Khi nguồn cung hiện rất dồi dào do phần lớn heo đến kỳ xuất chuồng, chờ xuất bán. Giá heo hơi lại một phen “lao dốc” khiến các hộ chăn nuôi lao đao. Tuy nhiên, với lý do thiếu lò giết mổ, thương lái “tung chiêu” ép giá hộ chăn nuôi, trong khi giá bán lẻ trên thị trường vẫn đứng ở mức cao và người tiêu dùng lại tiếp tục chịu thiệt.
Đầu nguồn giảm mạnh, chợ sỉ giảm nhẹ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Kim Đoán, phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, xác nhận giá heo hơi vẫn đang trên đà lao dốc, giảm liên tục từ mức 32.000-35.000 đồng/kg của tháng 9-2017 đến cuối tháng 10-2017 chỉ còn 24.000-27.000 đồng/kg. Với mức giá này, ông Đoán tính toán người nuôi heo lỗ bình quân 7.000-10.000 đồng/kg heo hơi bán ra.
Theo ông Trần Đức Rung (Thống Nhất, Đồng Nai), nửa thánh qua giá heo hơi chỉ 24.000 – 27.000 đồng/kg khiến ông lỗ nặng. Trong ảnh: Thương lái bắt heo trại ông Rung tuần đầu tháng 10 giá 25.000 đồng/kg – Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Ông Trần Đức Rung (Thống Nhất, Đồng Nai) là một trong số ít người nuôi đã bán được heo hơi giá trên 30.000 đồng/kg từ tháng trước nên bây giờ “có đỡ lỗ chút”. Nhưng với lượng heo còn lại buộc phải xuất chuồng vì đã nặng ngoài 120 kg/con, mà giá chỉ còn khoảng 24.000-27.000 đồng/kg, ông Rung cũng buộc phải bấm bụng bán cắt lỗ nếu không muốn bị lỗ nhiều hơn do giá tiếp tục giảm mạnh.
Giá bán heo mảnh (đã giết mổ) tại hai chợ đầu mối giảm nhẹ. Cụ thể, giá bán ra ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8, TP.HCM) ngày 23-10 trung bình 38.000 đồng/kg (tùy loại), thấp hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với ngày 27-9 (thời điểm trước khi lò giết mổ Xuyên Á đóng cửa từ ngày 29-9). Tương tự, các loại thịt khác đã pha lọc ngày 23-10 cũng giảm từ 5.000-15.000 đồng/kg đối với các loại thịt sườn non, heo đùi, ba rọi, nạc…
Còn giá heo mảnh về chợ Hóc Môn ngày 24-10 giảm nhẹ ở mức phổ biến từ 1.000-3.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong đó, giá heo mảnh loại 1 khoảng 42.000 đồng/kg, chừng 33.000 đồng/kg loại 2.
Heo nái về chợ Bình Điền ngày 24-10 chỉ 24.000 đồng/kg loại mảnh (được giết mổ). Trong ảnh: Heo nái loại mảnh tại một lò mổ ở TP.HCM – Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Tương tự, các loại thịt pha lóc bán ra tại đây cũng giảm phổ biến ở mức 5.000-10.000 đồng/kg (tùy loại) khi cốt lết chỉ còn chừng 45.000 đồng/kg, nạc dăm 55.000 đồng/kg, giò trước 45.000 đồng/kg, sườn non 90.000 đồng/kg…
Với tổng lượng heo tại hai chợ đầu mối chiếm trung bình 80-90% nhu cầu thành phố, tương ứng 9.000-10.000 con/ngày, về mặt lý thuyết, biến động giá heo tại hai chợ đầu mối lớn nhất này bắt buộc phải ảnh hưởng đến giá thịt bán ra ở các chợ lẻ.
Nhưng trên thực tế, dù giá heo hơi tại trại nuôi giảm, giá chợ sỉ cũng giảm, nhưng giá bán lẻ vẫn “neo” ở mức cao. Mức giá ghi nhận ngày 24-10 tại chợ Thị Nghè, Bà Chiểu, Lê Văn Sỹ, Phạm Văn Hai… cho thấy giá thịt ba rọi vẫn dao động từ 80.000-90.000 đồng/kg, đùi heo xấp xỉ 75.000-80.000 đồng/kg, giò 75.000-76.000 đồng/kg, sườn non 120.000-125.000 đồng/kg.
Bán lẻ, thương lái “bắt tay” làm giá?
Theo nhiều thương lái, nếu lúc trước giá giết mổ chỉ phổ biến ở mức 90.000 đồng/con nhưng từ đầu tháng 10 đến nay, đặc biệt sau vụ việc ở lò giết mổ Xuyên Á, giá giết mổ thủ công đã tăng lên 150.000-170.000 đồng/con (tùy nơi). Cộng với việc vận chuyển đi xa hơn, nên “tui phải mua giá heo hơi giảm lại để bù vào chi phí tăng, giảm rủi ro”, ông V – một thương lái phân bua.
Tuy nhiên, theo đại diện một lò mổ, với kiểu mổ thủ công như hiện nay, dù chi phí giết mổ có tăng lên so với trước thật, nhưng mức tăng từ chi phí giết mổ “nếu tính đúng, tính đủ trên từng trọng lượng heo thành phẩm sau khi mổ để so với giá bán ra bên ngoài, từ chợ sỉ cho đến chợ lẻ hiện nay, vẫn là một khoảng cách lớn”, vị này thông tin.
Theo cách tính của vị này, “Lúc trước chi phí mổ bình quân 1.300-1.400 đồng/kg, nay tăng lên thành 2.200-2.400 đồng/kg.
Đại diện một công ty chuyên doanh thịt tươi sống cho biết: “Thương lái cứ nói chúng tôi lấy giá giết mổ cao. Nhưng nếu so với mức giá mà họ đang tính toán từ 150.000 – 170.000 đồng/con ở những lò mổ thủ công, rõ ràng đầu vào, tức hạ tầng giết mổ được tổ chức rất sơ sài chẳng tốn kém đầu tư gì, đã cao hơn mức chúng tôi đang thu rất nhiều, nhưng mức giảm cũng rất nhỏ giọt, thì cũng khó mà nói chúng tôi không có thành ý hỗ trợ người tiêu dùng được
Trong khi giá heo hơi giảm 8.000-10.000 đồng/kg, heo về tới chợ sỉ giảm thêm một nấc nữa, nhưng khi ra chợ lẻ chỉ giảm 2.000-3.000 đồng/kg thì rõ ràng mức chênh lệch vẫn còn nằm tại khâu thương lái không nhỏ”, vị này nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông N.N, lãnh đạo một công ty chuyên doanh thịt tươi sống có quy mô lớn tại TP.HCM cho biết, sở dĩ các loại thịt heo thành phẩm từ công ty bán ra trên thị trường chỉ giảm rất khiêm tốn, “vì chi phí thu mua đầu vào từ các hộ chăn nuôi và chi phí giết mổ công nghiệp tốn kém”.
Với mức mua vào 31.900 đồng/kg heo hơi từ các hộ chăn nuôi được công ty giữ giá khá dài trong thời gian qua, ông N.N cho biết chi phí giết mổ theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm “đã ngốn rất nhiều vào chi phí giá thành, trong đó nặng nhất là khoản chi cho khâu xử lý môi trường trước, trong và sau khi giết mổ. Trong khi các lò mổ thủ công, tự doanh bên ngoài không phải tốn gì mà vẫn lấy giá rất cao”.
Chưa kể, nếu sản phẩm của công ty ông khi đưa vào kinh doanh trong hệ thống phân phối hiện đại, ngoài mức chiết khấu phải chi bình quân 9%, cộng với thuế VAT 5% cho hóa đơn xuất bán, “thì giỏi lắm lợi nhuận của công ty chỉ còn được chưa đến vài phần trăm thì làm sao giảm giá sâu hơn như người tiêu dùng kỳ vọng”, ông N.N tình thật.
Ông N.N cũng cho rằng, chi phí giết mổ gia công mà công ty ông đang thực hiện cho một số đối tác có nhu cầu theo tiêu chuẩn giết mổ công nghiệp hiện đại cũng chỉ khoảng 110.000 đồng/con.
Nguyễn Trí – Quỳnh Khôi
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
- chăn nuôi lợn li>
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất