Từ một trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa làm vừa tích lũy, tái đầu tư, đến nay, trang trại chăn nuôi gà của hộ gia đình anh Đặng Đình Tiên, xã Đại Yên (huyện Chương Mỹ) có quy mô lớn nhất huyện với khoảng 60.000 con. Câu chuyện làm kinh tế của chủ trang trại này có thể là kinh nghiệm hay đối với nhiều hộ đang và sẽ chọn hướng làm giàu từ chăn nuôi gà.
Thu hoạch trứng tại trại gà của anh Đặng Đình Tiên.
Nằm giữa cánh đồng lúa, tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, trang trại gà của Công ty cổ phần Tiên Viên do anh Đặng Đình Tiên làm chủ được rất nhiều hộ chăn nuôi và cán bộ trong, ngoài huyện, thành phố đến tham quan, học tập. Anh Tiên cho biết: Năm 2002, khi xã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình anh đã mạnh dạn nhận thầu gần 4ha ruộng trũng, sản xuất lúa hiệu quả thấp để đào ao thả cá và xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà.
Bắt tay vào làm trang trại, phải xoay sở, vay mượn khắp nơi để xây dựng chuồng trại, mua sắm trang thiết bị, rồi mày mò, học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi. Nhờ coi trọng phòng dịch nên hơn chục năm qua, chưa bao giờ trang trại bị dịch. Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Tiên hiện có quy mô lớn nhất huyện với 60.000 con gà thịt và gà đẻ. Bình quân mỗi ngày, trang trại xuất ra thị trường 20.000 trứng gà; mỗi năm xuất khoảng 30 tấn thịt gà thương phẩm và 20 tấn cá.
Có được thành quả này, trước hết phải kể đến tư duy nhạy bén trong làm kinh tế, dám nghĩ dám làm của chủ mô hình. Anh Tiên chia sẻ, người tiêu dùng ngày càng khó tính, sản xuất nông nghiệp lại chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh, thị trường. Do vậy, phải đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghệ cao mới đáp ứng yêu cầu năng suất, chất lượng và hiệu quả. Hiện trang trại đã đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn để chủ động nguồn thức ăn cho gà; mua sắm 6 máy ấp trứng, công suất 90.000 trứng/chu kỳ; 6 máy phát điện và nhiều thiết bị chuyên dụng với tổng trị giá gần 8 tỷ đồng.
Đồng thời, xây dựng quy trình chăn nuôi theo công nghệ sạch áp dụng khoa học kỹ thuật, các chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, sạch. Gà được nuôi theo quy trình chuẩn, cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, được tiêm phòng vắc xin đầy đủ nên không bị bệnh và gần như không bao giờ phải sử dụng biện pháp chữa trị bằng kháng sinh. Còn trứng gà cũng được sát khuẩn sạch trước khi xuất ra thị trường.
Năm 2011, thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, thành phố đã hỗ trợ trang trại Tiên Viên xây dựng chuỗi chăn nuôi – tiêu thụ trứng gà sạch Tiên Viên, liên kết các hộ chăn nuôi và lập hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Tiên Viên. Riêng với gà thịt, trang trại đang tiếp tục xây dựng chuỗi “Gà ri Tiên Viên”. Hiện trang trại đã làm tốt khâu sản xuất từ con giống đến chăn nuôi và đang tiếp tục hoàn thiện khâu giết mổ.
Công ty đang chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng khu giết mổ tập trung, khép kín từ quy trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm. “Lo ngại nhất đối với người chăn nuôi hiện nay đó là đối mặt với các sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu. Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự canh tranh rất lớn đối với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Do đó, chúng tôi phải đầu tư và mong được giúp sức để hoàn thiện quy trình sản xuất, chiếm lĩnh được thị trường” – anh Tiên cho biết.
Minh Phú
(Theo Hà Nội Mới)
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Anh Nguyễn Khắc Huân (Hà Tĩnh): Mở đường nâng tầm sản phẩm nhung hươu
- Trở thành tỷ phú từ chăn nuôi heo
- Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi chim cu gáy Pháp
- Nuôi gà đẻ trứng bằng thảo dược: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
- Nông dân Phạm Xuân Tâm – Tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi
- Người tâm huyết với thương hiệu gà Cùa
- Anh Tiềm thu tiền tỷ từ nuôi lợn
- Tiến sĩ Thú y Lê Văn Dương: Góp sức phát triển chăn nuôi
- Nghệ An: Người đầu tiên đưa giống dê lai Boer về nuôi
- Nuôi loài chim kiêu sa lộng lẫy, có tên trong Sách Đỏ
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Chăn nuôi đặc sản bản địa
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Anh Nguyễn Khắc Huân (Hà Tĩnh): Mở đường nâng tầm sản phẩm nhung hươu
- Trở thành tỷ phú từ chăn nuôi heo
- Khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi chim cu gáy Pháp
- Nuôi gà đẻ trứng bằng thảo dược: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
- Nông dân Phạm Xuân Tâm – Tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi
- Người tâm huyết với thương hiệu gà Cùa
- Anh Tiềm thu tiền tỷ từ nuôi lợn
- Tiến sĩ Thú y Lê Văn Dương: Góp sức phát triển chăn nuôi
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Nông dân mang mật ong lên Tiktok
- Long An: Thu nhập ổn định từ nuôi dê
- Hà Giang: Làm giàu từ nuôi gà trống thiến
- Nuôi vịt Cherry trên sàn nhựa
- Mô hình chăn nuôi heo ky bền vững
- Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà đẻ trứng
- Hợp tác nuôi dê, tăng thu nhập
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất