ăn thay thế có tác động cao cho cám gia cầm.Photo: Henk Riswick
Tác động trên chỉ tiêu năng suất tăng trưởng
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện vừa qua nhằm xác định xem liệu BSFL có phù hợp cho vai trò làm thành phần trong cám gia cầm và khả năng thay thế cho đậu nành.Vào năm 2018, Dabbou và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu dài hạn về việc thêm BSFL vào cám tác động lên năng suất tăng trưởng của gà thịt, các chỉ tiêu về máu, và hình thái ruột. Trong nghiên cứu này, 265 con gà thịt trống được cho ăn cám với 4 mức thêm BSFL khác nhau (BSFL ở thí nghiệm này đã được tách béo một phần) bắt đầu từ ngày 1 và kéo dài đến ngày 35:
- Cám thí nghiệm chứa 0% BSFL
- Cám thí nghiệm chứa 5%,
- Cám thí nghiệm chứa 10%, và
- Cám thí nghiệm chứa 15% BSFL như một sự thay thế cho đậu nành (và gluten bắp).
Những cám thí nghiệm này có lượng nitrogen và calorie bằng nhau.Những kết quả của thí nghiệm gợi ý rằng thêm lượng BSFL vào cám ăn lên mức 10% làm tăng trọng lượng sống và lượng tiêu thụ cám hằng ngày ở gà thịt trống, tuy nhiên chỉ ở giai đoạn ban đầu (từ 1 ngày tuổi cho đến 10 ngày tuổi). Trong suốt giai đoạn này, sự tăng trưởng và phát triển của gà tiến triển nhanh hơn so với những giai đoạn tiếp theo sau này (giai đoạn phát triển từ 10 ngày tuổi đến 24 ngày tuổi và giai đoạn xuất chuồng từ 24 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi).
Lượng cám tiêu thụ và lượng tăng trọng được nâng cao lên là nhờ vào độ ngon miệng của cám đã được cải thiện. Báo cáo thí nghiệm cũng đã đề cập rằng con gà dường như ưa chuộng cám có chứa BSFL. Trong suốt giai đoạn phát triển và xuất chuồng, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và trọng lượng sống của nhóm được cho ăn cám chứa 15% BSFL thì bị ảnh hưởng tiêu cực hơn so với nhóm được cho ăn cám chứa 5% và nhóm được ăn 10% BSFL. Giả thuyết bởi Dabbou và các cộng sự., 2018 là thành phần chitin ở cám chứa 15% BSFL có thể đã gây ảnh hưởng xấu đến sự tiêu hóa protein của con gà thịt. Trái lại, một nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng sau 34 ngày, khi BSFL thay thế cho đậu nành trong cám thì trọng lượng sống và trọng lượng giết mổ của gà thịt thuộc nhóm cho ăn cám chứa 16% BSFL (đã được tách béo) lại cao hơn so với trọng lượng của gà thịt thuộc nhóm đối chứng. Kết quả ghi nhận này gợi ý rằng không phải lượng chitin mà là lượng protein thô ở mức cao hơn, gần như chắc chắn, là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tiêu hóa protein (theo như Altamann và các đồng sự., 2018).
Gà được cho ăn côn trùng sống. Bộ phận này vẫn đang chờ sự chấp thuận cho sử dụng côn trùng làm thức ăn cho gia cầm.
Phẩm chất của thịt gà nuôi lấy thịt
Altmann và các đồng sự vào năm 2018 đã phân tích sự thay đổi của phẩm chất thịt và các đặc điểm cảm nhận giác quan của miếng phi lê ức được đóng gói theo cách thức công nghiệp hiện nay bằng hệ thống HiOx MAP. Khi còn tươi thì miếng phi lê ức từ gà thịt thuộc nhóm ăn cám chứa BSFL đã được tách béo (BSFL ở đây thay thế 50% của đậu nành) với nồng độ thêm trong cám là 19,5% trong giai đoạn ban đầu và 16% trong giai đoạn phát triển, dường như có mùi vị mạnh hơn so với miếng phi lê ức của gà thuộc nhóm đối chứng (cám không có chứa BSFL). 3 ngày sau được đóng gói thì cường độ mùi vị của phi lê ức của nhóm thí ngiệm chứa BSFL giảm xuống và tiếp tục giảm ở 7 ngày sau khi đóng gói.Trong khi đó, cường độ mùi vị của miếng phi lê ức của nhóm đối chứng giảm khi đóng gói được 3 ngày nhưng, kỳ lạ thay, lại tăng sau khi đóng gói được 7 ngày.Không có lý giải nào cho việc suy giảm liên tiếp của cường độ mùi vị của miếng phi lê ức thuộc nhóm gà được cho ăn BSFL. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng cường độ mùi vị giảm có thể là một điểm lợi cho bán hàng, khi đặc điểm này được ưa chuộng ở một số người tiêu thụ.Phân tích chi tiết hơn cho thấy từ khi còn tươi đến 7 ngày sau khi đóng gói thì độ pH ở mức ổn định hơn ở miếng phi lê ức thuộc nhóm cám chứa BSFL so với miếng phi lê ức thuộc nhóm đối chứng.Giá thuyết đặt ra ở đây là BSFL thêm vào cám gà có thể dẫn đến kéo dài thời hạn sử dụng được lâu hơn.
Tác động lên sản xuất trứng
Thêm BSFL đã được tách béo vào cám cũng gây ảnh hưởng lên việc sản xuất trứng của gia cầm. Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên 108 con gà mái tơ (giống Shaver White) được cho ăn cám chứa bắp – đậu nành ở mức độ tiêu chuẩn, BSFL (đã được tách béo) được thêm vào cám như sự thay thế cho đậu nành ở mức 5% và 7%. Ở đây, lượng bắp được tăng dần với lượng đậu nành giảm và lượng BSFL tăng. Tuy nhiên, các tác giả của cuộc nghiên cứu không cho biết lý do cho những thay đổi đó. Có thể là vì để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà mái tơ 19 tuần tuổi ( dựa trên hướng dẫn quản lý chăn nuôi trại gà thương mại Shaver White) và để tạo ra sự đồng đều lượng nitrogen và calorie giữa các cám thí nghiệm. Tuy thế, kết quả thí nghiệm cho thấy lượng BSFL thêm vào cám ở mức 7.5% dẫn được mức sản xuất trứng, trọng lượng trứng bình quân, và các chỉ tiêu phẩm chất của trứng, tương tự như là ở nhóm đối chứng (khi phân tích trên ngày 5 của tuần 22, 24 và 26). Trái lại.dùng BSFL ở mức 5% trong cám dẫn đến sự sản xuất trứng hằng ngày sút giảm đáng kể. Trọng lượng trứng và egg mass của cám BSFL 5% này cũng thấp hơn đáng kể khi so với nhóm đối chứng. Kết quả năng suất tương tự giữa nhóm đối chứng và nhóm cám chứa 7.5% BSFL là nhờ vào mức tiêu thụ cám của nhóm cám chứa 7.5% BSFL tăng đáng kể so với nhóm đối chứng và nhóm chứa 5% BSFL (theo như nghiên cứu của Mwaniki và các đồng sự., 2018). Nghiên cứu này cũng chỉ ra màu sắc lòng đỏ trứng, độ cứng của vỏ và độ dày của vỏ được tăng đáng kể khi gà mái tơ được ăn BSFL. Những chỉ tiêu phẩm chất trứng đó được nâng cao là bởi việc tăng hấp thu calcium và/hoặc sự tăng trao đổi chất calcium ở ruột gà.
Kết luận
Dù là những kết quả từ các nghiên cứu trên có phần tương phản nhau, ta có thể cho rằng chi ít là vào giai đoạn ban đầu, việc thêm BSFL vào cám ở mức từ 10% đến 16% như thay thế cho đậu nành thì không ảnh hưởng tiêu cực đến trọng lượng cơ thể sống và lượng tiêu thụ thức ăn hằng ngày của gà thịt trống. Trong suốt những giai đoạn sau (phát triển và xuất chuồng), mức độ sử dụng BSFL nên được hạ thấp hơn. Tình trạng sức khỏe gia cầm xác định bởi phân tích chỉ tiêu máu không kết luận được về tác động gây hại của BSFL khi đã tách béo (theo như nghiên cứu của Dabbou và các đồng sự., 2018; Altamann và các đồng sự., 2018). Về sản xuất trứng, thêm 7.5% BSFL (đã tách béo) vào cám ăn để thay thế cho đậu nành là mức độ hợp lý và tạo ra trứng với sự đồng đều cao hơn, có lòng đỏ đậm màu hơn và trứng cũng cứng hơn và có thể dẫn đến ít tổn thất hơn trong chuỗi xích sản xuất và cung ứng.
Dr Andreas Ebertz
Independent freelance writer
Source: “Insect meal: Good for bird and eggs” by Andreas Ebertz. https://www.allaboutfeed.net/New-Proteins/Articles/2019/7/Insect-meal-Good-for-bird-and-eggs-448478E/
- ngành nuôi côn trùng li>
- nuôi côn trùng li>
- protein li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- bột côn trùng li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất