[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bổ sung Probiotic và Enzyme trong khẩu phần ăn cho vật nuôi là vấn đề đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc bổ sung các chất hỗ trợ tiêu hóa này chỉ thực sự nhận được quan tâm trong thời gian gần đây, khi việc bổ sung kháng sinh không đúng cách trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích sinh trưởng cho vật nuôi, đã và đang gây ra nhiều mối lo ngại về sự kháng thuốc trên vật nuôi và con người.
Do vậy, hiểu biết sâu về hiệu quả trong chăn nuôi của Probiotic và Enzyme là vấn đề quan trọng, cần thiết để chủ động trong công tác phát triển chăn nuôi và sản xuất thực phẩm an toàn.
1. Cơ chế tác dụng:
a. Probiotic (Men vi sinh)- Lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh
– Theo định nghĩa của Tổ chức lương nông thế giới (FAO) hay Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Probiotic là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể”.
Nguồn: Sưu tầm
* Cơ chế:
(1) Tác động kháng khuẩn:
– Tiết ra các chất kháng khuẩn: Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng như các acid hữu cơ (axit lactic và axit acetic), hydrogen peroxide và chất diệt khuẩn, các chất này có thể ức chế cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).
– Cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của mầm bệnh.
(2) Tác động trên mô biểu bì ruột:
– Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa những tế bào biểu mô.
– Giảm việc kích thích bài tiết và những hậu quả do bị viêm của sự lây nhiễm vi khuẩn.
– Đẩy mạnh sự tạo ra các phân tử phòng vệ như chất nhầy.
(3) Tăng cường hệ miễn dịch:
– Đẩy mạnh sự báo hiệu cho tế bào chủ để làm giảm đáp ứng viêm.
– Tạo đáp ứng miễn dịch để làm giảm dị ứng.
– Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
(4) Tác động đến hệ vi khuẩn đường ruột:
– Làm giảm pH của hệ tiêu hóa => gây cản trở hoạt động của các vi sinh vật gây hại tồn tại ở đường ruột. Đồng thời tăng sự dung nạp đường lactose giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose và làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm vi khuẩn gây hại.
– Điều chỉnh thành phần của vi khuẩn đường ruột. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường ruột.
Ngoài ra, Probitic còn có một số chức năng khác như cung cấp một số Vitamin quan trọng cho cơ thể…
Cần dùng Probiotic trong các trường hợp sau:
– Bệnh đường tiêu hóa như lỵ, tiêu chảy, viêm ruột…
– Sau khi dùng kháng sinh, đặc biệt kháng sinh đường uống, phổ rộng. Vì khi thực hiện chức năng diệt khuẩn, kháng sinh đã vô tình diệt luôn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ cân bằng vi sinh đường ruột.
Nguồn: Sưu tầm
b. Enzyme (Men tiêu hóa) – Chất xúc tác sinh học
Nếu như Probiotic là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có lợi cho hệ tiêu hóa, thì Enzyme chính là một chất xúc tác sinh học, có bản chất là Protein.
Enzyme được ví như nguồn nhiên liệu cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể động vật, giúp cho những phản ứng chuyển hóa sinh học được nhanh, mạnh hơn. Khác với Probiotic (Cơ thể không tự tổng hợp được), Enzyme được tổng hợp trong các tuyến ngoại tiết trong cơ thể rồi được chế tiết vào cơ quan của ống tiêu hóa như miệng, dạ dày, ruột để tiêu hóa các loại chất bột đường, đạm và chất béo trong thức ăn. Sau khi được các Enzyme thủy phân các sản phẩm tiêu hóa được hấp thu vào máu đưa đi nuôi dưỡng cơ thể.
*Cơ chế:
Mỗi Enzyme có một cấu hình lập thể xác định và nó ăn khớp với các phần tử phản ứng hay các cơ chất.
Nguồn: Sưu tầm
Đầu tiên là sự hình thành phức hợp Enzyme – Cơ chất. Mỗi phân tử Enzyme có một trung tâm hoạt động, trong quá trình chuyển động của Enzyme và cơ chất, khi chúng va chạm đúng hướng với nhau thì cơ chất được bám tạm thời vào vị trí trung tâm hoạt động. Enzyme và cơ chất tương tác với nhau để phản ứng xảy ra trong cơ chất, tạo ra các sản phẩm thích hợp rồi chúng rời ra khỏi trung tâm hoạt động của Enzyme – từ đó Enzyme được tự do để tiếp tục liên kết với cơ chất mới.
Cơ chế hoạt động này được mô tả như “khóa” và “chìa”. Tuy nhiên chỉ mang tính chất tương đối vì cả hai bên đều không cố định mà chúng tương tác với nhau để có sự thay đổi cả hai bên “phù hợp do cảm ứng” tạo điều kiện cho phản ứng xảy ra nhanh hơn. Khi phản ứng thực hiện xong thì Enzyme trở lại cấu trúc như cũ.
Enzyme thường hoạt động một cách đặc hiệu, một Enzyme thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định với một cơ chất nhất định.
Ví dụ : Lactase thủy phân lactose; Amylase thủy phân tinh bột
Thiếu Enzyme sự tiêu hóa thức ăn bị rối loạn dẫn đến rối loạn hấp thu. Thức ăn không được tiêu hóa, hấp thu bị khuẩn ruột làm cho lên men, gây tiêu chảy phân sống, còn gọi là hội chứng kém hấp thu. Do đó, Enzym tiêu hóa được sử dụng khi cơ thể bị thiếu hụt, như khi bị các bệnh đường tiêu hóa như bệnh gan, dạ dày, tụy tạng, ruột.
2. Tại sao nên kết hợp Probiotic và Enzyme?
Do Probiotic trong đường ruột sản sinh ra Enzyme hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, nên nhiều người có quan điểm rằng chỉ cần bổ sung Enzyme là đủ vì Enzyme có tác dụng ngay lập tức sau khi đưa chúng vào khẩu phần ăn của vật nuôi, trong khi đó, vi sinh vật cần phải có thời gian thích nghi để gia tăng số lượng quần thể và sau đó mới có thể sản sinh ra Enzyme cung cấp cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Để tạo nên tác dụng toàn diện và vượt trôi, người chăn nuôi cần bổ sung cả Enzyme và Probiotic bởi giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ.
Enzyme sẽ giúp thức ăn được phân cắt nhỏ và phân rã thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột dễ hấp thu vào máu. Mặt khác, Probiotic giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, khi đường ruột khỏe mạnh thì đương nhiên việc hấp thu chất dinh dưỡng sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.
Nếu thiếu Enzyme, thức ăn không được tiêu hóa, thành ruột không hấp thu được, thức ăn sẽ ứ đọng trong ruột sẽ sinh ra các chất độc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột. Hoặc ngược lại, khi đường ruột mất cân bằng sinh học, thiếu các chủng vi khuẩn có lợi, cũng gây nên hiện tượng giảm tiết một số loại Enzyme gây cản trở tiêu hóa…
Ngoài ra, một số Enzyme có thể hoạt động tốt trong những môi trường khác biệt, trong khi một số vi sinh vật lại bị hạn chế môi trường sống hoặc bị cạnh tranh khốc liệt bởi các vi sinh vật gây hại khác trong ống tiêu hóa.
Theo tài liệu nghiên cứu của nhà khoa học Người Anh – Laura Payling về hiệu quả kết hợp giữa Protease (Enzyme thủy phân Protein) và vi sinh vật (Probiotic).
Trong đó:
– DFM (Direct Fed Microbials) = Bổ sung vi sinh vật trực tiếp (Qua đường ăn hoặc uống)
– Control = Lô đối chứng (Không bổ sung Protease và vi sinh vật)
– Apparent total tract digestibility of Nitrogen = Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của tổng số các hợp chất chứa Nitơ trong đường tiêu hóa (đạm + amino acid)
– DFM effect = Hiệu quả bổ sung vi sinh vật
– Protease effect = Hiệu quả từ Protease
– Combination effect = Hiệu quả hiệp đồng
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy, kết hợp Enzyme protease và vi sinh vật vào khẩu phần ăn giúp cho khả năng tiêu hóa protein lớn hơn nhiều khi sử dụng protease và vi sinh vật đơn lẻ. Đây chỉ là 1 trong nhiều thí nghiệm cho thấy hiệu quả kết hợp tuyệt vời giữa Probitic và Enzyme.
Do đó, bổ sung đồng thời Probiotic và Enzyme sẽ tạo nên tác dụng hiệp đồng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột cho vật nuôi, nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thu, kích thích tăng trọng. Đồng thời cũng làm giảm thải khí NH3 ra ngoài môi trường, xóa tan mùi hôi, giảm ô nhiễm chuồng trại.
3. Công thức kết hợp
Hado-LacEnzym là sản phẩm được bào chế dựa trên nguyên lý kết hợp giữa Probiotic và Enzyme. Công nghệ Probiotic bào tử đặc biệt từ Anh Quốc cùng với tổ hợp Enzyme đa dạng đã mang lại hiệu quả vượt trội cho sản phẩm: Tăng cường tiêu hóa giúp vật nuôi lớn nhanh, giảm chi phí chăn nuôi, đồng thời tăng khả năng kháng bệnh và giảm ô nhiễm môi trường.
Phòng Nghiên cứu và Phát triển thị trường
Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương 5 (www.fivevet.com)
- thức ăn chăn nuôi li>
- phụ gia thức ăn chăn nuôi li>
- hỗ trợ tiêu hóa li>
- Enzyme li>
- Probiotic li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất