Hướng dẫn xử lý chuồng trại sau khi xảy ra dịch tả heo châu Phi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn xử lý chuồng trại sau khi xảy ra dịch tả heo châu Phi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Xử lí chuồng trại sau khi xảy ra bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) nhằm làm sạch các loại mầm bệnh, đặc việt là virus ASF trong trang trại sau mỗi lứa nuôi thông qua việc: làm sạch các chất hữu cơ, vệ sinh tiêu độc – sát trùng toàn bộ chuồng trại, bao gồm hệ thống chứa phân; bùn biogas, bùn ao; hệ thống chứa thức ăn (máng, silo); bể nước và hệ thống đường nước uống, đường dẫn heo, tất cả trang thiết bị – dụng cụ và phương tiện có trong trại.  

     

    1. XỬ LÝ TRONG KHU VỰC CHUỒNG NUÔI

     

    Quy trình này gồm 5 bước như sau:

    a. Xử lý toàn bộ chuồng nuôi: tường, nền chuồng, phòng tinh, rãnh nước

     

    • Thu gom toàn bộ rác thải, chất đọn chuồng, bụi bẩn, màng nhện, trong khu vực chuồng.
    • Vệ sinh bằng vòi nước ấp lực cao toàn bộ: nền chuồng, tường, máng ăn cống rãnh thoát nước, quạt, cầu cân heo.
    • Tưới xút tỷ lệ 1:20 (1kg sút cho 20 lít nước) ngâm ít nhất 60 phút.
    • Sau đó rửa lại bằng nước sạch, công việc này được làm 2 lần.
    • Chờ chuồng khô dùng khí ga đốt toàn bộ bề mặt chuồng, tường, vách ngăn và cầu cân (tỷ lệ 100kg gas/chuồng 500 heo thịt).
    • Phun Formavet tỷ lệ 1/200 hoặc thuốc sát trùng Vinadine hoặc Mekodine tỷ lệ 1/150 toàn bộ chuồng nuôi: nền chuồng, tường, cửa, bạt trần…
    • Quét vôi nền chuồng, tường, lối đi, cầu cân…
    • Sau khi quét vôi 24h phun Formavet tỷ lệ 1/200 hoặc thuốc sát trùng Vinadin hoặc Mekodine toàn bộ chuồng nuôi.

    b. Giàn mát:

     

    • Sử dụng nước xà phòng hoặc nước tẩy sàn phun ướt toàn bộ, sau 30 phút rửa lại bằng nước sạch.
    • Phun ướt toàn bộ bề mặt bằng Formavet tỷ lệ 1/200 hoặc thuốc sát trùng Vinadin hoặc Mekodine tỷ lệ 1/150.
    • Pha thuốc sát trùng Vinadin hoặc Mekodine tỷ lệ 1/150 vào bể nước chạy giàn mát liên tục 24h.
    • Bịt kín dàn mát bằng bạt sau đó tiến hành xông formol

    c. Dụng cụ bằng gỗ, nhựa: ván úm, pallet…

     

    • Rửa sạch bằng vòi cao áp.
    • Ngâm sút trong 60 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
    • Ngâm thuốc sát trùng trong 24h
    • Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
    • Để khô đưa vào chuồng nuôi xông Formol.
    • Đối với dụng cụ như: máng ăn, lồng úm, ủng, màn chắn côn trùng…
    • Xịt rửa bằng nước sạch, dùng xà phòng cọ rửa sau đó ngâm sát trùng trong vòng 24 giờ.
    • Xịt rửa lại bằng nước sạch sau đó đưa vào chuồng xông formol

     

    d. Dụng cụ chăn nuôi và thú y: tấm đan, máng ăn, núm uống, lồng úm

     

    • Tháo rời, rửa bằng vòi áp lực cao.
    • Vệ sinh tấm đan.
    • Vệ sinh sạch các chất hữu cơ sau đó bằng xà phòng, chất tẩy rửa.
    • Ngâm trong bể sát trùng Formavet tỷ lệ 1/200 trong 60 phút.
    • Tấm đan được làm sạch, để khô trước khi đưa vào chuồng xông Formol.

     

    e. Với quần áo bảo hộ, khăn lau, thảm đỡ dẻ…

     

    • Giặt bằng xà phòng, ngâm sát trùng trong vòng 24h.
    • Sau đó đưa vào xông Formol.

     

    f. Đối với đường ống dẫn nước:

     

    • Làm trống tất cả hệ thống nước uống, từ nơi chứa đến tất cả núm uống trong tất cả dãy chuồng.
    • Làm sạch (hết bùn) các nơi chứa nước.
    • Kiểm tra nguồn nước chứa (bể nước) và sát trùng với Chlorine (HClO).
    • Dùng thuốc sát trùng đặc biệt cho hệ thống đường ống và kho chứa nước.
      • Xả hết nước cũ, sử dụng hydrogen Peroxyd 10% với hàm lượng Peroxyd từ 30 hoặc 40%, ngâm trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch.
      • Ngâm lại bằng Chlorine 75ppm trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch liên tục trong 15 – 30 phút.
    • Sau 24 giờ thì rửa sạch tất cả đường ống và hệ thống chứa nước.
    • Rửa sạch tất cả hệ thống cung cấp nước và dụng cụ uống nước.

     

    g. Quạt, mô tơ và các thiết bị điện

     

    • Mô tơ quạt hút, máy bơm được tháo rỡ và vệ sinh sạch sẽ.
    • Tháo dời cánh quạt.
    • Xịt sạch chớp quạt bằng nước sạch
    • Máy bơm, mô tơ quạt hút, thiết bị điện được đưa vào chuồng nuôi xông bằng Formol.
    • Nếu không xông đưa các thiết bị vào phòng chiếu tia UV trong 24 giờ.

     

    2. XỬ LÝ KHU VỰC BÊN NGOÀI CHUỒNG NUÔI

     

    a. Kho cám, thuốc, nhà sát trùng, phòng tắm

     

    • Gom toàn bộ rác thải mang đốt.
    • Cọ rửa bằng nước sạch dưới vòi áp lực cao.
    • Tưới sút trong 60 phút, rửa lại bằng xà phòng và nước sạch.
    • Phun Formavet tỷ lệ 1/150 hoặc thuốc sát trùng Vinadin hoặc Mekodine tỷ lệ 1/150.
    • Quét vôi nền, tường, đường đi.
    • Chờ khô phun lại thuốc sát trùng sau đó xông Formol.

     

    b. Phòng khách, nhà ở công nhân, kỹ thuật, phòng bảo vệ

     

    • Dọn dẹp sach sẽ sau đó cọ rửa bằng xà phòng và nước sạch.
    • Chờ khô phun Formavet tỷ lệ 1/150 hoặc thuốc sát trùng Vinadin hoặc Mekodine tỷ lệ 1/150.
    • Đồ dùng cá nhân giặt sạch sau đó ngâm thuốc sát trùng trong vòng 24 giờ.

    c. Xe vận chuyển nội bộ

     

    • Bước 1: Toàn bộ vật dụng trong thùng xe, buồng lái đều được tiêu hủy hoặc vệ sinh bằng cách rửa sạch và xử lý bằng cồn 70 độ.
    • Bước 2: Rửa sạch toàn bộ bề mặt xe bằng xà phòng, lặp lại 2 lần.
    • Bước 3: Để khô phun thuốc sát trùng hoặc formavet tỷ lệ 1/150.
    • Bước 4: Sau khi phun sát trùng 30 phút phun dung dịch vôi.
    • Bước 5: Toàn bộ xe đây cám, phân, xe nhỏ… đưa vào chuồng xông formol

    d. Ao, hồ, Bioga, hố ngâm bánh xe…

     

    • Bể nước uống: rửa sạch sau đó ngâm nước clorin liều 75ppm trong vòng 24 giờ.
    • Ao hồ, hố sát trùng lăn xe, cống rãnh, bioga: tiến hành nạo vét, khơi thông sau đó xử lý bằng dung dịch vôi 3%.
    • Nạo vét hố ga hút Bioga và xử lý bằng dung dịch vôi.
    • Vớt bèo và xử lý ao hồ..
    • Bơm dung dịch nước vôi 3% vào cống, rãnh nước.
    • Xử lý hồ lắng và hồ chứa nước thải bằng vôi 3%.

     

    e. Rác thải và chất độn chuồng

     

    • Thu gom tập kết tại khu vực quy định xa chuồng nuôi
    • Được đốt hoặc mang ra khỏi khu vực trại

     

    f.Khu vực xung quanh trại

     

    • Phát quang cây cối, bui rậm, chất thải mang đốt.
    • Rải vôi bột hoặc nước vôi một lần / tuần
    • Phun sát trùng quanh khu vực một lần/ tuần.
    • Khu vực chôn heo: rải vôi bột hoặc nước vôi một lần/ tuần.
    • Tiến hành diệt chuột và các loại côn trùng trong khu vực chăn nuôi..
    • Xử lý khu vực chôn heo bằng dung dịch vôi 3%.

     

    Nguyễn Văn Minh, Thạch Văn Mạnh

     Phòng Thú y Mavin

     

    1 Comment

    1. Nguyễn quốc nghĩa

      Các loại thuốc sát trùng mua ở đâu,, và thời gian bao lâu mới tha lợn giống vào nuôi.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.