Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân trâu, bò, thường phát sinh vào các tháng mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Bệnh không gây chết nhưng làm cho trâu bò không đi lại được, ảnh hưởng đến lao tác (cày bừa, kéo xe, kéo gỗ). Bệnh này có thể tiến triển thành hoại thư chân và buộc phải xử lý.
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do thời tiết lạnh ẩm kéo dài, làm cho mạng mao mạch ngoại vi ở chân các loài súc vật móng guốc chẵn co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi mạch máu tắc nghẽn kéo dài trong điều kiện nhiệt độ dưới 100C thì huyết tương từ mao mạch xuất tiết ra ngoài, tạo ra các đám sưng thũng ở dưới da chân súc vật, ngày càng căng to khiến cho con vật đau đớn, đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, nằm một chỗ. Khi trời mưa, chuồng trại ẩm ướt, trâu bò phải đứng trong nền chuồng lạnh và lầy lội thì bệnh cước chân sẽ tăng lên nhanh, có thể tới 25 – 30% đàn bò.
2. Triệu chứng lâm sàng
– Đầu tiên, súc vật rét run, chân bị lạnh cứng, đi lại chậm chạp, khập khiễng. Sau đó, bốn chân sưng thũng, căng lên do huyết tương tích tụ, ấn ngón tay vào khi bỏ ra có vết lõm. Súc vật bệnh đau đớn, khi đã nằm xuống, đứng dậy rất khó khăn, dần dần không đi lại được, nhưng vẫn ăn uống bình thường.
– Súc vật bệnh, không được điều trị kịp thời thì sau 4 ngày, chân của chúng sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng, da bị đỏ rồi thâm tím, sờ vào chỗ chân sưng thũng thấy móng. Bệnh tiến triển nặng, chỗ chân cước và hoại tử sẽ nứt ra, chảy nước vàng. Súc vật bệnh nằm bất động, không thể đứng dậy được và thường phải loại bỏ sau 5 – 6 ngày hành bệnh.
Bệnh nặng, chỗ chân cước và hoại tử sẽ nứt ra, chảy nước vàng
3. Điều kiện phát sinh bệnh
– Thời tiết lạnh ẩm kéo dài với nhiệt độ dưới 100C.
– Súc vật nuôi trong nền chuồng bẩn, ẩm ướt và phải lao tác trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm.
4. Chẩn đoán
– Quan sát và khám lâm sàng, thấy chân súc vật bị sưng thũng, đau đớn không đi lại được trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm.
– Bệnh chỉ xảy ra ở chân.
5. Điều trị
* Bệnh ở giai đoạn sưng thũng chân:
Phác đồ 1:
– Thuốc điều trị: Tiêm cafein phối hợp với vitamin B1 để tăng cường tuần hoàn mao mạch ngoại vi. Liệu trình: 3 – 4 ngày.
– Lau khô sạch chân bò, dùng chai đổ nước nóng khoảng 600C (nóng tay) bọc rẻ sạch chai nước rồi chờm vào các chân bị phát cước của súc vật. Thực hiện 3 ngày liền; mỗi ngày thực hiện 2 lần.
– Quét dọn, giữ nền chuồng khô sạch; che kín ấm chuồng trại; nuôi dưỡng tốt súc vật bệnh; Kéo cho súc vật đứng dậy 2 lần/ngày, vì súc vật nằm bệnh trong 3 ngày liền thường rất khó đứng dậy và rất khó chữa.
* Bệnh ở giai đoạn viêm hoại tử chân:
Phác đồ 2:
– Thuốc điều trị: Dùng Ampicillin với liều 30 mg/kg thể trọng phối hợp với Kanamycin với liều 20 mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha hỗn hợp, tiêm bắp cho súc vật bệnh 2 lần/ngày; tiêm liên tục 3 – 4 ngày.
– Thuốc trợ sức và chữa triệu chứng: Tiêm cafein phối hợp với vitamin B1. Liệu trình: 3 – 4 ngày.
– Rửa sạch chỗ châu bị viêm hoại tử bằng dung dịch thuốc tím (Permanganat Kali 1%); lau khô chân bằng gạc sạch; rắc bột Sulfonamid vào những vết viêm loét, hoại tử. Nếu không có bột Sulfonamid có thể dùng Sulfamerazin tán nhỏ. Sau đó, dùng băng gạc sạch băng lại. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, trong 3 ngày liền.
– Hộ lý: Quét dọn, giữ nền chuồng luôn khô sạch: che chuồng kín ấm; nuôi dưỡng súc vật bệnh; nâng súc vật đứng dậy (bằng võng đưa vào bụng) 2 lần/ngày.
6. Phòng bệnh
– Khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài, nhiệt độ ngoài trời dưới 100C thì không cho bò lao tác ngoài trời, cũng không chăn thả ngoài bãi mà nên để bò trong chuồng để nuôi dưỡng, chăm sóc.
– Che kín ấm chuồng cho bò, tránh gió lùa, đặc biệt phải giữ nền chuồng khô sạch.
– Khi bò lao tác hoặc đi chăn về trong những ngày lạnh ẩm cần lau khô chân cho bò và chườm nước nóng.
– Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn bò để nâng cao thể trọng và sức đề kháng với bệnh.
– Những ngày thời tiết xuống dưới 100C thì pha nước ấm với muối (9‰) cho bò uống.
Theo Bản tin KNVN số 10/2018
- bệnh cước chân li>
- bệnh ở bò li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất