[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 11/11/2023, Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận một số nội dung như: phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới; lấy ý kiến về tổ chức cuộc thi hoa hậu thỏ; kiện toàn các chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội, Hội đồng khoa học, Ban cố vấn, Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu thỏ lần thứ III.
Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ
Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng 40 đại biểu là: Lãnh đạo Hội các thời kỳ; Ban thường vụ, Ban kiểm tra, Ban chấp hành Hội; đại biểu đại diện đơn vị sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, tập thể chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, người chăn nuôi thỏ tiêu biểu…
Năm |
Tổng đàn thỏ (2018-2022) |
2018 |
1,044,370 |
2019 |
1,116,869 |
2020 |
1,237,006 |
2021 |
1,227,725 |
2022 |
1,379,040 |
Năm 2023 |
Ước đạt 1.4952 |
Sản phẩm thịt giai đoạn 2018-2022 (tấn) |
||||||
Năm |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Thịt thỏ |
3438,5 |
3894,6 |
4359,9 |
4665,8 |
4738,6 |
Ước đạt 4986,5 |
Tăng cường công tác truyền thông
Ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam cho biết, “Năm 2023, mặc dù người chăn nuôi thỏ đã tái đàn, mở rộng sản xuất, tổng đàn tăng, sản lượng tăng, thị trường đầu năm còn nhiều khó khăn; nhưng cuối năm thị trường tiêu thụ thỏ trong nước đã thuận lợi, giá cả ổn định và tăng nhẹ vào cuối năm do nhu cầu thịt thỏ tăng”.
Thời gian tới, ông Nguyễn Huy Long cho rằng, sẽ tiếp tục tham mưu để các cấp, chính quyền quan tâm đến chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về con giống và đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Làm tốt công tác truyền thông để nhiều người biết đến nghề nuôi thỏ, nâng cao giá trị sản xuất và sử dụng thịt thỏ làm món ăn hàng ngày. Từng bước tuyên truyền nâng số cơ sở, trang trại trong chăn nuôi thỏ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động chăn nuôi thỏ.
“Tiếp tục cải tiến chất lượng giống, cải tiến các trang thiết bị, chuồng nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, hình thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ và chế biến, tiếp cận với các siêu thị, nhà hàng, khách sạn để mở rộng thị trường, nâng cao nhu cầu và số lượng người dùng thịt thỏ. Hy vọng trong thời gian tới, nghề chăn nuôi thỏ sẽ có chuyển biến tích cực”, ông Long chia sẻ.
Hội Chăn nuôi Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, tổ chức “Cuộc thi Hoa hậu thỏ lần thứ III” là dịp thể hiện tiềm năng, thế mạnh của ngành chăn nuôi cũng như lĩnh vực chăn nuôi thỏ. Hội Chăn nuôi Việt Nam luôn ủng hộ và sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam tổ chức cuộc thi.
Tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ mong muốn Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam là đầu mối liên kết tất cả các trang trại, các HTX để thống kê, giới thiệu đến các công ty thu mua, tiêu thụ các sản phẩm đầu ra từ thỏ.
Trước mắt, Hội cần thực hiện việc kiện toàn tổ chức, phân công rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi cho các thành viên trong Ban thường vụ, thực hiện tốt quy chế của một tổ chức nghề nghiệp. Tìm kiếm, sử dụng hiệu quả tài chính của Hội thông qua nguồn tài trợ, đóng góp của hội viên. Làm tốt công tác tuyên truyền về hoạt động của Hội, kêu gọi và mời các thành viên là những người chăn nuôi có trách nhiệm, có lòng nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm chăn nuôi tự nguyện tham gia Hội. Xác định rõ những giá trị Hội mang lại cho hội viên tham gia để thu hút đông đảo mọi người tham gia. Thường xuyên chia sẻ thông tin về giá cả, thị trường, mô hình chăn nuôi hiệu quả, kinh nghiệm chăn nuôi cho các hội viên trong Hội.
Tại hội nghị, PGS.TS Phạm Công Hoạt nhấn mạnh: “Hội chăn nuôi thỏ cần xây dựng chương trình làm việc toàn khóa nhằm phát triển chăn nuôi thỏ ở Việt Nam bền vững. Khẳng định vai trò, định hướng phát triển chăn nuôi thỏ ngang tầm với các hội khác”.
Hội nghị đã nghe 9 báo cáo và các ý kiến tập trung vào các vấn đề: Phát triển chăn nuôi thỏ thành ngành công nghiệp thỏ; Phấn đấu đưa chăn nuôi thỏ tương đương với đối tượng vật nuôi khác như bò, gà, lợn…; Thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về thỏ đồng thời mở rộng thêm con dê, con cừu mà các thế hệ lãnh đạo Hội trước đây đã nghiên cứu và triển khai mô hình chăn nuôi ở nhiều tỉnh, thành phố; Tổ chức chăn nuôi thỏ theo chuỗi giá trị và có sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn.
Sau thời gian làm việc, hội nghị đã kiện toàn Lãnh đạo Hội gồm: Đồng chí Nguyễn Huy Long, nguyên Phó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ thứ nhất (2009-2014) đến 4/2023 là quyền Chủ tịch Hội làm Chủ tịch Hội; GS.TS Nguyễn Văn Thu làm Phó Chủ tịch Hội; đồng chí Thân Ngọc Sơn làm Trưởng ban tổ chức hội thi Hoa hậu thỏ; PGS.TS Đinh Văn Bình làm Chủ tịch Hội đồng khoa học và Ban cố vấn Hội chăn nuôi thỏ Việt nam.
Hội thi hoa hậu thỏ Việt Nam được tổ chức quy mô toàn quốc
Hội thi hoa hậu thỏ Việt Nam lần thứ 2, được tổ chức tại Bắc Giang năm 2019
Về hội thi Hoa hậu thỏ năm 2023: Tổ chức với quy mô toàn quốc; Thành lập Ban vận động tìm nguồn tài trợ cho cuộc thi, nhằm tăng giá trị giải thưởng; Phấn đấu cuộc thi Hoa hậu thỏ sẽ xứng tầm như các cuộc thi vật nuôi khác như hoa hậu bò, bán vé như thi chọi trâu; Đề xuất hội thi Hoa hậu thỏ mang tính chuyên nghiệp và được diễn ra hàng năm; Báo cáo Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật và các bộ ngành liên quan cân đối có tài trợ từ kinh phí nhà nước; Cần có văn bản chấp thuận của Bộ NN&PTNT và Cục Chăn nuôi về tổ chức cuộc thi theo đề xuất tại công văn của Hội tháng 5/2023.
PV
Mô hình chăn nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thời gian qua, nhiều mô hình chăn nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình anh Nguyễn Mạnh Hùng, HTX Thỏ sạch An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh) có hơn 40 trại hội viên tham gia nuôi thỏ trên địa bàn huyện Củ Chi và một số khu vực lân cận như Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Tổng đàn trên 1.500 thỏ nái và 20.000 thỏ thịt, tiêu thụ 2.000-3.000 con/tháng (tương đương 4 đến 5 tấn thỏ hơi).
Mô hình anh Đỗ Quốc Bình, HTX Nông sản Lương Sơn, Sông Công, Thái Nguyên có quy mô 300 thỏ nái, tổng đàn khoảng 2.000 con, nuôi trên diện tích 400m2. Có chuỗi liên kết bao tiêu đầu vào, đầu ra cho 20 trại thỏ trong một ngày. Mỗi năm bán ra thị trường 30-35 tấn thỏ thương phẩm, bình quân thu lãi 200-300 triệu đồng/năm.
Mô hình Trại thỏ Bằng Sở, Ninh Sở, Thường Tín, TP. Hà Nội (của anh Lại Tiến Định, Ủy viên BCH Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam) quy mô 300-500 thỏ nái, ngoài ra anh còn bao tiêu sản phẩm, cung cấp cám, thuốc thú y, giống, hỗ trợ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi thỏ. Hiện nay, anh nhận chế biến thực phẩm từ thỏ, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn…
Trại Thỏ Tỷ Đô tại Xuân Lộc, Đồng Nai (của anh Nguyễn Hoàng Thuyên, Ủy viên BCH Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam), chuyên hỗ trợ người chăn nuôi qua mạng xã hội về kỹ thuật chăn nuôi thỏ New Zealand và các dịch vụ cung cấp: thỏ giống, thỏ thịt, thỏ cảnh, phụ kiện như van uống nước, máng ăn, lồng thỏ và thuốc thú y cho thỏ. Trại của anh nuôi từ 300-500 thỏ, các trại thành viên nuôi 2.000 thỏ nái. Có thời điểm lượng khách nhiều anh không có đủ thỏ để cung cấp ra thị trường. Nhờ nuôi thỏ, anh đã có nguồn thu nhập ổn định và mở rộng thêm trại thỏ cảnh và trại thỏ thương phẩm trong thời gian tới.
Chị Thân Thị Lai (Ủy viên BCH Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam), là chủ trại thỏ tại Nghĩa Thượng, Minh Đức, Việt Yên, Bắc Giang. Chị kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho bà con khoảng 1.000-2.000 con thỏ bố mẹ. Cung cấp giống ông bà, thỏ con và thỏ thương phẩm. Trang trại của chị có 4 gia đình hoat động, xuất từ 50-300 con/ngày. Không chỉ là chủ trang trại, chị còn cung cấp cám và bao tiêu cho 20 trại thỏ của bà con trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực miền bắc. Chị ký hợp đồng với Công ty thực phẩm sạch Hà Nội, đưa thịt thỏ vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn.
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
cảm ơn tạp chí Huy Long 0348616316;