Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, được sự hỗ trợ kinh phí của Ngân hàng Thế giới (WB), nước ta tiến hành “Chương trình cải tạo đàn bò Vàng Việt Nam” với việc sử dụng tinh các giống bò Zebu (bò U), (các giống Red Sindhi, Sahiwal và Brahman) để phối cho bò cái Vàng Việt Nam đã qua tuyển chọn, tạo ra bò lai Zebu.
Chương trình được tiếp tục cho đến nay với nguồn kinh phí của Nhà nước, góp phần làm tăng tỷ lệ bò lai Zebu trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, đàn bò lai Zebu chiếm khoảng 40 – 45% tổng đàn và được phân bố ở hầu khắp các tỉnh, thành, đặc biệt là ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Long An, ….
Bò lai Zebu đã khắc phục được những nhược điểm của bò Vàng, tập trung được những đặc tính quý của cả hai giống bò Vàng và bò Zebu. Bò lai Zebu có nhiều đặc điểm gần giống như bò Zebu: đầu hẹp, trán gồ, yếm và rốn rất phát triển, u vai cao và nổi rõ, mình ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, âm hộ có nhiều nếp nhăn, đa số đuôi dài.
Bảng so sánh một số chỉ tiêu của bò lai Zebu với bò Vàng
2. Hướng lai tạo bò chuyên thịt
Bò lai Zebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng. Tuy nhiên, khả năng cho thịt vẫn còn thấp. Để tạo ra đàn bò theo hướng chuyên thịt, cần chọn lọc những bò cái lai Zebu đạt tiêu chuẩn giống, khối lượng trên 250 kg, không bệnh tật và cho phối tinh nhân tạo với tinh của các đực giống chuyên thịt cao sản (đực giống Limousin, Droughtmaster, B.B.B) để tạo ra con lai ba máu. Những đực giống sinh ra nuôi vỗ béo và giết thịt. Những bò cái đạt tiêu chuẩn cho phối giống tiếp.
* Dùng tinh đực giống Limousin phối cho bò cái lai Zebu
Bò Limousin là giống chuyên dụng thịt của Pháp. Bò có lông màu đỏ không có đốm. Niêm mạc mũi màu đỏ. Sừng và móng chân mầu trắng. Bò có mình dài, lưng phẳng, đầu ngắn, trán rộng. Con đực trưởng thành cân nặng 800 – 900 kg, con cái 550 – 600 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 70%. Thịt có chất lượng cao.
Dùng tinh đực giống Limousin phối cho bò cái lai Zebu tạo ra bê lai F1. Bê có khối lượng sơ sinh 20 – 21 kg. Khối lượng lúc 24 tháng tuổi 300 – 320 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 52 – 54%.
* Dùng tinh đực giống Droughtmaster phối cho bò cái lai Zebu
Bò Droughtmaster là giống chuyên dụng thịt của Australia. Bò có lông mầu đỏ, lông bóng mượt, ngắn. Da mềm và đàn hồi. Lỗ mũi rộng. Yếm thõng sâu. Mình dài, chân dài vừa phải, mông tròn nhiều thịt. Con đực trưởng thành cân nặng 900 – 1.100 kg, con cái 650 – 700 kg. Bò cái mắn đẻ. Khả năng kháng ve cao và khả năng gặm cỏ và thích nghi tốt với vùng nhiệt đới. Tỷ lệ thịt xẻ 58 – 60%.
Bê lai F1 tạo ra có khối lượng sơ sinh trung bình 19 kg. Khối lượng lúc 24 tháng tuổi 360 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 52 – 54%.
* Dùng tinh đực giống B.B.B phối cho bò cái lai Zebu
Bò B.B.B (bò trắng xanh Bỉ) là giống siêu thịt của Vương quốc Bỉ. Bò có ba màu lông chủ yếu là trắng, trắng loang xanh và trắng loang đen. Thân hình đẹp, đồ sộ, cấu trúc xương vững chắc, hài hoà với xương sườn tròn, mông không dốc, đuôi dài với túm lông dầy ở cuối.
Bò đực trưởng thành có khối lượng 1.100 – 1.250 kg. Bò cái 700 – 750 kg. Khối lượng bê sơ sinh: 44 kg. Bò B.B.B. có khả năng sản xuất thịt tốt. Mức tăng trọng bình quân đạt 1.300 g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%. Hệ số sử dụng thức ăn được công nhận là tốt nhất trong các giống bò thịt hiện nay (khoảng 5,5 – 7,0 kg/kg tăng trọng). Phẩm chất thịt thơm, ngon.
Bê lai F1 sơ sinh có khối lượng trung bình 25 – 28 kg. Khả năng tăng trọng cao, khối lượng lúc 24 tháng tuổi đạt 500 – 520 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 58 – 60%.
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất