Đánh giá ảnh hưởng của protein tôm thủy phân VNF đến tăng trưởng heo thịt giai đoạn vỗ béo từ 80kg đến xuất chuồng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Đánh giá ảnh hưởng của protein tôm thủy phân VNF đến tăng trưởng heo thịt giai đoạn vỗ béo từ 80kg đến xuất chuồng

    TÓM TẮT

     

    Protein tôm thủy phân chứa nhiều các amino acid và di/tri-peptide giúp vật nuôi hấp thu trực tiếp, ít tốn năng lượng cho sự tiêu hóa, đồng thời có tác dụng kích thích sự thèm ăn và đem lại cảm giác ngon miệng. Thí nghiệm được tiến hành trên heo thịt giai đoạn vỗ béo từ 80kg đến khi xuất chuồng. Sau 13 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy bổ sung 1 – 2% protein tôm thủy phân vào thức ăn hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự trộn giúp cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo thịt vỗ béo, đàn heo có sức khỏe tốt, tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt đạt chuẩn tốt. Từ đó, giúp lợi nhuận của người chăn nuôi trên mỗi con heo tăng lên 120,9% khi bổ sung 1% protein tôm thủy phân hoặc tăng lên 218,9% khi bổ sung 2% protein tôm thủy phân.

     

    ĐẶT VẤN ĐỀ

     

    Heo thịt giai đoạn vỗ béo là thời kì mà heo có xu hướng tích lũy mỡ vào mô cơ nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang (Tạp chí Nhà Chăn Nuôi, 2021). Để đạt được hiệu quả tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, ngoại hình heo đẹp, với tỷ lệ mỡ thấp, màu thịt đỏ không rỉ nước; khẩu phần ăn của heo cần được cung cấp đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất béo, các vitamin và khoáng chất với mức độ dinh dưỡng cân bằng; nếu thừa chất bột đường và chất béo sẽ làm tăng tích tụ mỡ, ngược lại heo sẽ gầy, thịt cơ dai, thiếu hương vị và nhạt màu (Tạp chí Nhà Chăn Nuôi, 2021).

     

    Trong thực tế chăn nuôi tại trại, nhiều người chăn nuôi còn sử dụng thức ăn cho heo con để bổ sung thêm cho heo thịt vỗ béo nhằm đảm bảo đủ dưỡng chất và có độ ngon miệng cao. Ngoài ra, trại còn tự bổ sung thêm các chất khoáng vi lượng, acid hữu cơ, men vi sinh tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Sự bổ sung thêm này đang là giải pháp hiện được sử dụng bởi các trại nuôi heo trong giai đoạn vỗ béo heo thịt, điều này làm gia tăng chi phí thức ăn và làm giảm lợi nhuận thu về của người chăn nuôi. Và nguồn cung đạm có nguồn gốc từ động vật (bột cá) với sản lượng giới hạn, giá thành và chi phí vận chuyển thay đổi ngày càng tăng cao, hoặc làm cho thịt có mùi tanh và ít được ưa chuộng (Greg Simpson, 2016); hay nguồn cung đạm có nguồn gốc thực vật gặp hạn chế vì thiếu tính dẫn dụ, ít mùi vị, một số có vị đắng và có nhiều chất xơ, có thể làm giảm tính ngon miệng, hoặc chứa một số chất kháng dưỡng gây ức chế tiêu hóa, làm giảm quá trình hấp thu dưỡng chất, dẫn đến làm giảm năng suất chăn nuôi (Anwar Hasan, 2020).

     

    Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp nguồn cung cấp protein thay thế là điều cần thiết. Protein tôm thủy phân được tách chiết từ đầu vỏ tôm và thủy phân bằng enzyme chứa đầy đủ các amino acid (18/20 loại cơ bản, trong đó có 9 loại chưa có trên thị trường) và các di/tri-peptide cần thiết kích thích sự thèm ăn và đem lại cảm giác ngon miệng, đảm bảo lượng thức ăn tiêu thụ. Đồng thời giúp cải thiện hình thái nhung mao ruột (Khosravi S., 2018; Margareth Opheim, 2015), ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường ruột (A. Leduc, 2018), từ đó tăng cường hấp thu chuyển hóa thức ăn, kích thích việc sản sinh các enzyme tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch đường ruột. Protein tôm thủy phân giúp vật nuôi hấp thụ trực tiếp vào cơ thể, tốn ít năng lượng và thời gian để phân giải, từ đó giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh một cách tự nhiên, hoặc giảm một phần bột cá mà vẫn đảm bảo năng suất vật nuôi.

     

    Việc thực hiện thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của protein tôm thủy phân đến tăng trưởng heo thịt giai đoạn vỗ béo từ 80kg đến xuất chuồng với mong muốn tìm ra giải pháp thay thế bền vững cho ngành chăn nuôi hiện nay.

     

    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     

    Vật liệu:

     

    Thử nghiệm được thực hiện trên heo thịt ở hai địa điểm khác nhau:

    Địa điểm

    Nghiệm thức

    Thời gian

    Số lượng heo

    Trọng lượng đầu vào

    (1) Thống Nhất, Đồng Nai

    NT1

    13 tuần

    110

    95,5 kg/con

    NT2

    180

    85,1 kg/con

    (2) Vĩnh Cửu, Đồng Nai

    NT1 (thử nghiệm)

    4 tuần

    34

    87,0 kg/con

    NT2 (đối chứng)

    38

     

    Sản phẩm protein tôm thủy phân sử dụng được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Việt Nam Food.

     

    Các nguyên liệu cung cấp năng lượng trong khẩu phần ăn ở hai địa điểm thử nghiệm:

    Địa điểm

    (1) Thống Nhất, Đồng Nai

    (2) Vĩnh Cửu, Đồng Nai

    Dạng thức ăn

    Thức ăn hoàn chỉnh

    Thức ăn tự trộn

    Nguyên liệu

    Thành phần dinh dưỡng

    Protein thô

    Ca tổng

    P tổng

    Lysine tổng

    Methionine + Cystine

    Năng lượng trao đổi

    18,0%

    0,40 – 1,60%

    0,30 – 1,00%

    1,00%

    0,45%

    3150 Kcal/kg

    16,0%

    1,0%

    0,6%

    0,8%

    0,4%

    3050 Kcal/kg

     

    Phương pháp:

     

    Địa điểm 1: Thử nghiệm đợt 1 được bố trí với 2% protein tôm thủy phân bổ sung vào thức ăn viên hoàn chỉnh, sau khi hoàn thành đợt 1, trại tiếp tục thử nghiệm đợt 2 với trọng lượng heo đầu vào nhỏ hơn và bổ sung protein tôm thủy phân với liều lượng được tăng từ 1 đến 3% và duy trì cho đến khi kết thúc thử nghiệm, trong đó giai đoạn 1 – 2 tuần trước xuất bán tăng liều đến 3%.

     

    Địa điểm 2: Thử nghiệm được bố trí với 1% protein tôm thủy phân bổ sung vào thức ăn tự trộn theo công thức riêng của trại, đồng thời giảm tỷ lệ sử dụng bột cá từ 3% xuống còn 1,5% và duy trì cho đến khi kết thúc thử nghiệm.

     

    Dữ liệu về tăng trọng và sức khỏe của đàn heo được ghi nhận để đánh giá.

     

    KẾT QUẢ

     

    Địa điểm 1:

     

    Thử nghiệm đợt 1:

     

    Sau 36 ngày vỗ béo, trọng lượng trung bình đàn heo thử nghiệm đạt 126,6 kg/con tăng 31,12 kg/con và cao hơn chuẩn trọng lượng thị trường khoảng 10% (~115 kg/con), trong đó hiệu quả tăng trọng trung bình/ngày đạt 864 g/con tiệm cận với mức tăng trọng cao của thị trường từ 700 – 900 g/con/ngày. Tỷ lệ heo đạt trọng lượng 113 – 139 kg/con chiếm 68% số lượng trong đàn. Tỷ lệ móc hàm đạt 78 – 82% so với tỷ lệ trung bình trên thị trường từ 75 – 77%.

    Hình 1. Trọng lượng heo xuất bán thử nghiệm đợt 1 – địa điểm 1

     

    Thử nghiệm đợt 2:

     

    Sau 47 ngày vỗ béo, trọng lượng trung bình đàn heo thử nghiệm đạt 127,3 kg/con tăng 42,16 kg/con và cao hơn chuẩn trọng lượng thị trường khoảng 10% (~115 kg/con), trong đó hiệu quả tăng trọng trung bình /ngày đạt 897 g/con tiệm cận với mức tăng trọng cao của thị trường từ 700 – 900 g/con/ngày. Tỷ lệ heo đạt trọng lượng 117 – 138 kg/con chiếm 68% số lượng trong đàn. Tỷ lệ móc hàm đạt 78 – 82% so với tỷ lệ trung bình trên thị trường từ 75 – 77%.

    Hình 2. Trọng lượng heo xuất bán thử nghiệm đợt 2 – địa điểm 1

     

    Địa điểm 2:

     

    Sau 4 tuần vỗ béo, trọng lượng trung bình đàn heo thử nghiệm đạt 113,3 kg/con tăng 26,39 kg/con. Tỷ lệ móc hàm đạt 79,2% so với tỷ lệ trung bình trên thị trường từ 75 – 77%, trong đó hiệu quả tăng trọng ngày (ADG) đạt 907 g/con cao hơn tiêu chuẩn của thị trường từ 700 – 900 g/con/ngày. Độ dày mỡ lưng và mỡ hông đạt 1,1 cm phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường (1,1 – 1,2 cm). Ngoài ra, chất lượng thịt được phân tích với độ pH 5,5, độ sáng thịt (L*) đạt 55,1, độ rỉ dịch khi bảo quản là 2,8% được phân loại thuộc nhóm thịt bình thường phù hợp sử dụng cho thịt tươi và các sản phẩm chế biến khác.

     

    Một điểm đáng lưu ý là thí nghiệm ở trại này được cho ăn dạng lỏng, nghĩa là thức ăn tự trộn tại trại ở dạng bột, được hoà vào trong nước, kết hợp thêm với protein tôm thuỷ phân, bơm vào máng cho heo ăn. Kết quả cho thấy heo tiêu hoá tốt, tăng trưởng nhanh, năng suất chăn nuôi cao.

    Hình 3. Heo thử nghiệm ở địa điểm 2

     

    HIỆU QUẢ KINH TẾ:

     

    Địa điểm 1:

     

    Thử nghiệm đợt 1:


    Hình 4: Hiệu quả kinh tế thử nghiệm đợt 1 – địa điểm 1

     

    Sau 36 ngày vỗ béo, bổ sung protein tôm thủy phân giúp giảm FCR 8,4%, tiết kiệm được 4,1% chi phí/kg thể trọng tăng thêm, nhờ vậy lợi nhuận trên mỗi đơn vị heo tăng 120,9%  và làm tăng lợi nhuận trên mỗi tấn thức ăn lên đến 141,2%. Bổ sung 1 đồng protein tôm thủy phân tạo ra 11 đồng lợi nhuận.

     

    Thử nghiệm đợt 2:

    Hình 5: Hiệu quả kinh tế thử nghiệm đợt 2 – địa điểm 1

     

    Sau 47 ngày vỗ béo, bổ sung protein tôm thủy phân giúp giảm FCR 11,1%, tiết kiệm được 6,7% chi phí/kg thể trọng tăng thêm, nhờ vậy lợi nhuận trên mỗi đơn vị heo tăng 218,9% và làm tăng lợi nhuận trên mỗi tấn thức ăn lên đến 258,7%. Bổ sung 1 đồng protein tôm thủy phân tạo ra 9.4 đồng lợi nhuận.

     

    Địa điểm 2:

    Hình 6: Hiệu quả kinh tế địa điểm 2

     

    Sau 4 tuần vỗ béo, bổ sung protein tôm thủy phân giúp giảm 45,000 nghìn đồng chi phí trên mỗi kg thể trọng, nhờ vậy lợi nhuận trên mỗi con heo đạt mức 362,000 nghìn đồng. Bổ sung 1 đồng protein tôm thủy phân tạo ra 15 đồng lợi nhuận.

     

    KẾT LUẬN

     

    Bổ sung 1 – 2% protein tôm thủy phân vào thức ăn hoàn chỉnh hoặc thức ăn tự trộn và giảm tỷ lệ bột cá giúp cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo thịt vỗ béo, đàn heo có sức khỏe tốt, ăn nhiều, da mỏng, cơ thịt nở, … đồng thời cho các thông số chất lượng thịt với độ pH 5,5 , độ sáng thịt L* 55,1,  độ rỉ dịch bảo quản 2,8%, độ dày mỡ đáp ứng tiêu chuẩn thị trường (độ pH 5,2 – 6,4, độ sáng thịt L* 38,0 – 55,0, độ rỉ dịch bảo quản 3,0 – 6,0%). Từ đó, giúp lợi nhuận của người chăn nuôi trên mỗi con heo tăng lên 120,9% khi bổ sung 1% protein tôm thủy phân hoặc tăng lên 218,9% khi bổ sung 2% protein tôm thủy phân.

     

    Protein tôm thủy phân tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nội địa trong nước, không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, tiết kiệm thời gian tồn trữ và vận chuyển nên vật nuôi luôn được tiếp cận với nguồn nguyên liệu dồi dào tươi mới, giúp heo có sức khoẻ tốt, tăng trưởng nhanh, năng suất chăn nuôi cao, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, nhất là trong thời điểm giá thức ăn đang ở mức cao như hiện nay.

     

    Nguyễn Thị Giang Anh(1), Nguyễn Đức Tuấn(1), Lê Tuấn Hưng(2),

    Hoàng Văn Cần(3), Trần Long Định (1), Ngô Hồng Phượng(4)*

     

    • Công ty CP Việt Nam Food
    • Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
    • Sông Nhạn, Thống Nhất, Đồng Nai
    • Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

    (*) Corresponding author

     

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Anwar Hasan (2020), The Current State of Plant-Based Proteins in Aquaculture Feed, The Current State of Plant-Based Proteins in Aquaculture Feed | biomin.net

    Greg Simspson (2016), So sánh một số nguyên liệu cung đạm thay thế trong thức ăn cho heo, https://www.ecovet.com.vn/so-sanh-mot-so-nguyen-lieu-cung-dam-thay-the-trong-thuc-an-cho-heo-tech-1348.aspx

    Khosravi, Sanaz, et al. “Supplementation of protein hydrolysates to a low‐fishmeal diet improves growth and health status of juvenile olive flounder, Paralichthys olivaceus.” Journal of the World Aquaculture Society 49.5 (2018): 897-911.

    Leduc, Alexandre, et al. “Dietary aquaculture by-product hydrolysates: impact on the transcriptomic response of the intestinal mucosa of European seabass (Dicentrarchus labrax) fed low fish meal diets.” BMC genomics 19.1 (2018): 1-20.

    Opheim, Margareth, et al. “Atlantic salmon (Salmo salar) protein hydrolysate in diets for weaning piglets─ effect on growth performance, intestinal morphometry and microbiota composition.” Archives of animal nutrition 70.1 (2016): 44-56.

    Tạp chí Nhà Chăn Nuôi (2021), Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt, https://nhachannuoi.vn/quy-trinh-nuoi-duong-va-cham-soc-heo-thit/

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.