Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học Adelaide đứng đầu đã công bố bộ gen đầy đủ của trâu – mở ra con đường cải thiện việc nhân giống và bảo tồn động vật quan trọng về kinh tế này. Liên minh các đối tác Úc, Ý, Trung Quốc, Brazin và Mỹ, cùng với nhiều tổ chức đóng góp ở các nước khác, cho biết họ đã tạo ra các công cụ cần thiết để áp dụng hệ thống chăn nuôi phân tử hiện đại cho trâu nước.
Trường nhóm liên minh, Giáo sư John Williams, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Davies thuộc Đại học Adelaide cho biết: “Trâu đã được thuần hoá khoảng 5000 năm trước đây và từ đó có tầm quan trọng kinh tế về mặt sữa, thịt và là động vật giúp con người làm việc trên khắp thế giới”.
Chúng đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển, và ở các thị trường chuyên biệt, chúng cung cấp sữa cho các sản phẩm như phô mai mozzarella ở Ý. Trâu nước là một động vật nông nghiệp quan trọng vì nó có thể thích nghi với môi trường đa dạng và đặc biệt chịu được bệnh tật .
“Tại Úc, chúng được đưa tới lãnh thổ phía Bắc vào đầu thế kỷ 19 và ngày nay có nhiều đàn trâu sữa ở lãnh thổ phía Bắc và Nam Úc”.
Có hai phân loài trâu nước. Các nhà nghiên cứu đã giải mã bộ gen của trâu sông, được lựa chọn để sản xuất sữa thông qua các chương trình chăn nuôi tổ chức tại Ý, Ấn Độ, Philippines và Brazil.
Đây là “Olimpia da Farfengo” con trâu cái Địa Trung Hải mà các nhà nghiên cứu đã giải trình tự gen. Ảnh: Caterina Cambuli
Giáo sư Williams cho biết, những tiến bộ trong công nghệ gen đã tạo ra một cuộc cách mạng trong chăn nuôi bò sữa và bây giờ cũng các công cụ phân tử này sẽ có cho việc nuôi trâu nước. Dự án này là một ví dụ tuyệt vời về chiều sâu và chuyên môn của Đại học Adelaide trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đổi mới thực phẩm.
Giáo sư Williams cho biết: “Việc công bố bộ gen trâu nước mang lại một điểm tham khảo thiết yếu cho các nghiên cứu về di truyền học phân tử của trâu. Nó sẽ giúp các nhà lai tạo tăng cường các đặc tính thương mại mong muốn ở trâu nước, và giúp các nhà nghiên cứu và các nhà bảo tồn bảo tồn sự đa dạng của quần thể trâu”.
Bộ gen của trâu được công bố trên tạp chí GigaScience.
Tiến sĩ Daniela Iamartino, Giám đốc Kỹ thuật Nghiên cứu và Phát triển tại AIA-LGS (Hiệp hội các nhà chăn nuôi Ý – Phòng thí nghiệm Di truyền và Dịch vụ) ở Ý, cho biết: “Còn có thể so sánh bộ gen của trâu vớr các loài khác để hiểu những khác biệt trong sinh học của trâu và khả năng thích nghi của chúng với nhiều môi trường khác nhau”.
Liên minh nghiên cứu do Giáo sư Williams đứng đầu cũng công bố chi tiết về một công cụ phân tử cụ thể (gọi là chip SNP ở Trâu) trong tạp chí PLOS ONE. Chip SNP này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu và các nhà lai tạo giống áp thông tin bộ gen vào thực tiễn. Các gen có liên quan đến các đặc điểm quan trọng liên quan đến sản xuất và bệnh tật có thể được định vị và sử dụng để ước lượng giá trị nhân giống của từng bò đực và bò cái.
Biên dịch: Thanh Vân (theo ScienceDaily)
Nguồn tin: Sở KHCN Đồng Nai
- gen của trâu li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất