Với mục tiêu từng bước cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, thời gian qua, được sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã triển khai dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và ATTP (Lifsap). Hiệu quả bước đầu là không thể phủ nhận, tuy nhiên dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tạo sự bứt phá…
Dự án Lifsap đã mang lại hiệu quả rõ nét. Ảnh: Thái Hiền
Thiết thực với nông hộ
Ông Tôn Thất Sơn Phong – Giám đốc Ban Quản lý dự án Lifsap cho biết, sau hơn 5 năm áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam, dự án đã phát huy hiệu quả thiết thực đối với chăn nuôi quy mô nông hộ với 6.251 hộ chăn nuôi tham gia. Dự án đã góp phần nâng cấp được một số cơ sở giết mổ; chợ bán thực phẩm; giảm tỷ lệ chết ở đàn vật nuôi từ 15% xuống còn 4,62%; giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi…
Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án còn nhiều khó khăn như: Việc liên kết giữa các hộ chăn nuôi theo hướng an toàn (GAHP) còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ nên sản phẩm đầu ra phân tán, bấp bênh, hiệu quả không cao. Việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ chỉ dừng ở việc lấy thí điểm. Người dân chưa có ý thức trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng mà chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước nên hầu hết sản phẩm chăn nuôi theo hướng GAHP đều bán như thực phẩm bình thường, hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều địa phương chưa thực sự vào cuộc trong việc vận động, hướng dẫn, giám sát hỗ trợ chăn nuôi nông hộ nên vẫn xảy ra tình trạng chăn nuôi không đúng quy trình.
Đồng quan điểm, ông Vũ Minh Đức – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NN&PTNT) cho rằng, dự án Lifsap triển khai ở Hà Nội đã mang lại hiệu quả cho các hộ chăn nuôi và cải thiện điều kiện vệ sinh ở một số chợ buôn bán thực phẩm của các huyện nhưng quá trình triển khai còn một số bất cập, chẳng hạn có địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý chợ để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ thịt khi đưa sản phẩm vào chợ. Do đó, việc buôn bán ngoài phạm vi chợ vẫn còn. Một số tiểu thương không thực hiện đúng quy trình kiểm dịch nên chưa bảo đảm ATTP. Chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ chưa hình thành rõ nét và không ổn định.
Theo chị Nguyễn Thị Anh – tiểu thương bán thịt tại chợ Phương Trung (Thanh Oai) – một trong những chợ được đầu tư, nâng cấp của dự án Lifsap, mặc dù các quầy bán thịt ở đây được lát gạch nhìn sạch hơn so với trước đây nhưng nếu như tiểu thương vẫn sử dụng khăn ướt để lau trên bề mặt thì việc nhiễm khuẩn vào thịt vẫn còn. Hơn nữa, số lượng người bán thực phẩm ngày càng đông nên Ban quản lý chợ vẫn cho ngồi ở các nơi xen lẫn cùng với hàng rau, hàng cá nên chưa bảo đảm vệ sinh ATTP.
Hướng phát triển tất yếu
Mặc dù còn gặp khó khăn nhưng dự án Lifsap thực sự đã tạo nền tảng quan trọng cho việc sản xuất thực phẩm sạch, bảo đảm ATTP nên tiếp tục được khởi động giai đoạn 2 (2016-2018), nhằm góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020” và Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững của thành phố. Để dự án tiếp tục triển khai có hiệu quả, ông Tôn Thất Sơn Phong – Giám đốc dự án Lifsap cho rằng, các địa phương cần tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nhằm kiểm soát được sản phẩm đầu vào và đầu ra của chăn nuôi. Ngoài phần kinh phí hỗ trợ của dự án, các địa phương nên nhân rộng việc sản xuất chăn nuôi theo hướng GAHP. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong sản xuất thực phẩm sạch và liên kết các hộ này với nhau để sản xuất quy mô lớn.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng nhận định, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của dự án Lifsap, Cục Chăn nuôi cần phối hợp với dự án, đơn vị liên quan trong Bộ NN&PTNT chỉnh sửa quy trình thực hành sản xuất chăn nuôi tốt đối với các hộ chăn nuôi, từ đó để cấp giấy chứng nhận sản phẩm theo quy trình VietGAP và phổ biến cho người dân làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Các địa phương thực hiện thí điểm dự án phải thường xuyên kiểm tra ở các hộ chăn nuôi cũng như cơ sở giết mổ; phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý chợ kiểm soát tốt việc đưa thực phẩm vào bán tại các chợ dân sinh nhằm truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Khi phát hiện các vi phạm về ATTP, cần tịch thu xử lý theo quy định của pháp luật. Đầu ra sản phẩm chăn nuôi an toàn chưa ổn định, nên các sở, ban, ngành của thành phố cũng như chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ cho người chăn nuôi về xúc tiến thương mại…
Ngọc Quỳnh
(Theo Hà Nội Mới)
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li>
- salbutamo li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất