Một bản phác thảo của Diễn đàn Dinh dưỡng Châu Á được diễn ra trong tháng 10 năm nay sẽ tìm hiểu xu hướng sản xuất động vật không kháng sinh ở Châu Á.
Với hơn 4,5 tỷ người ở Châu Á Thái Bình Dương, là nơi có gần 60% dân số trên toàn thế giới. Dân số dự kiến sẽ vượt 5 tỷ người đến năm 2050. Đây là một khu vực vô cùng đa dạng, với bảy trong số mười quốc gia đông dân nhất trên thế giới, và một số quốc đảo nhỏ nhất trên thế giới.
Việc cung cấp nguồn thức ăn cho một lượng dân số đang ngày càng tăng trưởng như thế thì phải phụ thuộc vào việc đáp ứng được những thách thức. Ngành công nghiệp protein tự nó đang chuyển mình thay đổi theo nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay ngày càng quan tâm và có nhận thức tốt hơn về các phương pháp sản xuất được ứng dụng trong sản phẩm thịt và sữa của họ hơn bao giờ hết.
Ông Marc Guinnement, Giám đốc điều hành BIOMIN khu vực Châu Á Thái Bình Dương đặt câu hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể cung ứng nguồn thức ăn cho hơn một nửa dân số thế giới đang sống trong khu vực này, nơi có những hạn chế về nguồn lực, ví dụ như vùng nông trại sẵn có, liệu có tồn tại không? Và một câu hỏi lớn hơn nữa là “Làm thế nào để chúng ta có thể cung ứng nguồn thức ăn protein đạt chất lượng cao theo các tiêu chí giá thành hợp lý, tốt cho sức khỏe và bền vững?”
Chúng tôi đã hỏi ba chuyên gia trình bày tại Diễn đàn Dinh dưỡng Châu Á vào tháng 10 sắp tới để nhận xét về việc đối mặt với thách thức ngày càng gia tăng của ngành công nghiệp chăn nuôi: xu hướng gia tăng sản xuất động vật không kháng sinh ở châu Á.
Diễn đàn dinh dưỡng Châu Á năm 2015, tại Jakarta, Indonesia
Sản xuất protein trong vật nuôi có thể không cần đến kháng sinh
“Hiệu quả cung cấp protein trong thức ăn đạt được thường bằng cách sử dụng kháng sinh hoặc chất kháng khuẩn, đây là điều không ai mong muốn cả”, Tiến sĩ A. Niewold, Giáo sư về Dinh dưỡng và Sức khoẻ tại Đại học Leuven, Bỉ – người sẽ trình bày chính tại Diễn đàn Dinh dưỡng Châu Á giải thích.
Thay vào đó, chúng ta có thể chứng minh rằng hiệu quả cung cấp protein trong thức ăn có thể được duy trì mà không cần đến kháng sinh bằng cách sử dụng các hợp chất chống viêm sưng và có các chiến lược thức ăn. Cách tiếp cận này sẽ giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, trong khi đó vẫn tiết kiệm nguồn protein quý giá, và quan trọng hơn là trong bối cảnh con người không ngừng gia tăng dân số, nói riêng”, Ông nói thêm.
Giải quyết các vấn đề nan giải trong sản xuất gà thịt hiện đại
Gà là một trong những loại thịt phổ biến nhất, giá cả phải chăng và cung ứng lượng protein thích hợp cho con người. Trong sản xuất gà thịt hiện đại, việc triển khai các chương trình không kháng sinh có thể rất phức tạp vì các nhà sản xuất thường bị thách thức với các vấn đề bao gồm năng suất, độ đồng đều đàn và tỷ lệ mắc bệnh.
Trên toàn thế giới, xu hướng xuất hiện triệu chứng què chân ngày càng gia tăng ở gia cầm, điều này làm giảm lợi nhuận và hiệu quả sản xuất gia cầm, tăng tỷ lệ chết toàn đàn, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), giảm tăng trọng và độ đồng đều của đàn.
“Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra chứng què chân ở gia cầm. Các xương bị nhiễm ở gà thịt, gà tây và vịt ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và tạo ra mối lo ngại về an toàn thực phẩm,” theo Tiến sĩ Robert F. Wideman. Jr., Giáo sư danh dự của Trung tâm Xuất sắc về Khoa học Gia cầm của Đại học Arkansas, Fayetteville AR, Hoa Kỳ cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng lợi khuẩn (probiotic) có thể giúp ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh vượt qua thành ruột để gây nhiễm vào xương, do đó làm giảm đáng kể tỉ lệ chứng què chân ở gia cầm và nâng cao hiệu quả sản xuất”, ông nhận xét.
Toàn cảnh Diễn đàn
Thúc đẩy năng suất vật nuôi với hỗ trợ của sức khỏe đường ruột
Tiến sĩ Daniel Petri, Quản lý sản phẩm vi sinh toàn cầu BIOMIN cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi chấn động trong dinh dưỡng vật nuôi trong vài năm qua”. Nhu cầu cung ứng lượng thức ăn ngày một tăng bao gồm cả việc đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi và hỗ trợ tốt cho sức khoẻ đường ruột. Ngày nay, hiểu biết của chúng ta về sức khỏe đường ruột là liên quan đến năng suất tốt hơn được nâng cao đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn”.
Diễn đàn Dinh dưỡng Châu Á sẽ mang đến cho các chuyên gia hàng đầu trong ngành có cơ hội khám phá các yếu tố thúc đẩy tương lai nền kinh tế protein Châu Á, với trọng tâm chính là xu hướng gia tăng sản xuất không kháng sinh ở châu Á.
Diễn đàn Dinh dưỡng Châu Á là sự kiện chỉ dành cho các đơn vị khách mời. Các chi tiết khác bao gồm địa điểm, chương trình và các diễn giả vui lòng truy cập tại http://anf.biomin.net
Mục tin tức này có liên quan đến gia cầm và heo
Để biết thêm thông tin về tin tức là chủ đề của bản phát hành này, hãy liên hệ với [email protected] hoặc truy cập www.biomin.net.
Biomin
Tại BIOMIN chúng tôi khai thác sức mạnh của khoa học để hỗ trợ sức khỏe và năng suất vật nuôi. Bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại và công nghệ độc quyền, chúng tôi cung cấp các giải pháp tự nhiên, bền vững và có lợi cho ngành công nghiệp chăn nuôi. Trong hơn 30 năm chúng tôi đã tiên phong trong các giải pháp sáng tạo để quản lý rủi ro độc tố nấm và năng suất đường ruột.
Chương trình R & D của chúng tôi tại Trung tâm Nghiên cứu BIOMIN được phối hợp bởi hơn 100 nhà nghiên cứu khoa học và được hỗ trợ bởi tám Trung tâm Dinh dưỡng Vật nuôi Ứng dụng và một mạng lưới nghiên cứu gồm 200 học viện nghiên cứu và đại học trên toàn cầu. Khách hàng của chúng tôi trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và nuôi trồng thủy sản được đặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
- biomin li>
- Diễn đàn dinh dưỡng Châu Á li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của một số quốc gia phát triển và bài học cho Việt Nam (kỳ i)
Tin mới nhất
T6,03/01/2025
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất