Theo quy định, bột xương và bột thịt xương dùng làm thức ăn chăn nuôi (TACN) không được có khuẩn E.Coli (trong 1g mẫu) và Salmonella (trong 25g mẫu). Tuy nhiên, bằng nhiều con đường khác nhau…
Tuy nhiên, bằng nhiều con đường khác nhau, hàng ngàn tấn bột xương thịt nhiễm khuẩn không đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn được tuồn vào Việt Nam, tạo ra nguy cơ phát tán mầm bệnh trên vật nuôi.
Nhộm nhoạm bột xương thịt nhập khẩu
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), mỗi năm các doanh nghiệp nhập khoảng 300.000 – 400.000 tấn bột thịt xương về sản xuất TACN cho gia súc gia cầm, thủy sản. Từ cuối 2016, các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện tình trạng gian lận hồ sơ xuất xứ và có nhiều lô hàng bột thịt xương nhập khẩu vi phạm chất lượng nên đã buộc tái xuất nhiều container hàng tại cảng Cát Lái, TPHCM.
Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 300.000 – 400.000 tấn bột thịt xương
Bột xương thịt chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Canada, Úc, Ý và một số quốc gia Nam Mỹ, sử dụng để bổ sung đạm chế biến thức ăn gia súc. Tại các nước EU, bột thịt xương của động vật nhai lại không được phép sử dụng (chỉ được coi là phế phẩm, không phải là hàng hóa) sau khi có dịch bò điên, nhằm ngăn chặn lây lan giữa các quốc gia trong khối.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, các biện pháp cấm đoán này khiến nguồn bột thịt xương từ EU dư thừa, có giá rẻ hơn nhiều so với hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập từ Mỹ, Nam Mỹ, Úc… Chính sự chênh lệnh quá cao này là nguyên nhân khiến doanh nghiệp bất chấp vi phạm để nhập về tiêu thụ hòng trục lợi.
Cục Chăn nuôi cho phép xử lý nhiệt nhiều lô hàng
Theo điều tra của PV NNVN, từ tháng 9/2017 đến nay, đã có hàng chục lô hàng hóa với tổng khối lượng trên 4.000 tấn là bột xương thịt nhập khẩu vào Việt Nam bị phát hiện nhiễm khuẩn E.Coli và Salmonella.
Theo Điều 15 Nghị Định 90/2017/NĐ-CP, việc nhập khẩu sản phẩm động vật tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép sẽ bị phạt tiền từ 10- 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất hoặc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng.
Sau khi phạt tiền đối với những lô hàng nhiễm khuẩn E.Coli và Salmonella vượt ngưỡng cho phép, có 7 lô hàng bột thịt xương do 3 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu với số lượng hơn 2.000 tấn (trong thời gian từ tháng 9 – 12/2017) đã được Cục Chăn nuôi cho phép xử lý nhiệt (diệt vi khuẩn Samonella) để tiếp tục sử dụng làm TACN.
Cụ thể, Công ty TNHH Khoa kỹ Sinh vật Thăng Long (địa chỉ tại lô A05 KCN Đức Hòa 1, ấp 5, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) có 3 lô hàng bột gia cầm với khối lượng 668.014 kg bị nhiễm khuẩn Salmonella (trong 25g mẫu).
Công ty TNHH Nguyên liệu sản xuất D.D.P (văn phòng: Số 62B Trần Bình Trọng, phường 5, quận Bình Thạnh, TPHCM) có 3 lô bột thịt xương lợn và bò với tổng khối lượng hàng hóa 1.142.050 kg phát hiện nhiễm khuẩn Salmonella (trong 25g mẫu).
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giải pháp dinh dưỡng (văn phòng: Nhà số 02 đường 3.1, Khu đô thị Gamuda Gardens, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) có 1 lô hàng bột thịt xương lợn khối lượng 330.530 kg nhiễm khuẩn Salmolella.
Tạo tiền lệ xấu?
Sau khi phát hiện các lô hàng vi phạm trên, Cục Chăn nuôi đã tổ chức một hội nghị lấy ý kiến các đơn vị liên quan để bàn về hướng xử lý 7 lô hàng này. Trong đó, đại diện Thanh tra Bộ NN-PTNT đề nghị ngoài xử phạt vi phạm hành chính, cần phải xem xét xử lý theo hướng buộc tiêu hủy hoặc tái xuất những lô hàng nhiễm khuẩn Salmonella vượt giới hạn cho phép theo điểm d, khoản 11, điều 15 Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Nhiều chuyên gia cho rằng, khi phát hiện các lô hàng bột thịt xương nhiễm khuẩn, cần tái xuất ngay lập tức.
Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi vẫn cho phép 3 doanh nghiệp này xử lý nhiệt các lô hàng nhiễm vi khuẩn. Sau khi xử lý nhiệt, nếu kiểm tra không phát hiện vi khuẩn Salmonella thì sẽ được lưu hành trên thị trường.
Về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cho rằng: Cơ quan chức năng không nên cho phép doanh nghiệp xử lý nhiệt các lô hàng bột thịt xương nhiễm khuẩn vượt giới hạn cho phép. Bởi như thế sẽ tạo thói quen không tốt cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nếu cứ nhân nhượng với doanh nghiệp thì họ sẽ làm bừa bãi.
Bởi trong hợp đồng, bất cứ nhà cung cấp bột xương thịt nào của nước ngoài cũng phải cam kết hàng hóa của họ không nhiễm vi khuẩn như E.Coli và Salmonella cũng như các mầm bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh… Nếu chất lượng sản phẩm không đúng so với cam kết của chủ hàng, thì doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam hoàn toàn có thể tái xuất để buộc chủ hàng phải chịu trách nhiệm vì không tuân thủ hợp đồng.
Mặt khác, công nghệ, quy trình xử lý nhiệt để tiêu diệt các vi khuẩn như Salmonella và E.Coli ở Việt Nam còn chưa rõ ràng. Xử lý ở nhiệt độ bao nhiêu? Thời gian bao lâu? Sau khi xử lý có kiểm nghiệm kiểm định lại chất lượng hàng hóa hay không? Công tác giám sát được triển khai như thế nào để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật?
Minh Phúc
Nguồn: nongnghiep.vn
Một số chuyên gia trong lĩnh vực TACN cũng cho rằng, nếu cơ quan chức năng không yêu cầu các doanh nghiệp tái xuất các lô hàng bột thịt xương nhiễm khuẩn vượt ngưỡng cho phép, thì sẽ tạo tiền lệ xấu. Doanh nghiệp cố tình nhập khẩu TACN giá rẻ, kém chất lượng vào Việt Nam sau đó coi như chuyện đã rồi để xin tháo gỡ.
Việc xử lý nhiệt theo quy trình của các công ty là không khách quan, khó kiểm soát chất lượng, dễ bị “đánh tráo” hàng hóa để tuồn ra thị trường.
- thức ăn chăn nuôi li>
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- bột thịt xương li>
- nguyên liệu thức ăn li>
- bột thịt li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất