[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ NN&PTNT ban hành Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 về việc hướng dẫn kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) .
Cụ thể như sau:
1. Phòng bệnh tại cơ sở chăn nuôi xuất, bán lợn
a, Có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nhằm ngăn ngừa mầm bệnh DTLCP xâm nhiễm vào cơ sở chăn nuôi.
b, Thực hiện các biện pháp giám sát, phòng bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Kiểm soát vận chuyển lợn ra ngoài, vào trong vùng dịch
a, Lợn có nguồn gốc từ cơ sở không nhiễm bệnh phải được lấy mẫu máu xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển ra ngoài.
b, Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Điều 70 Luật Thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT_BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ NN&PTNT từ cơ sở sản xuất lợn đến trực tiếp cơ sở nuôi lợn (cơ sở tiếp nhận lợn).
c, Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra vào cơ sở chăn nuôi xuất bán lợn, cơ sở tiếp nhận lợn.
d, Đối với trường hợp vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch trong địa bàn cấp tỉnh phải được xét nghiệm âm tính với DTLCP. Trường hợp lợn có nguồn gốc từ địa bàn cấp tỉnh khác, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT, đồng thời thực hiện thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển lợn về địa phương.
đ, Đối với cơ sở tiếp nhận lợn nằm trong vùng dịch phải là cơ sở chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi đã đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc cơ sở chăn nuôi có quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định; trước khi tiếp nhận lợn, chủ cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với chính quyền và cơ quan thú y để được theo dõi, quản lý.
Đối với trường hợp vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch trong địa bàn cấp tỉnh phải được xét nghiệm âm tính với DTLCP (Ảnh minh họa)
3. Kiểm soát vận chuyển lợn đi qua địa bàn của tỉnh, thành phố có dịch đến địa phương khác
a, Thực hiện các nội dung của Mục 2 văn bản này.
b, Thông báo cho các địa phương về lộ trình vận chuyển lợn. Phương tiện vận chuyển phải đi theo lộ trình hướng dẫn của cơ quan thú y địa phương có huowngn tiện vận chuyển lợn đi qua.
4. Lấy mẫu lợn để xét nghiệm
Trước khi vận chuyển, chủ cơ sở chăn nuôi lợn báo cáo cho cơ quan thú y địa phương để tổ chức giám sát và lấy mẫu máu lợn để xét nghiệm mầm bệnh DTLCP như sau:
a, Đối với trường hợp xuất bán,vận chuyển lợn tại các cơ swor chăn nuôi có tổng đàn dưới 100 con: Lấy mẫu máu của 15 con lợn để gộp thành 03 mẫu xét nghiệm. Trường hợp cơ sở chăn nuôi có dưới 15 con lợn, lấy mẫu máu của 05 con lợn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm.
b, Đối với trường hợp xuất bán, vận chuyển lợn tại các cơ sở chăn nuôi có tổng đàn từ 100 con trở lên: Lấy mẫu máu của lợn với số lượng theo quy định tại Bảng 2, Phụ lục VI của Thông tư số 25/2016/TT- BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn với tỷ lệ mắc bệnh dự đoán là 10% và gộp 05 mẫu thành 01 mẫu xét nghiệm.
Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị với lô lợn đã đăng ký vận chuyển và có giá trị trong vòng 10 ngày kể từ ngày trả lời kết quả. Chủ cơ sở chăn nuôi lợn chi trả kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm mẫu.
5. Xử lý lợn dương tính với mầm bệnh DTLCP
Tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
6. Tổ chức thực hiện
Căn cứ văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo không lây lan dịch bệnh.
Quý độc giả có thể xem cụ thể Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 TẠI ĐÂY
- vận chuyển lợn li>
- kiểm soát dịch bệnh li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T7,09/11/2024
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất