[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ở góc độ bệnh lý và dịch tễ, có thể chia khái niệm “an toàn” đối với bệnh do vi sinh vật gây ra thành 2 dạng: “an toàn tương đối” và “an toàn tuyệt đối”.“An toàn tương đối” có thể hiểu là trại đã nhiễm tác nhân gây bệnh nhưng chưa đủ điều kiện để xảy ra bệnh ở thể lâm sàng.“An toàn tuyệt đối” là trại hoàn toàn không nhiễm tác nhân gây bệnh và bệnh sẽ không xảy ra nếu không có sự lây truyền từ bên ngoài. Tuy nhiên, cần lưu ý là 2 tình trạng “an toàn tương đối” và “an toàn tuyệt đối” này có thể chuyển đổi tuỳ theo việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch.
Đối với PCV2, trên thực tế, chưa có trại nào loại trừ được hoàn toàn PCV2 một khi trại đã nhiễm PCV2, mà chỉ có thể kiểm soát bệnh do PCV2 ở trạng thái “an toàn tương đối”. Mức độ “an toàn” của trại về cơ bản được thể hiện qua 2 khía cạnh: (1) tình trạng miễn dịch và (2) tình trạng nhiễm PCV2 của đàn heo.
1. Đánh giá tình trạng miễn dịch của đàn heo
Tình trạng miễn dịch của đàn heo chủ yếu được đánh giá dựa trên miễn dịch dịch thể, xác định mức độ dương tính, sự chuyển đổi mức kháng thể đặc hiệu đối với PCV2 ở các nhóm heo, cũng như sự đồng đều của mức kháng thể theo độ tuổi của heo. Việc đánh giá tình trạng miễn dịch của đàn sẽ giúp xác định thời điểm phù hợp cho việc tiêm phòng, lứa tuổi heo dễ cảm nhiễm với PCV2 trên đàn heo, cũng như nguy cơ xảy ra vấn đề liên quan PCV2. Phương pháp ELISA được sử dụng phổ biến để xét nghiệm kháng thể đặc hiệu với PCV2.
1.1 Diễn tiến mức kháng thể
Mức kháng thể heo con nhận được từ nái thay đổi tuỳ theo miễn dịch của mẹ cũng như việc bú sữa đầu của heo sơ sinh và rất khác nhau giữa heo trong cùng bầy, cùng trại và giữa các trại. Thời gian bảo hộ heo con chống lại bệnh do PCV2 tuỳ thuộc vào lượng kháng thể heo sơ sinh nhận được từ mẹ và tình trạng nhiễm PCV2 tự nhiên. Thông thường, mức kháng thể đặc hiệu với PCV2 ở heo con giảm dần đến mức thấp vào khoảng 3 – 4 tuần tuổi ở heo con được sinh từ nái không được tiêm vắc-xin PCV2 và vào khoảng 7 – 10 tuần tuổi ở nái được tiêm vắc-xin PCV2. Nghiên cứu của Chao-Nan Lin et al., 2020 ghi nhận, kháng thể đặc hiệu với PCV2 giảm đến mức thấp nhất vào các thời điểm khoảng 8 tuần ở heo con được sinh ra từ nái không được tiêm vắc-xin PCV2 và 15 tuần ở nái được tiêm vắc-xin 2 tuần trước khi sinh.
Tại trại heo, nếu có sự lưu hành PCV2 tự nhiên sẽ xảy ra hiện tượng chuyển đổi mức kháng thể, từ mức rất thấp sẽ tăng vọt lên rất cao. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo đàn heo đã nhiễm PCV2, gia tăng hoạt động và là thời điểm nguy cơ bệnh liên quan PCV2 trên đàn heo (Hình 1). Nếu điều này xảy ra nghĩa là trại đang ở tình trạng không an toàn hoặc “an toàn tương đối” với PCV2. Tuy nhiên để đánh giá mức độ nguy cơ (thấp hay cao) của bệnh do PCV2 cần xem xét mức kháng thể và sự đồng đều miễn dịch, cũng như xác định lượng PCV2 trong máu đàn heo có sự chuyển đổi mức kháng thể. Thời điểm thích hợp để lựa chọn tiêm vắc-xin cho heo sau cai sữa thông thường khoảng 2 tuần trước khi mức kháng thể giảm đến mức thấp nhất.
Khi đánh giá miễn dịch dịch thể bảo hộ đối với một bệnh truyền nhiễm, chúng ta cần đánh giá không chỉ mức kháng thể, mà còn sự đồng đều của mức kháng thể ở quy mô đàn. Đàn heo có miễn dịch bảo hộ tốt đối với PCV2 phải vừa có hiệu giá kháng thể cao, vừa không có sự chênh lệch lớn của mức kháng thể giữa các cá thể trong đàn.
Mức kháng thể mong đợi có được sự bảo hộ tốt đối với PCV2 phải cao hơn 1/512 đối với kháng thể trung hoà, tương ứng mức kháng thể IPMA 12log2 (Fort M. et al., 2007), hay S/P lớn hơn 1.2 theo ELISA (E. Pileri et al., 2014). Tuy nhiên, để có được bảo hộ ở quy mô đàn, đàn heo phải đạt được sự đồng đều kháng thể ở mức cao, được đánh giá qua chỉ số CV%. Chỉ số CV% càng nhỏ, miễn dịch ở đàn heo càng đồng đều, càng ít có nguy cơ xảy ra dịch bệnh liên quan đến PCV2 và ngược lại. Chỉ số CV% mong đợi khi tiêm vắc-xin cho đàn heo phải nhỏ hơn 30%.Ví dụ minh hoạ về chỉ số CV% được trình bày trong nghiên cứu của Chao-Nan Lin et al., 2020, đánh giá sự đồng đều miễn dịch ở heo con sinh ra từ 3 nhóm nái: không tiêm vắc-xin PCV2, tiêm vắc-xin PCV2 đồng loạt và tiêm vắc-xin PCV2 lúc 2 – 4 tuần trước khi sinh. Kết quả ghi nhận CV% mức kháng thể ở heo con sinh ra tử nhóm nái không tiêm vắc-xin PCV2 là 48.57%, trong khi chỉ số CV% lần lượt ở 2 nhóm nái tiêm vắc-xin PCV2 đồng loạt và tiêm vắc-xin PCV2 lúc 2 – 4 tuần trước khi sinh là 15.96 và 13.77% (Hình 2). Điều này nghĩa là, việc tiêm vắc-xin PCV2 cho nái tạo được sự đồng đều miễn dịch tốt ở đàn heo con, giảm nguy cơ xảy ra bệnh liên quan PCV2 tại trại.
2. Đánh giá tình trạng lưu nhiễm của PCV2 trên đàn heo
PCV2 nhiễm phổ biến trên các đàn heo toàn thế giới và có thể được xem là một dạng vi sinh vật gây bệnh cơ hội, đó là vì PCV2 lưu nhiễm dai dẳng trong cơ thể heo nhiễm với lượng virus máu thấp và không gây bệnh nếu các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh không xảy ra.
Đánh giá tình trạng lưu nhiễm PCV2 trên đàn heo chính là đánh giá sự “an toàn” của trại đối với PCV2, thể hiện qua 3 tiêu chí cơ bản: đàn heo dương tính hay âm tính với PCV2, tỷ lệ heo dương tính với PCV2 và lượng virus máu. Việc định lượng PCV2 trong máu thường được thực hiện theo phương pháp PCR xác định số bản sao ADN của PCV2 trong 1 ml máu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp PCR định lượng tuy có độ nhạy khá cao, nhưng vẫn có ngưỡng giới hạn phát hiện, nghĩa là các kết quả PCR định lượng âm tính không đồng nghĩa là heo không nhiễm PCV2.
2.1 Tình trạng lưu nhiễm PCV2
Chọn đối tượng để xét nghiệm là yếu tố quyết định cho việc đánh giá tình trạng lưu nhiễm PCV2 trên đàn heo, dựa trên nguyên tắc: Heo nhiễm PCV2 tự nhiên sẽ có PCV2 máu tăng cao khi kháng thể trong máu giảm thấp nhất. Theo nhiều nghiên cứu, PCV2 máu tăng cao ở heo từ khoảng 8 tuần tuổi trở đi (L. Fraile et al. 2012; Salvador Oliver‑Ferrando et al., 2016; Chao-Nan Lin et al., 2020). Nghiên cứu của Salvador Oliver‑Ferrando et al., 2016 trên heo không được tiêm vắc-xin PCV2 hay tiêm vắc-xin PCV2 ở 3, 6 và 10 tuần tuổi cho thấy, tỷ lệ heo dương tính với PCV2, lượng PCV2 máu cao nhất ở khoảng 10 – 18 tuần tuổi (Hình 3). Tương tự, A. Wózniak et al., 2019, cũng ghi nhận tỷ lệ heo dương tính với PCV2 cao nhất ở nhóm heo từ 9 tuần tuổi trở lên, có thể trên 90% (Hình 4). Tỷ lệ heo dương tính với PCV2, cùng với lượng PCV2 trong máu tăng dần theo độ tuổi, thể hiện sự lưu nhiễm của PCV2 trong trại, bài thải và lây truyền trong đàn heo. Nhìn chung, độ tuổi thích hợp nhất để lấy mẫu đánh giá tình trạng lưu nhiễm PCV2 trong đàn heo là khoảng 10 – 14 tuần tuổi.
2.2 Mức độ nguy cơ
Các nghiên cứu về PCV2 đều cho rằng, dựa theo lượng virus PCV2 máu, có thể chia tình trạng bệnh liên quan đến PCV2 thành 3 dạng như sau: cận lâm sàng (< 106 viurs/ ml máu), nghi ngờ (> 106 đến < 107 viurs/ ml máu) và bệnh lâm sàng do PCV2 (> 107 viurs/ ml máu) (Opriessnig et al., 2007). Tuy nhiên chưa có báo cáo nào về mối liên quan giữa tỷ lệ heo PCV2 dương tính và lượng PCV2 máu với mức độ nguy cơ bệnh do PCV2 trên đàn heo. Nghiên cứu của Juan Hernández-García et al., 2016 về lượng PCV2 trong dịch xoang miệng của heo ở 3 nhóm trại có tình trạng lâm sàng do PCV2 gồm: không có bệnh lý liên quan PCV2, nhiễm PCV2 thể phi lâm sàng và nhiễm PCV2 thể lâm sàng đã ghi nhận, lượng PCV2 trong dịch xoang miệng của heo ở nhóm trại không có bệnh lý liên quan PCV2 là thấp nhất, với khoảng 90% ở mức < 2log10, ở nhóm trại nhiễm PCV2 thể phi lâm sàng với khoảng 70% ở mức < 3log10 và cao nhất là ở nhóm nhiễm PCV2 thể lâm sàng với khoảng 70% ở mức > 4log10 (Hình 5).
Dựa theo các kết quả nghiên cứu của Salvador Oliver, Ferrando et al., 2016, Juan Hernández-García et al., 2016 và A. Wózniak et al., 2019, có thể thấy, tại các trại heo không được tiêm vắc-xin PCV2, tỷ lệ heo dương tính với PCV2 và lượng PCV2 máu cao hơn hẳn so với heo tại các trại được tiêm vắc-xin PCV2. Các chỉ số này càng cao thì nguy cơ đối với bệnh do PCV2 càng lớn. Trại có tỷ lệ heo dương tính PCV2 lớn hơn 50% và lượng PCV2 máu > 105/ ml có thể được xem là ở mức nguy cơ cao đối với bệnh do PCV2.
Virbac Việt Nam
Tài liệu tham khảo
1. Chao-Nan Lin, Ni-Jyun Ke and Ming-Tang Chiou, 2020. Cross-Sectional Study on the Sero- and Viral Dynamics of Porcine Circovirus Type 2 in the Field. Vaccines 2020, 8, 339.
2. Tanja Opriessnig,1 Xiang-Jin Meng, Patrick G. Halbur, 2007. Porcine circovirus type 2–associated disease: Update on current terminology, clinical manifestations, pathogenesis, diagnosis, and intervention strategies. J Vet Diagn Invest 19:591–615.
3. E. Pileri, M. Cortey, F. Rodriguez, M. Sibila, L. Fraile, J. Segalés, 2014. Comparison of the immunoperoxidase monolayer assay and three commercial ELISA testsfor detection of antibodies against porcine circovirus type 2. Veterinary journal.
4. Maria Fort, Alex Olvera, Marina Sibila, Joaquim Segalés, Enric Mateu. Detection of neutralizing antibodies in postweaning multisystemic wasting syndrome (PMWS)-affected and non-PMWS-affectedpigs, 2007. Veterinary Microbiology, 125 (3-4).
5. Salvador Oliver‑Ferrando, Joaquim Segalés, Sergio Lopez‑Soria, Antonio Callén, Olivier Merdy, François Joisel and Marina Sibila. Evaluation of natural porcinecircovirus type 2 (PCV2) subclinical infectionand seroconversion dynamics in pigletsvaccinated at different ages, 2016. Vet Res, 47:121.
6. Lorenzo Fraile, Marina Sibila, Miquel Nofrarias, Rosa López-Jimenez, Eva Huerta, Anna Llorens, Sergio López-Soria, Diego Pérez, Joaquim Ségales, 2012. Effect of sow and piglet porcine circovirus type 2 (PCV2) vaccination onpiglet mortality, viraemia, antibody titre and production parameters. Veterinary Microbiology 161.
7. Juan Hernández-García, Nardy Robben, Damien Magnée, Ian Dennis, Sara M. Kayes, Jill R. Thomson, and A.W. (Dan) Tucker, 2016.Detection of respiratory pathogens in oral fluid; sampling recommendations in commercial conditions. https://assets.thermofisher.com/.
8. AleksandraWo´zniak 1, Dagmara Miłek 1, Piotr Matyba 2 and Tomasz Stadejek, 2019. Real-Time PCR Detection Patterns of PorcineCircovirus Type 2 (PCV2) in Polish Farms with Different Statuses of Vaccination against PCV2. Viruses, 11, 1135.
- PCV2 thể cận lâm sàng li>
- PCV2 li>
- tình trạng an toàn của trại li> ul>
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất