Qua hơn 4 năm phát triển mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp cho hàng trăm nông dân ở tỉnh Kiên Giang tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Nuôi lươn không bùn tại xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2022, nhất là từ tháng 10/2023 đến nay giá lươn thương phẩm giảm mạnh dẫn đến nguy cơ thua lỗ cho người nuôi.
Gần một tháng qua, bà Huỳnh Thị Diệu ở xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đứng ngồi không yên trước tình trạng giá lươn thương phẩm giảm mạnh. Theo bà Diệu, gắn bó 4 năm với nghề nuôi lươn không bùn thì đây là lần đầu tiên giá lươn thịt giảm mạnh đến mức chỉ còn 88.000 đồng/kg lươn xô cỡ nhất, cỡ nhì.
Bà Diệu cũng cho biết, năm 2020 lần đầu gia đình nuôi lươn bán giá hơn 200.000 đồng/kg, đến năm 2021 giá giảm còn 130.000 đồng/kg, từ giữa năm 2022 đến tháng 9/2023 giá duy trì trên dưới 110.000 đồng/kg và từ đầu tháng 10 đến nay giá lươn thịt được thương lái thu mua với mức dưới 90.000 đồng/kg.
“Để nuôi được 1kg lươn thịt, chi phí cho con giống, thức ăn và điện chạy mô tơ bơm nước khoảng 85.000 đồng. Vì vậy, giá lươn thịt 88.000 đồng/kg nếu như tính tiền công chăm sóc 10 tháng nữa coi như lỗ vốn. Hai bể lươn của tôi đã đến kỳ thu hoạch, nhưng giá rẻ quá nên tiếp tục nuôi cầm chừng. Tuy nhiên, nếu nuôi tiếp mà giá lươn không tăng thì lỗ nhiều hơn”, bà Diệu cho biết thêm.
Cũng có cùng nỗi trăn trở như bà Diệu, ông Lê Văn Bảo, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng than thở, nhiều ngày qua vợ chồng ông trông đợi giá lươn tăng lên để bán gần 2.000 con lươn thịt đã đến kỳ thu hoạch hơn 3 tuần qua.
“Bây giờ nếu bán giá 90.000 đồng/kg lươn cỡ nhất, 85.000 đồng/kg lươn cỡ nhì coi như hòa tiền vốn bỏ ra và coi như không tính tiền công chăm sóc gần cả năm trời. Còn nếu tiếp tục nuôi cầm chừng không biết liệu giá có tăng, trong khi tiền thức ăn, tiền điện mỗi ngày tốn thêm gần 150.000 đồng”, ông Bảo bày tỏ.
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Tổ trưởng Tổ nuôi lươn xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, những năm qua, Tổ nuôi lươn của xã đã cung ứng con giống cho hàng trăm nông dân trong tỉnh Kiên Giang cũng như một số tỉnh lân cận như: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang. Bên cạnh bán con giống, ông Hải và các thành viên trong Tổ nuôi lươn còn tư vấn, hướng dẫn quy trình xây bồn nuôi, cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh trên con lươn…
Ông Hải cũng cho hay, qua tình hình bán con giống cho thấy mô hình nuôi lươn không bùn phát triển mạnh trong những năm 2020, 2021, 2022, riêng từ đầu năm 2023 đến nay do giá lươn thịt giảm mạnh nên số lượng nông dân mua con giống giảm hơn những năm trước.
Ngoài bán con giống, gia đình ông Hải cũng duy trì thả nuôi 30 bể lươn thương phẩm. Những năm trước, khi giá lươn khoảng 140.000 đồng/kg, gia đình thu lời hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, gần đây, giá lươn liên tục sụt giảm và với mức giá khoảng 90.000 đồng/kg, người nuôi gần như không còn lợi nhuận.
“Mô hình nuôi lươn không bùn ít bị dịch bệnh, dễ nuôi, tuy nhiên, giá lươn không ổn định nên người nuôi luôn lo lắng. Để nghề nuôi lươn phát triển bền vững, ngành chức năng và doanh nghiệp cần có giải pháp, như ký kết bao tiêu đầu ra với giá ổn định, khoảng 120.000 đồng/kg thì người nuôi yên tâm hơn”, ông Nguyễn Thanh Hải nói.
Bà Nguyễn Thu Thủy, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng cũng chia sẻ, trước đây gia đình nuôi lợn để tăng thêm thu nhập ngoài nghề trồng lúa, tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay thấy giá lợn giảm thấp, thường bị dịch bệnh nên đã chuyển sang nuôi lươn.
Khi mới nuôi lươn vào năm 2020, giá lươn thương phẩm duy trì từ 140.000 đồng/kg đến 160.000 đồng/kg nên gia đình thu lãi khá. Thế nhưng, từ giữa năm 2022 đến nay, giá lươn giảm dần và hiện nay chỉ còn 90.000 đồng/kg thì người nuôi không có lãi.
“Trước đây gia đình tôi nuôi hơn chục bể lươn, năm 2023 giảm còn 4 bể nhưng giờ vẫn đối mặt với thua lỗ vì giá lươn quá thấp. Như vậy, nếu chỉ làm 2 vụ lúa/năm lợi nhuận chỉ đủ sinh hoạt trong gia đình. Tôi mong ngành nông nghiệp, Hội Nông dân kêu gọi doanh nghiệp bao tiêu mức giá khoảng 120.000 đồng/kg lươn thịt để giúp bà con yên tâm gắn bó và phát triển kinh tế”, bà Thủy chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, toàn tỉnh có hơn 350 hộ nuôi lươn không bùn với hơn 1.500 bể nuôi. Trong đó, nuôi nhiều ở các huyện: Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, An Minh và U Minh Thượng, chủ yếu nông dân lươn theo hình thức tự phát.
Từ năm 2021 trở về trước, thị trường tiêu thụ lươn thịt tốt, giá bán cao, người nuôi có lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây nông dân ở nhiều tỉnh miền Tây phát triển mạnh mô hình nuôi lươn không bùn, trong khi thị trường xuất khẩu lươn thịt gặp khó, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá lươn sụt giảm nhiều so với trước đây.
Theo ông Hiển, để giúp mô hình phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi, vận động thành lập tổ hợp tác nuôi lươn đạt tiêu chuẩn VietGAP; đồng thời, xây dựng mô hình mẫu để nông dân tham quan học hỏi và áp dụng.
Trung tâm đã và đang chỉ đạo thống kê lại số lượng hộ nuôi và bể nuôi lươn không bùn để đánh giá tình hình phát triển đối tượng nuôi này. Đơn vị cũng đã làm việc với một số doanh nghiệp chuyên thu mua chế biến lươn thương phẩm và các doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng tiêu thụ lươn thương phẩm với nước ngoài.
“Khi ký kết được hợp đồng sẽ tạo đầu ra ổn định giúp mô hình nuôi lươn phát triển ổn định. Trung tâm sẽ làm đầu mối để hướng dẫn doanh nghiệp làm việc với các hợp tác xã, tổ hợp tác ký kết tiêu thụ, tập huấn quy trình, kỹ thuật nuôi đạt theo yêu cầu để cung ứng cho doanh nghiệp”, ông Hiển nhấn mạnh.
Theo TTXVN
- nuôi lươn không bùn li>
- nuôi lươn li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất