Hanvet và Hormon điều tiết sinh sản lợn nái - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hanvet và Hormon điều tiết sinh sản lợn nái

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với tổng đầu đàn lợn 24,9 triệu con vào tháng 12/2019, Việt Nam là một trong 6 nước chăn nuôi lợn nhiều nhất thế giới, dẫn đầu các nước Đông Nam Á, đạt 3,2 triệu tấn thịt hơi/năm (theo số liệu của Cục Chăn nuôi). Thịt lợn chiếm 70% trong tiêu dùng thịt của người Việt. Hiện tại và tương lai, chăn nuôi lợn vẫn là ngành chăn nuôi quan trọng, là thế mạnh của nước ta, cung cấp thịt tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

     

    Tuy số đầu lợn lớn, nhưng sản lượng thịt vẫn ở mức khiêm tốn, mà nguyên nhân là tập quán, hệ thống giống chưa tốt, kỹ thuật, phương thức chăn nuôi, quản lý chăn nuôi chưa cao, nhiều đại dịch (tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng…) tác động rất mạnh đến ngành chăn nuôi này.

     

    Để đảm bảo được số đầu lợn con nuôi thịt, làm giống hay xuất lợn sữa, cần có đàn nái đủ số lượng, giống tốt, có chu kỳ sinh sản cao. Đàn lợn nái khá lớn (2,6 triệu con – tháng 4.2020), nhưng số nái khai thác khá thấp, chu kỳ đẻ bình quân chỉ được 2,1 lứa/nái/năm (trong khi chỉ số tốt là 2,5 lứa/nái/năm), tỷ lệ nái rối loạn sinh sản cao (không chửa, sẩy thai, bệnh, chậm động dục), đẻ ít con và tỷ lệ lợn con sơ sinh sống sót thấp… là lý do luôn không đủ lợn con xuất chuồng cho nh cầu của thị trường và đẩy giá lợn giống cao.

     

     Nước ta có đàn nái nhiều nhưng số nái khai thác khá thấp

     

    Trong tự nhiên, nội tiết tố (hormon) sinh sản có nhiều loại và được sản sinh, tiết ra từ những cơ quan khác nhau để điều tiết sinh lý sinh sản. Điều tiết hoạt động sinh sản là điều tiết hệ thần kinh-thể dịch rất chặt chẽ từ não bộ (vùng dưới đồi, hypothalamus) tới tuyến yên (hypophysis) đến các tuyến nội tiết khác (buồng trứng, nhau thai, tử cung…).

     

    Tùy thời điểm của chu kỳ sinh dục mà hệ thần kinh-thể dịch điều tiết các nội tiết tố. Cơ chế điều tiết này có lúc là điều tiết thuận (kích thích, positive regulation), nhưng lúc khác lại bị điều tiết ngược (ức chế, feedback/negative regulation).

     

    Một số hormone sinh sản cái quan trọng

     

    Tuyến nội tiết

    Hormon

    Tác dụng chính

    Vùng dưới đồi (Hypothalamus)

    Gonadotropin-Releasing Hormon (GnRH)

    (1). Điều tiết thuỳ trước tuyến yên tiết FSH và LH

    Thuỳ trước tuyến yên
    (Hypophysis)

    Folicle Stimulating Hormon (FSH)

    (1) Phát triển noãn nang (trứng) buồng trứng

    (2) Tiết Estrogen từ buồng trứng

    Luteinizing Hormon (LH)

    (1) Gây rụng trứng, làm ổ

    (2) Hình thành và duy trì chức năng thể vàng

    Thuỳ sau tuyến yên (Hypophysis)

    Oxytocin

    (1) Co bóp cơ trơn tử cung, thúc đẻ

    (2) Tiết sữa

    Buồng trứng

    (Ovarium)

    Estrogens (Oestradiol)

    (1) Hành vi chịu đực, hứng tình (libio)

    (2) Phát triển các cơ quan sinh dục phụ

    (3) Duy trì hệ thống ống sinh dục cái

    (4) Phát triển tuyến sữa (vú)

    Progestins (Progesterone)

    (1) Đảm bảo cho việc mang thai (chửa)

    (2) Phát triển tuyến sữa (vú)

    Relaxin

    (1) Dãn xương chậu

    (2) Mở cổ tử cung

    Inhibin

    (1) Ngăn ngừa tiết FSH

    Dạ con (Uterus)

    Prostagladin F-2 a (PGF)

    (1) Tiêu tan thể vàng

    (2) Gây đẻ

    Nhau thai
    (Placenta)

    Human Chorionic Gonadotropin (HCG)

    (1) Như LH

    Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG)

    (1) Như FSH

    Estrogens

    (Như buồng trứng)

    Progestins

    (Như buồng trứng)

    Relaxin

    (Như buồng trứng)

     

    Ngày nay, con người đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất với những cấu trúc hóa học khác nhau, nhưng có tác dụng tương tự như các hormon tự nhiên, mà ít có tác dụng phụ, dễ bảo quản, dễ sử dụng và giá rẻ.

     

    Công ty Cổ phần Dược và Vật tư thú y (HANVET) có nhiều năm kinh nghiệm và đi đầu trong nghiên cứu và phát triển một số hormon sinh sản cơ bản để điều trị, điều chỉnh các hoạt động sinh sản ở động vật cái (trâu, bò, lợn, dê, cừu, chó, mèo…) mà trước đây phải nhập khẩu từ nước ngoài.

     

            6 loại hormon điều tiết sinh sản do HANVET phát triển

     

    TT

    Tên hormon

    Hoạt chất

    Tác dụng

    2

    Oxytocin

    Oxytocin synth.

    Gây co bóp hệ cơ trơn dạ con, thúc đẻ

    2

    Oestradiol           

    Estradiol benzoate

    Hoàn thiện tính trạng con cái

    3

    Gona-Estrol

    HCG + Oestradiol

    Chứa FSH và LH.
    Gây chín trứng, rụng trứng và động dục 

    4

    Progesterone           

    Progestreone acetate

    Hormone thể vàng, an thai, ổn định làm ổ

    5

    Han-Prost

    Cloprostenol sodium (PG-F2α)

    Tan thể vàng, gây động dục
    Kết hợp với Gone-Estrol hay GnRH gây động dục đồng loạt ở bò, lợn.
    Thúc đẻ. Gây đẻ hẹn giờ.

    6

    Gonadorelin

    Gonadorelin acetate

    Gọi FSH và LH gây chín trứng, rụng trứng và động dục
    Chữa u nang trứng, gây động dục đồng loạt.
    Tăng khả năng thụ thai, chịu đực

     

    Tùy trạng thái bệnh của con cái mà sử dụng loại hormon cho phù hợp. Nhiều trường hợp chỉ cần một liều, một hormon là đã đạt yêu cầu, nhưng có khi phải kết hợp 2 hoặc 3 hormon theo một tuần tự nhất định mới điều chỉnh được. Sử dụng hormon là một khoa học khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức và kinh nghiệm cơ bản về sinh lý sinh sản của con cái cũng như tác dụng của từng loại hormon: đúng thuốc, đúng pha (thời điểm) và đúng liều.

     

    Khái niệm rộng về rối loạn sinh sản ở lợn nái là: nái hậu bị ³9 tháng tuổi và nái sinh sản sau cai sữa 14 ngày mà chưa động dục; phối ³3 lần không chửa; không động dục, chửa giả; đẻ ít con (cái hậu bị <6 con, nái sinh sản <9 con), khó mang thai, sẩy thai, khó đẻ…

    Tuyển chọn và chăm sóc nuôi dưỡng tốt nái giai đoạn hậu bị đóng vai trò quyết định chất lượng sinh sản sau này. Loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn, quá béo, quá gầy, bệnh. Cân bằng dinh dưỡng, đủ đạm, năng lượng, vitamin ADE, khoáng chất…  

     

    Ở nái rạ không động dục, chửa giả… nguyên nhân chính là viêm nhiễm ống sinh dục,can thiệp thô bạo khi đẻ, sót nhau, vệ sinh kém, nái già (>9 lứa)… không loại trừ lỗi dinh dưỡng, bệnh mạn tính, truyền nhiễm, ký sinh trùng.

     

     

    Áp dụng chặt chẽ các quy trình chọn lọc, nuôi nái để cải thiện năng suất sinh sản, giảm nái loại thải, chết, chết con… nhưng vẫn không tránh khỏi các trục trặc sinh sản ở cả cái hậu bị và nái sinh sản. Dùng các hormon để điều tiết sinh sản, cải thiện các chỉ số sinh sản cho đàn lợn nái là biện pháp rất hiệu quả, rẻ tiền. Muốn vậy, phải hiểu tác dụng của từng hormon để sử dụng đúng đối tượng, đúng chu kỳ, liều lượng.

     

    1. Oestradiol – Hormon cái

     

    • Giúp hoàn thiện tính trạng con cái còi cọc, suy dưỡng, 8 tháng không động dục.

     

    • Gọi GnRH để tuyến yên tiết FSH và LH để buồng trứng hoạt động.

     

    • Gây hưng phấn, tăng tiết dịch, chịu đực, co bóp ống sinh dục.

     

    • Gây động dục lâm sàng điển hình, nhưng không rụng trứng (động dục giả).

     

    • Kết hợp với Han-Prost hay Oxytocin để trợ sản.

     

    • Dùng đúng liều. Liều cao gây chai buồng trứng, vô sinh.

     

    Sản phẩm tương tự: E.C.P (Pfizer, Mỹ), Folicullin (Nga), Mesalin (Intervet, Hà Lan)

     

    2. Gona-Estrol – Hormon gây động dục

     

    • Là phối hợp Gonadotropin (FSH và LH) và Oestradiol.

     

    • Kích thích động dục (FSH – kích thích trứng phát triển, chín; LH gây rụng trứng, làm ổ, tạo thể vàng).

     

    • Oestradiol hỗ trợ phát triển các cơ quan sinh dục phụ.

     

    • Rút ngắn giai đoạn khô từ cai sữa đến động dục.

     

    • Gây động dục đồng loạt, chịu đực, đẻ nhiều con.

     

    • Tổ hợp với Han-Prost gây động dục, chữa rối loạn sinh sản, chậm/không động dục.

     

    Sản phẩm tương tự: Chorulon, Corpulin (Intervet, UK), Gonestrol (Labiana, Spain), Lover.

     

    3. Han-Prost – Hormon làm tan thể vàng, co bóp tử cung, trợ đẻ

     

    • Tác dụng như Prostagladin F2a tự nhiên.

     

    • Làm tan thể vàng tồn lưu, u nang buồng trứng, tạo chu kỳ động dục.

     

    • Gây động dục đồng loạt.

     

    • Gây đẻ sớm từ ngày 112 của thai kỳ. Sau tiêm 18-24 giờ sẽ thúc đẻ, đẻ nhanh.

     

    • Pha 0,5 ml vào một liều tinh dịch để tăng hoạt động của tinh trùng, gây hưng phấn ống sinh dục, tăng thụ thai và tăng số con.

     

    • Gây sẩy thai khi chửa không mong muốn hay thai chết lưu.

     

    • Hỗ trợ chữa viêm tử cung: gây mở cổ tử cung, co bóp dạ con, tống dịch viêm ra.

     

    • Trợ sản khi bắt đầu có dấu hiệu đẻ.

     

     

    Sản phẩm tương tự: Estrumate, Lutalyte (Mỹ), Dinoprost, Enzaprost, Hormo P2 alpha…  

     

    4. Progesterone – Hormon thể vàng, chửa an thai

     

    • Hormon của thể vàng, ức chế FSH, LH và buồng trứng phát triển.

     

    • Chống co bóp tử cung, an thai, chống chảy máu, sẩy thai.

     

    • Giúp hợp tử làm ổ (đậu thai)

     

    • Kích thích tuyến sữa phát triển.

     

    Sản phẩm tương tự: Progesteron-4500 ®/1 ml, Progest-500, Vit-Estrone…

     

    5. Gonadorelin – Rụng nhiều trứng, chịu đực, đẻ nhiều con

     

     

    • GnRH là “sếp” của các hormon sinh dục cái, tiết từ não (hypothalamus), điều tiết mọi hoạt động sinh sản của con cái.

     

    • Tác động tuyến yên tiết (thuận) FSH và LH hay ức chế (ngược) các hormon này.
    • Tăng tính chịu đực, mê ỳ.

     

    • Tăng tiết LH gây rụng trứng, dễ thụ thai, làm ổ, chửa.

     

    • Rụng nhiều trứng, đẻ nhiều con

    Sản phẩm tương tự: GnRH, Fertagyl, Cystorelin (Ceva), Receptal (Hoechst).

     

     

     6. Oxytocin – Co bóp dạ con, thúc đẻ

     

     

    • Tác dụng thúc đẻ khi liệt dạ con, rặn yếu (khi cổ tử đã mở,), nhiều

     

    • Kích xuống sữa; kết hợp chữa tắc sữa, M.M.A.

     

    • Chữa sót nhau, tống nhau và sản dịch ra để tránh viêm nhiễm, sớm động dục trở lại.

     

    • Dùng đúng liều, nếu cần nhắc lại sau 20-30 phút, vẫn liều chỉ định.

     

    NHỮNG PHÁC ĐỒ THƯỜNG DÙNG ĐIỀU TIẾT SINH SẢN CHO LỢN NÁI

     

    1. Trường hợp nái chậm động dục, không động dục hay động dục ẩn

     

    1. Với lợn cái hậu bị

     

    • Nếu 7 tháng tuổi không động dục: Bổ sung Vitamin AD3E, các khoáng chất, tăng dinh dưỡng (đạm), vận động, mùi đực, nắng… Sau đó tiêm bắp (i.m) 3-5 ml Oestradiol. Động dục (giả!) xuất hiện sau 48-72 giờ. Bỏ 1-2 chu kỳ không phối.

     

    • Sau lần động dục tiếp theo 9-11 ngày, tiêm 1 ml Han-Prost. Sau 48 giờ, tiêm 4-6 ml Gona-Estrol hay 1 ml Gonadorelin (GnRH). Sẽ có động dục chất lượng, thụ tinh sẽ đậu nhiều con.    

     

          b. Với nái sinh sản

     

     

    • Sau cai sữa 5-7 ngày không động dục lại, kiểm tra, nếu không viêm âm đạo, tử cung thì tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng.

     

    • Tiêm 1 ml Han-Pros. Sau 48 giờ tiêm 6-8 ml Gona-Estrol hoặc 1 ml Nái sẽ động dục và tiêm 1 ml Gonadorelin 2-3 giờ trước thụ tinh.

     

    1. Rút ngắn thời gian từ cai sữa đến động dục (khi không viêm ống sinh dục)

     

    • Lúc đẻ hay đẻ xong, tiêm 10 ml Oxytocin hay 1 ml Han-Prost làm cho nái đẻ nhanh, tống sạch sản dịch, nhanh động dục sau cai sữa (chỉ ≤5 ngày).

     

    • Nên cai sữa lúc 21-28 ngày. Sau đó 2 ngày, tiêm 1 ml Han-Prost và 5-8 ml Gona-Estrol chắc chắn lợn động dục đạt >90%.

     

    1. Kích thích trứng chín rụng, thụ thai và làm ổ

     

    • Trước khi thụ tinh 2-3 giờ, tiêm một liểu 1 ml Gonadorelin sẽ giúp lợn mê ỳ hơn, dễ thao tác thụ tinh, kích thích trứng rụng, giúp thụ thai và mang thai.

     

    1. Cho lợn đẻ sớm theo yêu cầu

     

    • Nái chửa đến ngày 112 có thể tiêm 1 ml Han-Prost nái sẽ đẻ sau 18-24 giờ.

     

    • Áp dụng để cho nái đẻ hẹn giờ (khoảng 20 giờ) sau tiêm Han-Prost  (Ví dụ: Tránh nái đẻ đêm…).

     

    1. Khi đẻ khó

     

    • Chửa ít thai, thai to (nhiều ở nái tơ) hay cơn co (rặn) yếu, nhiều thai… thường gây đẻ khó thì dùng hormon để thúc đẻ: Tiêm 10-20 ml Oxytocin, khi cần có thể nhắc lại sau 20-30 phút vẫn liều chỉ định.

     

    • Hoặc khi chuẩn bị đẻ, tiêm 0,7-1 ml Han-Prost và 3-5 ml Oestradiol sẽ làm cho nái đẻ nhanh, đẻ gọn.

     

    1. Khi nguy cơ sẩy thai

     

    • Khi nái chửa bị bệnh, sốt cao hay chuyển chuồng đẻ, vận chuyển, trời nóng, chấn thương… nguy cơ gây sẩy thai thì tiêm 2-3 ml Progesterone giúp an thai, chống sảy thai, chảy máu tử cung.
    1. Hỗ trợ thụt rửa và chữa viêm dạ con

     

    • Khi viêm tử cung, nhất là viêm tích mủ, nái không động dục (chửa giả): tiêm 1 ml Han-Prost để mở cổ tử cung, co bóp dạ con, tống thải dịch viêm ra. Dùng dung dịch pha loãng Han-Iodine 10% và nước đun sôi để nguội (1:100), thụt rửa 1-2 lít/nái đến khi nước trong lại, sau đó đặt viên đặt tử cung hay bơm lưu kháng sinh. Cần lặp lại sau 2 ngày. Sau đó dùng hormon để để kích thích buồng trứng phát triển, tạo chu kỳ mới bằng Gona-Estrol hay Gonadorelin.

     

    1. Kích hoạt tinh trùng để thụ tinh nhân tạo

     

    • Thêm vào mỗi liều tinh 0,5 ml Han-Prost ngay trước thụ tinh để kích hoạt tinh trùng bơi khỏe, bơi thẳng, chống vón, kỳ hình… sẽ thụ tinh đạt kết quả cao.

     

    Những phác đồ cơ bản này hỗ trợ cải thiện chất lượng sinh sản ở đàn lợn nái. Các liệu pháp hormon điều tiết sinh sản hiệu quả thế nào còn phụ thuộc rất nhiều ở kỹ thuật chuyên môn, kinh nghiệm của người sử dụng.

     

    Chúc các nhà chăn nuôi lợn nái áp dụng hiệu quả các biện pháp để cải thiện các chỉ số sinh sản tốt nhất và có lợi nhuận cao.             

     

    TS Nguyễn Đức Lưu

    Tư vấn kỹ thuật TS  Nguyễn Đức Lưu, Công ty HANVET
    ĐT: 0913215711. Email: [email protected]

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.