Từ một trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa làm vừa tích lũy, tái đầu tư, đến nay, trang trại chăn nuôi gà của hộ gia đình anh Đặng Đình Tiên, xã Đại Yên (huyện Chương Mỹ) có quy mô lớn nhất huyện với khoảng 60.000 con. Câu chuyện làm kinh tế của chủ trang trại này có thể là kinh nghiệm hay đối với nhiều hộ đang và sẽ chọn hướng làm giàu từ chăn nuôi gà.
Thu hoạch trứng tại trại gà của anh Đặng Đình Tiên.
Nằm giữa cánh đồng lúa, tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, trang trại gà của Công ty cổ phần Tiên Viên do anh Đặng Đình Tiên làm chủ được rất nhiều hộ chăn nuôi và cán bộ trong, ngoài huyện, thành phố đến tham quan, học tập. Anh Tiên cho biết: Năm 2002, khi xã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình anh đã mạnh dạn nhận thầu gần 4ha ruộng trũng, sản xuất lúa hiệu quả thấp để đào ao thả cá và xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà.
Bắt tay vào làm trang trại, phải xoay sở, vay mượn khắp nơi để xây dựng chuồng trại, mua sắm trang thiết bị, rồi mày mò, học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ coi trọng phòng dịch nên hơn chục năm qua, chưa bao giờ trang trại bị dịch. Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Tiên hiện có quy mô lớn nhất huyện với 60.000 con gà thịt và gà đẻ. Bình quân mỗi ngày, trang trại xuất ra thị trường 20.000 trứng gà; mỗi năm xuất khoảng 30 tấn thịt gà thương phẩm và 20 tấn cá.
Có được thành quả này, trước hết phải kể đến tư duy nhạy bén trong làm kinh tế, dám nghĩ dám làm của chủ mô hình. Anh Tiên chia sẻ, người tiêu dùng ngày càng khó tính, sản xuất nông nghiệp lại chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh, thị trường. Do vậy, phải đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghệ cao mới đáp ứng yêu cầu năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hiện trang trại đã đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn để chủ động nguồn thức ăn cho gà; mua sắm 6 máy ấp trứng, công suất 90.000 trứng/chu kỳ; 6 máy phát điện và nhiều thiết bị chuyên dụng với tổng trị giá gần 8 tỷ đồng.
Đồng thời, xây dựng quy trình chăn nuôi theo công nghệ sạch áp dụng khoa học kỹ thuật, các chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, sạch. Gà được nuôi theo quy trình chuẩn, cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ nên không bị bệnh và gần như không bao giờ phải sử dụng biện pháp chữa trị bằng kháng sinh. Còn trứng gà cũng được sát khuẩn sạch trước khi xuất ra thị trường.
Năm 2011, thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, thành phố đã hỗ trợ trang trại Tiên Viên xây dựng chuỗi chăn nuôi – tiêu thụ trứng gà sạch Tiên Viên, liên kết các hộ chăn nuôi và lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Tiên Viên. Riêng với gà thịt, trang trại đang tiếp tục xây dựng chuỗi “Gà ri Tiên Viên”. Hiện trang trại đã làm tốt khâu sản xuất từ con giống đến chăn nuôi và đang tiếp tục hoàn thiện khâu giết mổ.
Công ty đang chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng khu giết mổ tập trung, khép kín từ quy trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm. “Lo ngại nhất đối với người chăn nuôi hiện nay đó là đối mặt với các sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu. Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự canh tranh rất lớn đối với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Do đó, chúng tôi phải đầu tư và mong được giúp sức để hoàn thiện quy trình sản xuất, chiếm lĩnh được thị trường” – anh Tiên cho biết.
Minh Phú
(Theo Hà Nội Mới)
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất