[ Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Quy trình Công nhận lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
Hiện nay thủ tục hành chính Công nhận lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
– Thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để đơn vị đăng ký thực hiện bổ sung, hoàn thiện.
– Nếu hồ sơ hoàn chỉnh và sản phẩm đạt các yêu cầu chất lượng, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý.
+ Bước 3: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục.
– Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất), bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
– Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính hoặc Văn bản không chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính hoặc Văn bản không chấp thuận: Không.
– Lệ phí (nếu có): 120.000đ/01 lần/01 kí hiệu/01 sản phẩm (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi).
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
c) Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi:
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá (tổ chức, cá nhân tự tiến hành việc khảo nghiệm và đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành);
Đối với thức ăn chăn nuôi mới: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá.
(Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Phụ lục 1 Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 37/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chăn nuôi.
Tệp đính kèm:
Nguồn: Cục Chăn nuôi
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Cục Hóa chất báo cáo việc quản lý, cấp giấy phép xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa tiền chất formic acid
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong tình hình mới
- Bộ NN&PTNT phản hồi về cấp phép thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứa tiền chất Acid formic
- Từ ngày 16/5/2024, Cục Chăn nuôi kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc từ động, thực vật
- Nhập khẩu lúa mì tháng 1/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước
- Triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2024
- Danh mục giống vật nuôi cần thiết nhập khẩu
- Danh mục hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam.
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất