[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi bền vững là gì? Dưới đây là bài phỏng vấn ông Thanawat Tiensin, Giám đốc Ban Chăn nuôi và Thú y của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) để tìm hiểu sâu hơn về những thực hành và hành trình hướng tới chăn nuôi bền vững.
Chăn nuôi bền vững đòi hỏi điều gì? Tại sao lại quan trọng đối với các hệ thống thực phẩm nông sản và nền kinh tế quốc gia?
Sản xuất, chăn nuôi là một phần quan trọng trong hệ thống thực phẩm nông sản, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, sinh kế cho hàng triệu người trên thế giới. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với một số thách thức lớn, bao gồm suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.
Với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 10 tỷ người vào năm 2050, nhu cầu về các sản phẩm như thịt, trứng và sữa sẽ tăng 20% trong thời gian đó. Sản xuất, chăn nuôi bền vững bao gồm các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi làm thực phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Sản xuất, chăn nuôi bền vững thúc đẩy sự sẵn có lâu dài của hệ thống thực phẩm nông sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và góp phần tạo ra một tương lai bền vững và linh hoạt. Nó cũng giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, cuối cùng góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn.
Sản xuất, chăn nuôi góp phần chuyển đổi các hệ thống thực phẩm nông sản và hành động vì khí hậu theo những cách nào? FAO đã hỗ trợ các nước như thế nào?
Để đạt được năng suất cao hơn với tác động ít hơn, trước tiên chúng ta phải ưu tiên nâng cao hiệu quả của hệ thống chăn nuôi. Điều này liên quan đến việc tối ưu hóa chuyển đổi thức ăn, giảm lãng phí thức ăn, cải thiện sử dụng chất dinh dưỡng, giảm thiểu suy thoái đất và tài nguyên nước, giảm phát thải khí nhà kính và giảm suy thoái môi trường. Ngoài ra, cần ưu tiên áp dụng các phương thức chăn nuôi và nông nghiệp thông minh với khí hậu.
Quản lý hiệu quả phân trong chăn nuôi có thể làm giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Hơn nữa, việc kết hợp cây xanh vào các hệ thống chăn nuôi thông qua các hoạt động như nông lâm kết hợp sinh thái có thể mang lại nhiều lợi ích. Các hệ thống nông lâm kết hợp cây cối, cây trồng làm thức ăn gia súc và chăn nuôi sẽ thúc đẩy đa dạng sinh học và tăng cường khả năng hấp thụ carbon.
FAO đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bền vững và hành động vì khí hậu thông qua nhiều sáng kiến khác nhau. Điều này bao gồm việc hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia trong việc phát triển và thực hiện các chính sách chiến lược để sản xuất, chăn nuôi bền vững, bao gồm các hoạt động thông minh về khí hậu. FAO cũng tiến hành các chương trình đào tạo và hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ khuyến nông, các nhà hoạch định chính sách trong việc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi thân thiện với môi trường.
FAO cũng thúc đẩy trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các quốc gia, tập trung vào việc thúc đẩy các thực hành tốt nhất,chia sẻ các nghiên cứu điển hình, thành công liên quan đến sản xuất, chăn nuôi bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Hỗ trợ nghiên cứu,đổi mới trong các hệ thống chăn nuôi, bao gồm phát triển và phổ biến các kỹ thuật và thực hành thông minh về khí hậu.
Thực phẩm có nguồn gốc động vật có ý nghĩa như thế nào trong việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh?
Thực phẩm có nguồn gốc động vật đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh vì chúng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là có thể đạt được chế độ ăn uống lành mạnh thông qua nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, cả các lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Để đạt được sức khỏe tốt và một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng bao gồm sự cân bằng giữa tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, cần thiết cho các chức năng cơ thể bao gồm tăng trưởng, sản xuất enzyme và hormone. Những thực phẩm này cũng rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất và axit béo thiết yếu. Đáng chú ý, thực phẩm có nguồn gốc động vật thường chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người có thể dễ dàng hấp thụ và sử dụng, trái ngược với các nguồn thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hơn nữa, thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần cho các quá trình sinh lý.
Những thách thức chính mà người chăn nuôi quy mô nhỏ hiện đang phải đối mặt là gì?
Các nhà chăn nuôi quy mô nhỏ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cần phải mở rộng hỗ trợ cho họ vì sự hỗ trợ này góp phần đáng kể vào việc nâng cao sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực,thúc đẩy phát triển bền vững ở nhiều quốc gia và khu vực. Để giải quyết hiệu quả những thách thức này đòi hỏi phải có những biện pháp can thiệp toàn diện, bao gồm cải thiện khả năng tiếp cận nguồn lực, cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, tăng cường kết nối thị trường, nâng cao khả năng phục hồi khí hậu và tăng cường dịch vụ thú y.
Các nhà sản xuất quy mô nhỏ thường phải đối mặt với khả năng tiếp cận hạn chế với các nguồn tài nguyên quan trọng như đất, nước và các tài nguyên tự nhiên khác, điều này có thể hạn chế khả năng mở rộng sản xuất và tăng năng suất. Họ thường xuyên phải vật lộn với những khó khăn trong việc có được nguồn tài chính và tín dụng cần thiết để đầu tư vào hoạt động chăn nuôi. Sự khan hiếm tài chính này làm giảm khả năng thu mua đầu vào nông nghiệp chất lượng cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng và áp dụng công nghệ tiên tiến.
Ngoài ra, nhiều người chăn nuôi quy mô nhỏ không được tiếp cận với các khóa đào tạo thiết yếu, dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật. Sự thiếu hụt này làm giảm khả năng của họ trong việc áp dụng các phương pháp quản lý chăn nuôi hiện đại và bền vững, dẫn đến giảm năng suất và hoạt động kém hiệu quả. Họ cũng đặc biệt dễ bị tổn thất trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và thiên tai, với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt dẫn đến thiệt hại về vật nuôi, giảm lượng thức ăn sẵn có và nguy cơ mắc bệnh cao.
Tương tự như vậy, các nhà sản xuất quy mô nhỏ thường phải vật lộn với những thách thức liên quan đến việc tiếp cận thị trường, đàm phán giá cả và cạnh tranh với các nhà sản xuất quy mô lớn. Nhiều cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ gặp trở ngại khi thực hiện các biện pháp quản lý sức khoẻ động vật và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Sự hạn chế của các dịch vụ thú y, vắc xin và công cụ chẩn đoán làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và cản trở năng suất.
Ông có thể giải thích cách tiếp cận Một sức khỏe và giải thích rõ hơn về mối quan hệ giữa sức khỏe con người và động vật?
Cách tiếp cận Một sức khỏe đang áp dụng quan điểm hợp tác và tổng thể nhằm ghi nhận mối quan hệ giữa sức khỏe con người, động vật và môi trường.
Chúng tôi yêu cầu một cách tiếp cận đa ngành, trong đó các bên liên quan hợp tác để giải quyết các thách thức về sức khỏe ở khía cạnh con người – động vật và môi trường. Cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, chia sẻ dữ liệu, giám sát và ra quyết định chung để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật. Nó cũng thúc đẩy tính bền vững của hệ thống nông sản thực phẩm và chăn nuôi đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Sức khỏe con người và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, các bệnh có thể lây truyền giữa động vật và con người, bằng chứng là các đợt bùng phát gần đây như COVID-19, Ebola và Cúm gia cầm. Sự lây truyền có thể xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp, tiêu thụ thực phẩm,nước bị ô nhiễm, hoặc qua các vật trung gian truyền bệnh. Việc kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật đòi hỏi sự hiểu biết sâu về nguồn gốc của chúng trong quần thể động vật. Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có thể gia tăng tình trạng kháng kháng sinh (AMR), sau đó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả con người và động vật. Tình trạng này có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế toàn cầu.
Hơn nữa, các hoạt động của con người và động vật có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường, như ô nhiễm nước và đất, thường xuất phát từ nước thải nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng cách. Sự ô nhiễm này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và động vật, dẫn đến bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác. Sự an toàn thực phẩm tiêu thụ có liên quan chặt chẽ đến các bệnh ở động vật, vì nhiễm trùng ở động vật có thể lây truyền qua các sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của động vật trong chuỗi sản xuất thực phẩm là rất quan trọng để duy trì an toàn thực phẩm.
Nguồn: https://www.fao.org/newsroom/detail/unlocking-the-potential-of-sustainable-livestock-production/en
Thu Thủy (Lược dịch)
Hội nghị toàn cầu về chuyển đổi chăn nuôi bền vững lần đầu tiên được tổ chức
Hội nghị toàn cầu về chuyển đổi chăn nuôi bền vững (Global Conference on Sustainable Livestock Transformation) lần đầu tiên được tổ chức bởi FAO diễn ra trong 2 ngày từ ngày 25-27/9/2023 tại Roma, Italya.
Hội nghị này đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực chung của toàn cầu nhằm giải quyết những thách thức và cơ hội trong lĩnh vực chăn nuôi và hệ thống thực phẩm nông sản. Trong hội nghị đã giải quyết một vấn đề cấp bách: làm thế nào để tăng sản lượng trong ngành chăn nuôi đồng thời giảm tác động đến môi trường.
Hội nghị có thông điệp: Better production, better nutrition, better environment, better life – sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn, cuộc sống tốt hơn.
Sự kiện đã:
- Nâng cao nhận thức về sự đóng góp của sản xuất chăn nuôi bền vững trong việc thực hiện Khung chiến lược FAO 2022-2031, nhằm đạt được SDG ở cấp toàn cầu, khu vực và quốc gia.
- Chia sẻ thông tin và kiến thứcvề định hướng chiến lược và phát triển kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi bền vững trên toàn thế giới.
- Thiết lập các ưu tiêncho việc huy động và tổng hợp các nguồn lực khoa học, kỹ thuật và tài chính để đạt được sự chuyển đổi chăn nuôi bền vững toàn cầu.
Sự kiện bao gồm 4 chủ đề chính:
- Hệ thống chăn nuôi tốt hơn: Quản lý và sử dụng thức ăn và nguồn gen động vật, sức khỏe và phúc lợi động vật, số hóa và chăn nuôi chính xác.
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật để có dinh dưỡng tốt hơn:Trình bày kiến thức tiên tiến về sự đóng góp của thực phẩm có nguồn gốc động vật đối với an ninh lương thực, dinh dưỡng và chế độ ăn uống lành mạnh.
- Giải pháp chăn nuôi vì môi trường tốt hơn: Chia sẻ thông tin về các thực hành tốt và sáng kiến nhằm sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính.
- Cuộc sống tốt đẹp hơn: Cách hỗ trợ người chăn nuôi quy mô nhỏ cải thiện sinh kế và thu nhập thông qua các dịch vụ và chính sách toàn diện, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi hiệu quả và linh hoạt hơn.
Minh Ngọc biên dịch
- chăn nuôi bền vững li>
- fao li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất