Heo hơi “lao dốc”, giá thịt vẫn cao - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Heo hơi “lao dốc”, giá thịt vẫn cao

    Khi nguồn cung hiện rất dồi dào do phần lớn heo đến kỳ xuất chuồng, chờ xuất bán. Giá heo hơi lại một phen “lao dốc” khiến các hộ chăn nuôi lao đao. Tuy nhiên, với lý do thiếu lò giết mổ, thương lái “tung chiêu” ép giá hộ chăn nuôi, trong khi giá bán lẻ trên thị trường vẫn đứng ở mức cao và người tiêu dùng lại tiếp tục chịu thiệt.

     

    Đầu nguồn giảm mạnh, chợ sỉ giảm nhẹ

     

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Kim Đoán, phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, xác nhận giá heo hơi vẫn đang trên đà lao dốc, giảm liên tục từ mức 32.000-35.000 đồng/kg của tháng 9-2017 đến cuối tháng 10-2017 chỉ còn 24.000-27.000 đồng/kg. Với mức giá này, ông Đoán tính toán người nuôi heo lỗ bình quân 7.000-10.000 đồng/kg heo hơi bán ra.

    Heo hơi “lao dốc”, giá thịt vẫn caoTheo ông Trần Đức Rung (Thống Nhất, Đồng Nai), nửa thánh qua giá heo hơi chỉ 24.000 – 27.000 đồng/kg khiến ông lỗ nặng. Trong ảnh: Thương lái bắt heo trại ông Rung tuần đầu tháng 10 giá 25.000 đồng/kg – Ảnh: NGUYỄN TRÍ

     

    Ông Trần Đức Rung (Thống Nhất, Đồng Nai) là một trong số ít người nuôi đã bán được heo hơi giá trên 30.000 đồng/kg từ tháng trước nên bây giờ “có đỡ lỗ chút”. Nhưng với lượng heo còn lại buộc phải xuất chuồng vì đã nặng ngoài 120 kg/con, mà giá chỉ còn khoảng 24.000-27.000 đồng/kg, ông Rung cũng buộc phải bấm bụng bán cắt lỗ nếu không muốn bị lỗ nhiều hơn do giá tiếp tục giảm mạnh.

     

    Giá bán heo mảnh (đã giết mổ) tại hai chợ đầu mối giảm nhẹ. Cụ thể, giá bán ra ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8, TP.HCM) ngày 23-10 trung bình 38.000 đồng/kg (tùy loại), thấp hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với ngày 27-9 (thời điểm trước khi lò giết mổ Xuyên Á đóng cửa từ ngày 29-9). Tương tự, các loại thịt khác đã pha lọc ngày 23-10 cũng giảm từ 5.000-15.000 đồng/kg đối với các loại thịt sườn non, heo đùi, ba rọi, nạc…

     

    Còn giá heo mảnh về chợ Hóc Môn ngày 24-10 giảm nhẹ ở mức phổ biến từ 1.000-3.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong đó, giá heo mảnh loại 1 khoảng 42.000 đồng/kg, chừng 33.000 đồng/kg loại 2.

    Heo hơi “lao dốc”, giá thịt vẫn caoHeo nái về chợ Bình Điền ngày 24-10 chỉ 24.000 đồng/kg loại mảnh (được giết mổ). Trong ảnh: Heo nái loại mảnh tại một lò mổ ở TP.HCM – Ảnh: NGUYỄN TRÍ

     

    Tương tự, các loại thịt pha lóc bán ra tại đây cũng giảm phổ biến ở mức 5.000-10.000 đồng/kg (tùy loại) khi cốt lết chỉ còn chừng 45.000 đồng/kg, nạc dăm 55.000 đồng/kg, giò trước 45.000 đồng/kg, sườn non 90.000 đồng/kg…

     

    Với tổng lượng heo tại hai chợ đầu mối chiếm trung bình 80-90% nhu cầu thành phố, tương ứng 9.000-10.000 con/ngày, về mặt lý thuyết, biến động giá heo tại hai chợ đầu mối lớn nhất này bắt buộc phải ảnh hưởng đến giá thịt bán ra ở các chợ lẻ.

     

    Nhưng trên thực tế, dù giá heo hơi tại trại nuôi giảm, giá chợ sỉ cũng giảm, nhưng giá bán lẻ vẫn “neo” ở mức cao. Mức giá ghi nhận ngày 24-10 tại chợ Thị Nghè, Bà Chiểu, Lê Văn Sỹ, Phạm Văn Hai… cho thấy giá thịt ba rọi vẫn dao động từ 80.000-90.000 đồng/kg, đùi heo xấp xỉ 75.000-80.000 đồng/kg, giò 75.000-76.000 đồng/kg, sườn non 120.000-125.000 đồng/kg.

     

    Bán lẻ, thương lái “bắt tay” làm giá?

     

    Theo nhiều thương lái, nếu lúc trước giá giết mổ chỉ phổ biến ở mức 90.000 đồng/con nhưng từ đầu tháng 10 đến nay, đặc biệt sau vụ việc ở lò giết mổ Xuyên Á, giá giết mổ thủ công đã tăng lên 150.000-170.000 đồng/con (tùy nơi). Cộng với việc vận chuyển đi xa hơn, nên “tui phải mua giá heo hơi giảm lại để bù vào chi phí tăng, giảm rủi ro”, ông V – một thương lái phân bua.

     

    Tuy nhiên, theo đại diện một lò mổ, với kiểu mổ thủ công như hiện nay, dù chi phí giết mổ có tăng lên so với trước thật, nhưng mức tăng từ chi phí giết mổ “nếu tính đúng, tính đủ trên từng trọng lượng heo thành phẩm sau khi mổ để so với giá bán ra bên ngoài, từ chợ sỉ cho đến chợ lẻ hiện nay, vẫn là một khoảng cách lớn”, vị này thông tin.

     

    Theo cách tính của vị này, “Lúc trước chi phí mổ bình quân 1.300-1.400 đồng/kg, nay tăng lên thành 2.200-2.400 đồng/kg.

     

    Đại diện một công ty chuyên doanh thịt tươi sống cho biết: “Thương lái cứ nói chúng tôi lấy giá giết mổ cao. Nhưng nếu so với mức giá mà họ đang tính toán từ 150.000 – 170.000 đồng/con ở những lò mổ thủ công, rõ ràng đầu vào, tức hạ tầng giết mổ được tổ chức rất sơ sài chẳng tốn kém đầu tư gì, đã cao hơn mức chúng tôi đang thu rất nhiều, nhưng mức giảm cũng rất nhỏ giọt, thì cũng khó mà nói chúng tôi không có thành ý hỗ trợ người tiêu dùng được

     

    Trong khi giá heo hơi giảm 8.000-10.000 đồng/kg, heo về tới chợ sỉ giảm thêm một nấc nữa, nhưng khi ra chợ lẻ chỉ giảm 2.000-3.000 đồng/kg thì rõ ràng mức chênh lệch vẫn còn nằm tại khâu thương lái không nhỏ”, vị này nhấn mạnh.

     

    Trong khi đó, ông N.N, lãnh đạo một công ty chuyên doanh thịt tươi sống có quy mô lớn tại TP.HCM cho biết, sở dĩ các loại thịt heo thành phẩm từ công ty bán ra trên thị trường chỉ giảm rất khiêm tốn, “vì chi phí thu mua đầu vào từ các hộ chăn nuôi và chi phí giết mổ công nghiệp tốn kém”.

     

    Với mức mua vào 31.900 đồng/kg heo hơi từ các hộ chăn nuôi được công ty giữ giá khá dài trong thời gian qua, ông N.N cho biết chi phí giết mổ theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm “đã ngốn rất nhiều vào chi phí giá thành, trong đó nặng nhất là khoản chi cho khâu xử lý môi trường trước, trong và sau khi giết mổ. Trong khi các lò mổ thủ công, tự doanh bên ngoài không phải tốn gì mà vẫn lấy giá rất cao”.

     

    Chưa kể, nếu sản phẩm của công ty ông khi đưa vào kinh doanh trong hệ thống phân phối hiện đại, ngoài mức chiết khấu phải chi bình quân 9%, cộng với thuế VAT 5% cho hóa đơn xuất bán, “thì giỏi lắm lợi nhuận của công ty chỉ còn được chưa đến vài phần trăm thì làm sao giảm giá sâu hơn như người tiêu dùng kỳ vọng”, ông N.N tình thật.

     

    Ông N.N cũng cho rằng, chi phí giết mổ gia công mà công ty ông đang thực hiện cho một số đối tác có nhu cầu theo tiêu chuẩn giết mổ công nghiệp hiện đại cũng chỉ khoảng 110.000 đồng/con.

     

    Nguyễn Trí – Quỳnh Khôi

    Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.