Dịch cúm gia cầm A/H5N6 vừa xuất hiện trên địa bàn xã Liên Sơn (Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình). Với tốc độ lây lan nhanh, làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài như gà, vịt, ngan, chim cút…, tỉnh đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nếu không kịp thời ngăn chặn và khống chế dịch.
Cán bộ thú y xã Liên Sơn (Lương Sơn) phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi đang xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6.
Từ ngày 25/2 – 2/3, trên địa bàn xã Liên Sơn phát hiện 3 ổ dịch cúm A/H5N6, đầu tiên là trại gà quy mô 5.000 con của hộ ông Đào Kim Toại, xóm 23/9. 2 ổ dịch mới phát hiện là ổ dịch trên đàn vịt 600 con của hộ ông Nguyễn Văn Chung, xóm 23/9, ổ dịch trên đàn vịt 5.000 con của gia đình ông Trịnh Ngọc Hà, xóm 3/2B. Ông Đào Kim Toại cho biết: Chỉ chưa đầy 1 tuần, 3.500 con gà thịt chuẩn bị đến kỳ xuất bán bỗng lăn ra ốm và chết hàng loạt. Khi đó, gia đình không rõ nguyên nhân nên chữa trị theo cách thông thường nhưng không hiệu quả. Biểu hiện của bệnh là gà sốt cao, ủ rũ, ăn ít, thể trạng xơ xác nằm la liệt dưới nền chuồng, phù đầu, mắt bị sưng, miệng chảy dịch lẫn thức ăn… Chỉ đến khi cơ quan chuyên môn về gia trại xác minh, thăm khám, lấy mẫu mới xác định đàn gà đã bị dịch cúm A/H5N6.
Mức độ nguy hiểm của dịch cúm A/H5N6 đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Dịch xảy ra trên địa bàn xã Liên Sơn do những nguyên nhân: Đàn gà chưa được tiêm vắc xin cúm A/H5N6; các hộ chưa thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; địa phương giáp ranh (Chương Mỹ – Hà Nội) đang có dịch; diễn biến thời tiết khí hậu phức tạp, ẩm độ thấp đột ngột làm gia cầm giảm sức đề kháng…
Đồng thời với diễn biến xảy ra, các giải pháp cấp bách chống dịch được huyện Lương Sơn tích cực triển khai. Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện khẩn trương chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, phòng, ban liên quan tập trung chống dịch cúm gia cầm quyết liệt. Đối với xã Liên Sơn đã công bố dịch theo quy định của Luật Thú y. Tổ chức tiêu hủy 100% số gia cầm tại 3 ổ dịch theo quy định. Cấm buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm ra, vào khu vực có dịch. Huy động nhân lực tại chỗ thực hiện phun khử trùng chuồng nuôi gia súc, gia cầm và môi trường chăn nuôi tại khu vực ổ dịch, rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống, rãnh thoát nước…
Tổng đàn gia cầm của tỉnh hiện khoảng trên 6 triệu con. Một số địa phương giáp ranh với TP Hà Nội và các tỉnh bạn đang đầu tư chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, gia trại lớn như: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy… Tỉnh ta là 1 trong 10 địa phương trên cả nước xuất hiện dịch cúm A/H5N6. Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh nhấn mạnh: Với mức độ lây lan nhanh như hiện nay, việc tập trung cao độ và dành nguồn lực triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N6 cho đàn gia cầm là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn, khống chế dịch.
Mặt khác, cần đẩy mạnh các biện pháp thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về tình hình bệnh cúm gia cầm để người dân biết, chủ động phối hợp phòng, chống dịch theo quy định. Thực hiện 3 không (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm bệnh, xử lý bằng cách đốt, ủ, dùng vôi bột rắc nền và xung quanh chuồng nuôi). Khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. Khi mua con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định. Người chăn nuôi và thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn gia cầm, nếu phát hiện gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu để chuẩn đoán, xét nghiệm xác định dịch bệnh.
Cúm A/H5N6 có con đường lây lan đa dạng qua không khí, thức ăn, quần áo bảo hộ của người không khử trùng tốt khi mang thức ăn, mang nước uống vào chuồng trại. Tuy nhiên, vi rút này có sức đề kháng yếu với thuốc sát trùng và dễ bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ trên 300C. Lưu ý người chăn nuôi thực hiện tốt việc phòng ngừa bằng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phun tiêu độc khử trùng để hạn chế sự ảnh hưởng, lây lan của dịch cúm gia cầm.
Bùi Minh
Nguồn: Báo Hòa Bình
- dịch cúm gia cầm li>
- Chăm sóc đàn gia cầm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất