TÓM TẮT
Dữ liệu được thu thập từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2020 tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương trên đàn gà Ai Cập. Nguyên liệu ban đầu được chọn lọc định hướng thành 2 dòng: dòng trống AC1 nâng cao năng suất trứng và dòng mái AC2 nâng cao khối lượng trứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng mô hình động vật trong VCE6 để đánh giá các đặc điểm di truyền của các tính trạng sản xuất trên hai dòng gà.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Kết quả cho biết hệ số di truyền về NST từ 20 đến 38 tuần tuổi của AC1 là 0,23-0,27 và có xu hướng giảm dần qua 3 thế hệ; hệ số di truyền về khối lượng trứng 38 tuần tuổi gà AC2 là 0,28-0,35. Tương quan di truyền và kiểu hình giữa 2 tính trạng KL gà 9 tuần tuổi và NST 38 tuần tuổi của dòng gà AC1 là nghịch, khá chặt chẽ và có ý nghĩa (từ -0,35 đến -0,37 và từ -0,44 đến -0,60).
Tương tự tương quan di truyền và kiểu hình giữa 2 tính trạng NST 20-38 tuần tuổi và KL trứng 38 tuần tuổi của dòng gà AC2 là nghịch và có ý nghĩa (từ -0,26 đến -0,29 và từ -0,26 đến -0,41). Các thông số này là cơ sở khoa học để sử dụng chọn lọc nâng cao NST và KLT của hai dòng gà hướng trứng này.
Từ khóa: Dòng gà AC1 và AC2, hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền và kiểu hình.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà Ai Cập được nuôi tại Việt Nam từ năm 1997. Phùng Đức Tiến và ctv (2004) cho biết gà Ai Cập có tỷ lệ nuôi sống cao, sức sống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam; năng suất trứng/mái/65 tuần tuổi là 176,67 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,0kg. Đặc biệt, trứng gà Ai Cập có chất lượng cao, tỷ lệ lòng đỏ là 32% được nhiều người ưa chuộng.
Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn công nhận gà Ai Cập là giống thuần theo Quyết định số 953/ QĐ-BNN ngày 16 tháng 4 năm 2004.
Hơn 20 năm nuôi giữ và phát triển, gà Ai Cập được sử dụng làm nguồn nguyên liệu của nhiều công trình nghiên cứu lai tạo ra các dòng, giống gà hướng trứng phát triển mạnh ở ViệtNam. Tuy nhiên, đến nay gà Ai Cập chỉ có một dòng nên việc chọn lọc nhân giống giữ dòng gặp khó khăn và không tạo được ưu thế lai trong sản xuất, chưa xây dựng được hệ thống nhân giống theo dòng nên chưa phát huy được hết tiềm năng của giống, đặc biệt là nguy cơ cận huyết, thoái hóa giống là rất cao. Vì thế, cần định hướng chọn lọc để tạo các dòng trống và mái nhằm phát huy được ưu thế lai, đồng thời công tác quản lý nhân giống và phát triển ra sản xuất được tốt hơn là cần thiết.
Với lý do đó, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã tiến hành thực hiện đề tài “Chọn lọc để tạo 2 dòng gà Ai cập qua 3 thế hệ“ nhằm chọn tạo được 2 dòng gà hướng trứngtừ giống gà Ai Cập trong đó dòng trống AC1 có năng suất trứng (NST)/mái/38 tuần tuổi từ 79,6 quả lên ≥82 quả; dòng mái AC2 có khối lượng trứng (KLT) lúc 38 tuần tuổi từ 44 g/quảlên ≥45 g/quả. Năng suất trứng/mái/38 tuần tuổi ≥75 quả. Để hiểu rõ bản chất di truyền, đặc biệt phục vụ cho chọn lọc nâng cao NST và KLT, tiến hành nghiên cứu xác định: (1) Hệ số di truyền về NST từ 20 đến 38 tuần tuổi, hệ số tương quan di truyền và hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể (KL) gà 9 tuần tuổi với NST 20-38 tuần của dòng trống AC1 qua ba thế hệ; (2) Hệ số di truyền về NST 38 tuần tuổi; hệ số tương quan di truyền và kiểu hình giữa KLT 38 tuần tuổi với NST 20-38 tuần tuổi của dòng gà AC2 qua 3 thế hệ.
KẾT LUẬN
Hệ số di truyền về NST 20-38 tuần tuổi của dòng gà AC1 và KLT 38 tuần tuổi của dòng gà AC2 qua 3 thế hệ chọn lọc từ TH1 đến TH3 đã tương đối ổn định, chứng tỏ phương pháp chọn lọc sử dụng trong nghiên cứu này là thích hợp và hiệu quả chọn lọc đã thu được là tương đối tốt.
Hệ số tương quan di truyền giữa KL gà 9 tuần tuổi với NST 20-38 tuần tuổi qua các TH của dòng gà AC1 và giữa NST 20-38 tuần tuổi với KLT 38 tuần tuổi của dòng gà AC2 khá chặt chẽ và mang các giá trị âm, chứng tỏ giữa chúng có mối tương quan nghịch.
Hệ số tương quan kiểu hình giữa KL cơ thể 9 tuần tuổi và NST 20-38 tuần tuổi qua các TH của dòng gà AC1 và giữa NST 20-38 tuần tuổi với KLT 38 tuần tuổi của dòng gà AC2 đều mang các giá trị âm và chặt chẽ tương tự như hệ số tương quan di truyền.
Nguyễn Quý Khiêm1*, Trần Ngọc Tiến1, Phạm Thị Thùy Linh1, Phạm Văn Tiềm2
và Nguyễn Thị Tình1
2 Bộ Khoa học và Công nghệ
* Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Quý Khiêm – GĐ Trung tâm
nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi;
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 12.2020
- gà ai cập li> ul>
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất