[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong 10 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đầu tư hơn 10,5 triệu đô-la Úc cho các dự án nghiên cứu nông nghiệp tại tỉnh Điện Biên nhằm phát triển các hệ thống chăn nuôi bò thịt và nông lâm kết hợp, nâng cao sinh kế và bình đẳng cho các nông hộ nhỏ, đặc biệt là các hộ gia đình thuộc các cộng đồng người dân tộc thiểu số.
Sáng ngày 15/4/2022, tại trụ sở UBND tỉnh Điện Biên, ông Phạm Đức Toàn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên đã tiếp bà Robyn Mudie – Đại sứ Australia tại Việt Nam cùng phái đoàn.
Ông Phạm Đức Toàn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên tiếp và làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam bà Robyn Mudie.
Một trong những nội dung quan trọng của buổi làm việc là trao đổi, đánh giá về dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác trên đất dốc tại Tây Bắc Việt Nam” do Chính phủ Australia tài trợ, nhằm tăng thu nhập cho các nông hộ chăn nuôi bò quy mô nhỏ.
Chia sẻ tại buổi làm việc, Đại sứ Robyn Mudie cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của chính quyền tỉnh Điện Biên. Đồng thời, bà bày tỏ vui mừng khi viện trợ phát triển của Chính phủ Australia dành cho tỉnh Điện Biên đã phát huy hiệu quả, và đánh giá cao công tác triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh. “Australia và các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có mối quan hệ đối tác sâu sắc và lâu dài. Chúng ta cùng chia sẻ các mục tiêu phát triển dài hạn và kết nối người dân hai nước một cách mạnh mẽ. Australia cam kết hợp tác, chia sẻ kiến thức chuyên môn với khu vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững” Đại sứ Mudie nói.
Đại sứ Robyn Mudie cũng chia sẻ rằng trong thời gian tới, Chính phủ Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển thông qua các dự án của ACIAR; tăng cường liên kết giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư, tăng cường quảng bá hình ảnh của Việt Nam và Điện Biên đến Australia cũng như bạn bè thế giới nhằm góp phần thu hút đầu tư của các doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên, ông Phạm Đức Toàn cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Australia đã hỗ trợ, tài trợ triển khai các dự án tại tỉnh Điện Biên thời gian qua. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, tỉnh Điện Biên tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ Australia trong việc xúc tiến phát triển kinh tế xã hội, thông qua dự án của ACIAR và các dự án khác đang thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie ghé thăm hộ gia đình ông Quàng Văn Thủy, người đã áp dụng các kĩ thuật chăn nuôi thâm canh hiệu quả để nâng cao thu nhập của gia đình của Dự án ACIAR. Ông cũng là người có uy tín trong cộng đồng và đã giúp nhiều hộ gia đình khác học hỏi và áp dụng các kĩ thuật chăn nuôi mới với đàn gia súc của họ.
Được thực hiện tại tỉnh Điện Biên từ năm 2017, ở thời điểm hiện tại, dự án đang triển khai trong giai đoạn cuối. Sau 5 năm, dự án đã hỗ trợ 2 hợp tác xã phát triển chuỗi bò thịt và chuỗi bò giống, đồng thời thiết lập 6 nhóm đồng sở thích chăn nuôi bò của nông dân.
Theo đánh giá sơ bộ của nhóm thực hiện và các bên liên quan, dự án đã góp phần cải thiện thu nhập của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường chăn nuôi thâm canh bò thịt và cải thiện liên kết thị trường, tạo nguồn sinh kế bền vững cho bà con nông dân, định hướng phát triển ngành bò thịt của Điện Biên theo hướng sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
Theo thống kê, đến nay, tổng đàn trâu của tỉnh Điện Biên là hơn 131.000 con, tổng đàn bò hơn 87.000 con. Các huyện có số lượng trâu, bò lớn gồm có: Điện Biên, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Điện Biên Đông… Toàn tỉnh hiện có trên 300 trang trại chăn nuôi hỗn hợp trâu, bò, dê; trong đó có gần 290 trang trại quy mô nhỏ, 18 trang trại quy mô vừa và hàng nghìn mô hình chăn nuôi gia trại hiệu quả. Cùng với đó, tổng sản lượng thịt hơi trâu, bò năm 2021 toàn tỉnh ước đạt trên 4.600 tấn. Điều này cho thấy việc chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và ngày càng được người nông dân chú trọng về chất lượng sản phẩm.
Phạm Huệ
Dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác trên đất dốc tại Tây Bắc Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ, với sự phối hợp thực hiện của các bên: Đại học Tasmania – Australia, Viện Chăn nuôi Việt Nam, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Pháp (CIRAD), và Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên. Dự án đã nghiên cứu thành công một số kĩ thuật trồng và ủ thức ăn chăn nuôi, vỗ béo để hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ chăn nuôi quảng canh sang thâm canh, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế.
Bốn mục tiêu chính của dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác trên đất dốc tại Tây Bắc Việt Nam” (2017-2022):
(1) Hiểu biết về quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi bò thịt quảng canh sang thâm canh.
(2) Phát triển các công nghệ/ chiến lược để hỗ trợ sản xuất thâm canh.
(3) Tăng cường liên kết nông dân với thị trường.
(4) Xây dựng năng lực trong chuỗi giá trị chăn nuôi để phát triển bền vững ngành trong thời gian dài hơn.
- Dự án ACIAR li>
- chăn nuôi bò thịt li> ul>
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất