[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Quy trình Công nhận các tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt khác (GAP khác) cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (lĩnh vực chăn nuôi).
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ phận “một cửa” thuộc Văn phòng Cục Chăn nuôi.
+ Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra:
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì ghi Phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả; vào sổ hồ sơ; sau đó chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn giải quyết.
+ Bước 3: Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo Cục ký hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
+ Bước 4: Chuyển kết quả về Bộ phận “một cửa” để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đúng hẹn.
– Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
Giấy đăng ký công nhận GAP khác theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014.
Giấy ủy quyền đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014.
Bản sao chứng thực văn bản ban hành GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực.
Bản sao chứng thực phiên bản mới nhất của GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực.
Bản sao chứng thực quy định về chứng nhận GAP khác hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu; trường hợp bản chính bằng tiếng nước ngoài thì nộp bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực;
Danh sách các tổ chức chứng nhận GAP khác đang hoạt động tại Việt Nam gồm tên gọi, địa chỉ, điện thoại, fax, email kèm theo bản sao Giấy ủy quyền hoặc công nhận được hoạt động chứng nhận tại Việt Nam.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết:
+ Cục Chăn nuôi tiếp nhận hồ sơ, xem xét và hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện).
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng đánh giá và tiến hành đánh giá.
+ Trường hợp Hội đồng đánh giá kết luận chưa đủ điều kiện công nhận: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi có Biên bản họp của Hội đồng đánh giá, Cục chuyên ngành xem xét, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp Hội đồng đánh giá kết luận đủ điều kiện công nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cục Chăn nuôi gửi hồ sơ đề nghị công nhận GAP khác tới Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có văn bản thẩm tra gửi Cục Chăn nuôi.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản thẩm tra của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục Chăn nuôi trình Bộ trưởng xem xét, công nhận GAP khác. Trường hợp không công nhận, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định công nhận, Cục Chăn nuôi thông báo công khai trên Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Website của Cục và thông báo tới các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Tổ chức.
+ Cá nhân.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền ủy quyền phân cấp thực hiện: Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cục Chăn nuôi.
+ Cơ quan phối hợp: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận GAP khác hoặc văn bản không chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận GAP khác hoặc văn bản không chấp thuận: Không.
– Lệ phí (nếu có): Không.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Giấy đăng ký công nhận GAP khác theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
GAP khác được công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Do tổ chức trong nước, tổ chức quốc tế, quốc gia, khu vực hoặc vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam ban hành (sau đây viết tắt là Tổ chức ban hành GAP khác).
+ Có các tiêu chí theo quy định tại Phụ lục I đối với lĩnh vực thủy sản, Phụ lục II đối với lĩnh vực lâm nghiệp và trồng trọt, Phụ lục III đối với lĩnh vực chăn nuôi.
+ Có quy định về chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo GAP khác đó.
(Điều 5 Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản).
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Tệp đính kèm:
Nguồn: Cục Chăn nuôi
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Cục Hóa chất báo cáo việc quản lý, cấp giấy phép xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất formic acid
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong tình hình mới
- Bộ NN&PTNT phản hồi về cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất Acid formic
- Từ ngày 16/5/2024, Cục Chăn nuôi kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc từ động, thực vật
- Nhập khẩu lúa mì tháng 1/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước
- Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024
- Danh mục giống vật nuôi cần thiết nhập khẩu
- Danh mục hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam.
- Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất