Việc giá lợn tăng đột biến những ngày qua – trong đó có tác động từ thị trường Trung Quốc tăng thu mua đã khiến giá lợn ở Đồng Nai và các tỉnh Đông Nam Bộ tăng lên 42.000-45.000 đồng/kg, thậm chí có nơi tung giá ảo lên 47.000 đồng/kg. Vẫn cần cảnh giác với việc Trung Quốc có thể đóng biên bất cứ lúc nào.
Nhiều người nuôi ghim hàng…
Thị trường Đồng Nai ngày 17.7 ghi nhận mức giá lợn (hơi) tăng lên đến 42.000 – 43.000 đồng, lợn đẹp có thể lên 45.000 đồng/kg. Thậm có nơi thương lái tung giá “ảo” lên tới 47.000 đồng/kg.
Ông Vòng Mằn Pắn (xã Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai) cho rằng phải căn cứ tình hình thực tế để quyết bán hay giữ đàn lợn. Ảnh: N.V
Tại huyện Thống Nhất, xe tải đến thu mua lợn xếp hàng dài nhưng lại không có lợn để mua. Điều trớ trêu là không phải thiếu lợn mà do nông hộ bắt đầu ghim hàng, hy vọng giá còn lên cao nữa.
Bà Tô Thị Hà – chủ trại lợn hơn 500 con ở xã Gia kiệm (huyện Thống Nhất) cho rằng vì thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng bão lụt và dịch bệnh khiến nguồn cung thiếu hụt, chứ nếu theo đà tiêu thụ đều đặn thì không thể có mức giá đó. “Nhưng nhiều người tiếc rẻ, không muốn bán sớm. Ngay như gia đình tôi tuần trước mới xuất bán hơn 100 con chỉ ở giá 25.000 đồng/kg. Giá cứ lên từ 30.000 rồi hơn 40.000 đồng/kg, nhiều nhà đã bán ồ ạt giờ đang tiếc ngẩn ngơ vì 1 bầy 10 con đã mất toi hơn 10 triệu đồng” – bà Hà dẫn chứng.
Tại xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), ông Trần Hữu Trung kể trước đó 1 tuần, giá lợn vẫn đang giữ ở mức 22.000 – 27.000 đồng/kg. “Ngay tại địa phương này, nhiều nơi thương lái ra giá 42.000 đồng/kg nhưng có người nuôi còn chần chừ không nhận tiền cọc, chỉ bán ngày nào biết ngày đó. Thậm chí lợn đã đến trọng lượng 100 – 110kg/con mà nhiều người vẫn còn giữ lại nuôi để tăng thêm lượng mỡ” – ông Trung nói.
Giá lợn hơi tăng khiến giá con giống cũng sốt theo. Ông Mòng Vằn Pắn (xã Bình Sơn, huyện Long Thành) cho hay, trong cơn khủng hoảng thừa và giảm giá vừa qua, lợn giống chỉ bán được giá 300.000 – 350.000 đồng/con, thì nay đã tăng lên 600.000 – 700.000 đồng/con. Lợn con do các công ty lớn cung cấp có thể lên đến 750.000 đồng/con.
Anh Phan Cảnh Minh – thương lái thu mua lợn tại Đồng Nai kể, xe từ miền Bắc vào phải nằm lại nhiều ngày chờ gom đủ hàng. Trong thời gian đó thương lái vẫn phải chi phí ăn uống nên họ nâng giá lên để mua cho đủ lợn. Tình hình có thể chỉ kéo dài trong vòng 2 tuần, sau đó có khả năng giá lợn sẽ giảm xuống.
“Hiện giờ cả thương lái lẫn nông hộ vẫn đang dọ dẫm, “rình rập” nhau. Thương lái thì cần lợn, người dân thì canh chừng ở các điểm tập kết, giá còn lên thì họ còn ghim hàng chờ đợi” – anh Minh kết luận.
Nông dân TP.Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đẩy mạnh chăm sóc đàn lợn. Ảnh: Đông Xuân
Cẩn trọng bài học từ thị trường Trung Quốc
Theo bà Tô Thị Hà, việc găm hàng chờ đợi giá lên là tâm lý chung của nông dân. “Điều này dễ gây nguy hiểm cho thị trường và cả người nuôi, vì bài học cũ mà thị trường Trung Quốc để lại đã quá nhiều” – bà Hà nói.
Bà Hà giải thích, khi cần Trung Quốc sẵn sàng thu mua ồ ạt để kích thích tâm lý của nông dân hoặc để “chữa cháy” nhu cầu trước mắt. Đến khi giá lên tới mức không thể chấp nhận hoặc vượt qua ngưỡng dự kiến thì thị trường này đóng cửa ngay. Bài học này đã lặp lại nhiều lần với nhiều mặt hàng nông sản khác nhau, không riêng gì với con lợn. Chỉ cần nhích lên đỉnh điểm là giá sẽ chững lại rồi rớt mạnh. Lúc đó, thừa nguồn cung, nhà nông muốn bán ra kiếm lời cũng không kịp.
“Nội trong tuần này, gia đình tôi cũng phải tìm cách đẩy bớt lợn thịt đi, kể cả lợn 90kg vì lo ngại cơn khủng hoảng rớt giá tiếp tục” – bà Hà tính toán.
Giá lợn hơi hôm nay 18.7, lợn hơi tiếp tục ở mức cao nên nhiều người nuôi vẫn găm hàng. Ảnh: FB Ngốc Jully
Đồng tình quan điểm, ông Trần Hữu Trung dẫn chứng nếu lấy hàng Thái Lan đúng chuẩn xuất khẩu thì giá đắt đỏ, Trung Quốc buộc phải cho nhập hàng Việt Nam để giải quyết thiếu hụt trước mắt. “Trung Quốc biết rõ thị trường của mình không có nhiều cửa đi chính ngạch như các nước; trong khi đi tiểu ngạch, chỉ cần thả lỏng biên giới là có ngay. Nên thời điểm hiện nay, việc thận trọng chăn nuôi hay tái đàn là điều cần thiết” – ông Trung nói.
Chung quan điểm, theo ông Mòng Vằn Pắn, việc bán hay ghim hàng thời điểm này phải căn cứ tình hình thực tế: “Giá cả thị trường là điều khó dự đoán. Việc ghim hàng thời điểm này chứa đựng nhiều rủi ro. Chăn nuôi mà trông chờ vào may mắn chẳng khác nào chơi xổ số…”.
Nguyên Vỹ
Nguồn: Dân Việt
Khả năng tăng đàn ồ ạt là không cao
Theo ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi lợn Đồng Nai, đợt tăng giá hiện tại là do cơn sốt nhất thời hay con số ảo thì phải chờ sau khi ổn định mới đánh giá được. Trước mắt, việc tăng đàn ồ ạt là không thể, vì việc giảm đàn lợn nái đã khá nhiều từ trước đó trong nông hộ. Người dân vẫn phải hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững, tăng đàn một cách thận trọng và ổn định, thà nuôi ít mà duy trì mức lời chấp nhận được.
- dự báo giá heo hơi li>
- dự báo giá lợn li>
- giá lợn tăng li>
- giá lợn hôm nay li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất