Giảm stress nhiệt cho gà thịt mùa nóng bằng Trytophan - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Giảm stress nhiệt cho gà thịt mùa nóng bằng Trytophan

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhu cầu tryptophan tăng ở gà thịt được nuôi tại các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Trong đó theo kết quả nghiên cứu của Opola và cộng sự.(2017) ông khuyến nghị rằng tỷ lệ Trp tối ưu của gà thịt nuôi ở các vùng nhiệt đới là 0.24%

     

    Giới thiệu

     

    Nhiệt độ môi trường cao, đặc biệt trong những tháng hè có ảnh hưởng lớn đến thành tích chăn nuôi gia cầm. Howlider và Rose, (1987); Geraert và cộng sự.(1996) đã báo cáo, stress nhiệt do nhiệt độ môi trường cao gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến lượng ăn vào và tăng trọng của gà thịt. Để giải quyết vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm để xác định mối tương quan giữa nhiệt độ với dinh dưỡng năng lượng, đạm, mỡ, khoáng và vitamin trong khẩu phần (Sonaiya, 1989; Balnave and Oliva, 1990).

     

    Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự tương tác giữa nhiệt độ môi trường cao và axit amin trong chế độ ăn đối với gà thịt vẫn chưa rõ ràng. Trong khi Shan et al. (2003) cho thấy yêu cầu tryptophan của gà con ở 35 °C tương đương yêu cầu ở 25 ° C thì một số báo cáo khác lại cho thấy có mối tương quan giữa các axit amin thiết yếu trong chế độ ăn uống như threonine, tryptophan và nhiệt độ nuôi (Dozier và cộng sự., 2000; Duarte và cộng sự., 2013).

     

    Một điểm cần lưu ý là nhu cầu về dinh dưỡng cụ thể được xác định trong môi trường điều kiện cân bằng ở một nơi, có thể không phù hợp với vật nuôi ở những nơi khác trên thế giới (NRC, 1994) do những khác biệt về giống, tuổi, cũng như mùa chăn nuôi. NRC, (1994) cũng cho thấy nhiệt độ môi trường chăn nuôi có thể ảnh hưởng đến lượng ăn vào; như nhiệt độ càng thấp, vật nuôi ăn vào càng nhiều và ngược lại. Điều này có nghĩa là nhu cầu axit amin sẽ tăng trong môi trường nhiệt độ cao hơn.

     

     

    Mặc dù đã có nhiều báo cáo về nhu cầu tryptophan ở gà đã được thực hiện, tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tác động của nhiệt độ môi trường trong chăn nuôi. Vì vậy, mục tiêu chính của bài viết này là thể hiện mối tương quan giữa nhiệt độ cao và tỷ lệ tryptophan tối ưu trên gà thịt.

     

    Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường cao lên gà thịt

     

    Dưới điều kiện nhiệt cao, gà sẽ thay đổi hành vi và sự cân bằng sinh lý để điều hòa nhiệt độ, vì vậy, nhiệt độ cơ thể của gà sẽ giảm. Nhìn chung, các giống gà khácnhau đều có phản ứng tương tự với stress nhiệt, chỉ khác nhau ở cường độ và thời gian phản ứng. Một nghiên cứu gần đây của Mack và công sự. (2013) chỉ ra rằng khi chịu stress nhiệt, gà dành thời gian ít hơn cho việc ăn và di chuyển, lúc này gà chuyển sang uống nhiều hơn, tần suất thở dốc cao hơn cũng như dành nhiều thời gian nâng cánh, và nghỉ ngơi. Chính những thay đổi này đã làm giảm hiệu suất chăn nuôi của gà.

     

    Nhiều nghiên cứu cũng báo cáo rằng stress nhiệt có tương quan với tăng tỷ lệ chết cao hơn, giảm chất lượng thịt và giảm phúc lợi vật nuôi (Meitchell và Kettlewell, 1998). Trong một nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 3 năm để đánh giá ảnh hưởng của các mùa trong năm tới tỷ lệ chết, và Warriss và cộng sự. (2005) đã cho thấy là tỷ lệ gà thịt chết cao nhất trong các tháng mùa hè.

     

    Cơ chế chuyển hóa của L- Tryptophan

     

    Tryptophan là một trong những axit amin thiết yếu, chủ yếu dùng cho tổng hợp protein. Bên cạnh đó thì tryptophan cũng là một tiền chất của serotonin, melatonine và niacin.

     

    Serotonin là  chất dẫn truyền thần kinh; giúp điều hòa bài tiết trong đường tiêu hóa, vận động và cảm giác; điều tiết nhận thức, giấc ngủ, tâm trạng và sự thèm ăn (qui định lượng ăn vào); và một chất trung gian của một số bệnh thần kinh (Dennis và Charney, 1998; Irwin Lucki, 1998; Peter và cộng sự., 2007; Le Floc’h và Seve, 2007).

     

    Melatonin là một phân tử nội tiết tố thường gặp và đa năng (Hardeland và cống sự., 2006). Nó phân bổ rộng rãi khắp cơ thể, đặc biệt là ở đường tiêu hóa (Konturek et al., 2007), nơi mà melatonin được sản xuất bằng tế bào enteroendocrine ở niêm mạc. Melatonin có tác dụng chống viêm cao nhờ chất ức chế NF-kB và TNF-α  (Konturek và cộng sự., 2008).

     

    Niacin cần cho mọi tế bào sống. Nó có chức năng giải phóng năng lượng từ carbohydrate, mỡ và protein. Thiếu Nicacin dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng canxi và photpho- hai chất cần thiết cho quá trình tạo xương và đồng thời giảm lượng ăn vào (Leeson và cộng sự., 1979).

     

    Cơ chế chuyển hóa của Tryptophan (Rabbani và Barik, 2017) 

     

    Tác dụng của Tryptophan lên hiệu suất chăn nuôi gà thịt ở môi trường nhiệt độ cao

     

    Trong một nghiên cứu của Opola và cộng sự. (2017), ở giai đoạn gà con, 285 gà thịt giống Arbor Acres, bao gồm cả trống và mái được chọn và phân bổ ngẫu nhiên cho 5 nghiệm thức với 3 lần lặp mỗi nghiệm thức. Ở giai đoạn xuất chuồng, 270 con gà thịt cũng được phân bổ cho cho 5 nghiệm thức với 3 lần lặp mỗi nghiệm thức. Hàm lượng tryptophan trong khẩu phần ở giai đoạn gà còn lần lượt là 0.15, 0.19, 0.23, 0.27 và 0.31%, và đối với gà xuất chuồng thì tỷ lệ này lần lượt là 0.13, 0.17, 0.21, 0.25 và 0.29%. Thí nghiệm được tiến hành trong giai đoạn mùa nóng, giữa tháng 4 và tháng 5 (2015). Nhiệt độ tối đa trong giai đoạn này là dao động từ 29°C đến 45°C.   

     

    Kết quả của thí nghiệm này đã cho thấy ở cả hai giai đoạn gà con và xuất chuồng, việc tăng hàm lượng tryptophan trong khẩu phần ăn có tác động đáng kể (P<0.05) đến trong lượng gà xuất chuồng, tăng trọng trung bình trên ngày (ADG) và lượng ăn vào trung bình trên ngày (ADFI) (hình 1). Ở giai đoạn gà con, khi tăng hàm lượng tryptophan đến 0.23% (Trp:Lys =18%), tăng trọng trung bình trên ngày đã tăng lên rõ rệt (có ý nghĩa thống kê), tuy nhiên ADG bắt đầu giảm khi hàm lượng tryptophan lên đến 0.31% (Trp:Lys = 25%).Đối với giai đoạn xuất chuồng, tăng trọng trung bình trên ngày cũng tăng với hàm lượngtrytophan trong khẩu phần lên đến 0.21%(Trp:Lys = 18%)  và bắt đầu giảm từ mức 0.25%(Trp:Lys = 22%).

     

    Kết quả này phù hợp với kết quả mà Fatufe et al. (2005) và Yu et al. (2010) đã từng đưa ra về tăng trọng của gà thịt tăng khi hàm lượng tryptophan cao hơn so với gà ăn khẩu phần hàm lượng tryptophan thấp hơn. Việc tăng tăng trọng này một phần do tăng lượng ăn vào với khẩu phần cân đối axit amin thiết yếu (Opola và cộng sự., 2017).

     

    Theo phương trình hồi quy đa thức thì hàm lượng tryptophan tối ưu cho gà thịt là 0.24%(Trp:Lys = 19%) (từ ngày 0 đến ngày 28) và 0.21%(Trp:Lys = 18.4%)(từ ngày 33 đến ngày 56) để tối đa tăng trọng cho gà thịtvào mùa nóng ở điều kiện khi hậu nhiệt đới (Opola et al., 2017). Tuy nhiên, khuyến nghị này lại có khác biệt với khuyến nghị của Aviagen (2019) là 0.16% cho toàn bộ giai đoạn nuôi. Theo báo cáo của NRC, 1994, lý do giải thích cho hàm lượng tryptophan cao hơn có thể do gà trong thí nghiệm trong thí nghiệm của Opola và cộng sự., 2017 được nuôi trong điều kiện nhiệt độ cao trong các tháng mùa hè.

     

     

    Hình 1: Hiệu suất tăng trưởng của gà thịt ở giai đoạn gà con (0-28 ngày) và giai đoạn xuất chuồng (33-56 ngày) với lượng tryptophan bổ sung vào thức ăn khác nhau trong mùa nóng

     

    Thêm vào đó, Opola và cộng sự. (2017) cũng báo cáo rằng gà thịt với khẩu phần ăn có bổ sung tryptophan có lượng ăn vào cao hơn so với nhóm không có bổ sung tryptophan ở cả giai đoạn gà con lẫn xuất chuồng (Hình2). Tabiri và cộng sự (2002) cũng cho thấy trong điều kiện nhiệt độ cao, gà nuôi khẩu phần có hàm lượng tryptophan thấp có lượng ăn vào thấp hơn so với chế độ ăn có hàm lượng tryptophan cao. Lý do cho việc tăng lượng ăn vào có thể một phần là do chức năng của tryptophan là tiền thân của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, vốn có tác dụng kích thích tính thèm ăn. Hơn nữa Zhang và cộng sự. (2007) chỉ ra rằng tryptophan có thể kích thích tiết ghrelin, tăng cường tính thèm ăn và cuối cùng giúp tăng lượng ăn vào.

     

     

     

    Hình 2: Lượng ăn vào của gà thịt khi áp dụng lượng tryptophan khác nhau trong khẩu phần ăn ở giai đoạn mùa nóng

     

    Kết luận

     

    Từ những thảo luận trên có thể kết luận rằng nhu cầu tryptophan tăng ở gà thịt được nuôi tại các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Trong đó theo kết quả nghiên cứu của Opola và cộng sự.(2017) ông khuyến nghị rằng tỷ lệ Trp tối ưu của gà thịt nuôi ở các vùng nhiệt đới là 0.24% (Trp:Lys = 19%) trong giai đoạn gà con (0-28 ngày) và 0.21% (Trp:Lys = 18.4%) cho giai đoạn gà xuất chuồng (33-56 ngày tuổi), cao hơn tỷ lệ khuyến nghị của Aviagen (2019) với 16% (Trp:Lys).

     

    TS Nguyễn Đình Hải

    Quản lý kỹ thuật và Marketing CJ Bio Việt Nam

    Email: [email protected]

     

    Tài liệu tham khảo

    Balnave, D. and Oliva, A.G. 1991. The influence of sodium bicarbonate and sulfur amino acids on the performance of broilers at moderate and high temperaures. Australian Journal of Agricultural Research, 42(8), pp.1385-1397.

    Charney, D.S. 1998. Monamine dysfunction and the pathophysiology and treatment of depression. The Journal of clinical psychiatry. 59 Suppl 14, 11-4

    Dozier III, W.A., Moran Jr, E.T. and Kidd, M.T. 2000. Threonine requirements for broiler males from 42 to 56 days of age. Journal of Applied Poultry Research, 9(2), pp.214-222.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.