Hòa Bình: Dồn sức ngăn chặn dịch cúm A/H5N6 lây lan trên đàn gia cầm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hòa Bình: Dồn sức ngăn chặn dịch cúm A/H5N6 lây lan trên đàn gia cầm

    Dịch cúm gia cầm A/H5N6 vừa xuất hiện trên địa bàn xã Liên Sơn (Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình). Với tốc độ lây lan nhanh, làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài như gà, vịt, ngan, chim cút…, tỉnh đang đối mặt với nguy cơ thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nếu không kịp thời ngăn chặn và khống chế dịch.

    Cán bộ thú y xã Liên Sơn (Lương Sơn) phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi đang xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6.

     

    Từ ngày 25/2 – 2/3, trên địa bàn xã Liên Sơn phát hiện 3 ổ dịch cúm A/H5N6, đầu tiên là trại gà quy mô 5.000 con của hộ ông Đào Kim Toại, xóm 23/9. 2 ổ dịch mới phát hiện là ổ dịch trên đàn vịt 600 con của hộ ông Nguyễn Văn Chung, xóm 23/9, ổ dịch trên đàn vịt 5.000 con của gia đình ông Trịnh Ngọc Hà, xóm 3/2B. Ông Đào Kim Toại cho biết: Chỉ chưa đầy 1 tuần, 3.500 con gà thịt chuẩn bị đến kỳ xuất bán bỗng lăn ra ốm và chết hàng loạt. Khi đó, gia đình không rõ nguyên nhân nên chữa trị theo cách thông thường nhưng không hiệu quả. Biểu hiện của bệnh là gà sốt cao, ủ rũ, ăn ít, thể trạng xơ xác nằm la liệt dưới nền chuồng, phù đầu, mắt bị sưng, miệng chảy dịch lẫn thức ăn… Chỉ đến khi cơ quan chuyên môn về gia trại xác minh, thăm khám, lấy mẫu mới xác định đàn gà đã bị dịch cúm A/H5N6.



    Mức độ nguy hiểm của dịch cúm A/H5N6 đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo. Dịch xảy ra trên địa bàn xã Liên Sơn do những nguyên nhân: Đàn gà chưa được tiêm vắc xin cúm A/H5N6; các hộ chưa thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; địa phương giáp ranh (Chương Mỹ – Hà Nội) đang có dịch; diễn biến thời tiết khí hậu phức tạp, ẩm độ thấp đột ngột làm gia cầm giảm sức đề kháng…

     

    Đồng thời với diễn biến xảy ra, các giải pháp cấp bách chống dịch được huyện Lương Sơn tích cực triển khai. Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện khẩn trương chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, phòng, ban liên quan tập trung chống dịch cúm gia cầm quyết liệt. Đối với xã Liên Sơn đã công bố dịch theo quy định của Luật Thú y. Tổ chức tiêu hủy 100% số gia cầm tại 3 ổ dịch theo quy định. Cấm buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm ra, vào khu vực có dịch. Huy động nhân lực tại chỗ thực hiện phun khử trùng chuồng nuôi gia súc, gia cầm và môi trường chăn nuôi tại khu vực ổ dịch, rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm, hệ thống cống, rãnh thoát nước…

     

    Tổng đàn gia cầm của tỉnh hiện khoảng trên 6 triệu con. Một số địa phương giáp ranh với TP Hà Nội và các tỉnh bạn đang đầu tư chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại, gia trại lớn như: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy… Tỉnh ta là 1 trong 10 địa phương trên cả nước xuất hiện dịch cúm A/H5N6. Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh nhấn mạnh: Với mức độ lây lan nhanh như hiện nay, việc tập trung cao độ và dành nguồn lực triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N6 cho đàn gia cầm là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn, khống chế dịch.

     

    Mặt khác, cần đẩy mạnh các biện pháp thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở về tình hình bệnh cúm gia cầm để người dân biết, chủ động phối hợp phòng, chống dịch theo quy định. Thực hiện 3 không (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm bệnh, xử lý bằng cách đốt, ủ, dùng vôi bột rắc nền và xung quanh chuồng nuôi). Khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. Khi mua con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định. Người chăn nuôi và thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn gia cầm, nếu phát hiện gia cầm bệnh, chết không rõ nguyên nhân báo cơ quan thú y địa phương lấy mẫu để chuẩn đoán, xét nghiệm xác định dịch bệnh.

     

    Cúm A/H5N6 có con đường lây lan đa dạng qua không khí, thức ăn, quần áo bảo hộ của người không khử trùng tốt khi mang thức ăn, mang nước uống vào chuồng trại. Tuy nhiên, vi rút này có sức đề kháng yếu với thuốc sát trùng và dễ bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ trên 300C. Lưu ý người chăn nuôi thực hiện tốt việc phòng ngừa bằng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phun tiêu độc khử trùng để hạn chế sự ảnh hưởng, lây lan của dịch cúm gia cầm.

     

    Bùi Minh

    Nguồn: Báo Hòa Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.