Khẩu phần ăn giàu đồng và kẽm có còn tốt nhất cho heo con không? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 70.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 71.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 68.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 65.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thanh Hóa 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bạc Liêu 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Sóc Trăng 64.000 đ/kg
    •  
  • Khẩu phần ăn giàu đồng và kẽm có còn tốt nhất cho heo con không?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ lâu, vitamin và khoáng chất vi lượng được bổ sung vào khẩu phần ăn của heo để góp phần nâng cao sức khỏe và năng suất. Tùy theo pha hoặc giai đoạn sản xuất, heo cần lượng vitamin và khoáng vi lượng khác nhau.

    Hầu hết các khẩu phần thương mại thường được xây dựng cao hơn nhiều so với ước tính nhu cầu của NRC (2012) vì ba lý do chính. Đầu tiên, các nhà dinh dưỡng muốn duy trì b sinh khả dụng của vitamin giảm iên độ an toàn p do điều kiện bảo quản hòng trường hợp độ không thuận lợi hoặc thời gian bảo quản quá lâu. Thứ hai, hiểu biết hiện tại về nhu cầu vitamin và khoáng vi lượng của vật nuôi còn thiếu sót khi có khá ít nghiên cứu tiến hành về hai loại dưỡng chất này. Do đó, những yếu tố này có thể giải thích tại sao việc bổ sung quá mức các nguyên tố vi lượng được áp dụng không chỉ xảy ra trong chăn nuôi heo mà còn xảy ra ở những loài gia súc gia cầm khác. 

     

    Đặc biệt tập trung vào Đồng và Kẽm Đồng và Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý, hàm lượng Đồng trong khẩu phần từ 5-10 ppm và Kẽm là 50-125 ppm, nhìn chung là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho heo trong các quá trình. Tuy nhiên, khi được cung cấp ở nồng độ cao (100-250 ppm với Đồng và 2.000-3.000 ppm với Kẽm), hai khoáng chất này được biết đến với tác dụng thúc đẩy tăng trưởng. 

     

    Đồng có hiệu quả ngay cả khi dùng chung với thuốc kháng sinh trong khẩu phần ăn. Điều này cho thấy phản ứng với Đồng có tính chất bổ sung cho phản ứng với thuốc kháng sinh. Phản ứng với hàm lượng Đồng cao trong chế độ ăn giảm dần theo độ tuổi và thời gian sử dụng dài hơn, nhưng một số thử nghiệm gần đây cho thấy, có thể có mối liên hệ với tình trạng oxy hóa của Đồng vì Đồng hóa trị một (Cu+)dường như có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn (Blavi et cộng sự, 2021). Kẽm được cho ăn ở khẩu phần ăn có hàm lượng cao (2.000-3.000 ppm) làm giảm tỷ lệ bị tiêu chảy và tăng cân ở heo mới cai sữa. Tuy nhiên, hàm lượng Kẽm cao trong khẩu phần ăn này chỉ có lợi cho heo trong giai đoạn đầu của thời kỳ con non. Vì vậy, thời gian cho ăn khẩu phần có hàm lượng Kẽm cao nên được hạn chế trong khoảng 2/3 tuần sau khi cai sữa. Những tác dụng phụ thường không được quan sát thấy ở heo cai sữa khi bổ sung hàm lượng Đồng và Kẽm cao cùng nhau. Điều này có thể là do ảnh hưởng xấu giữa Đồng và Kẽm được sử dụng ở mức cao. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu cho thấy còn mâu thuân và vấn đề này còn cần được nghiên cứu hiểu thêm.

     

    Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cho ăn hàm lượng Kẽm cao cho đến khi heo đạt 12 kg, sau đó cho ăn hàm lượng Đồng cao trong thời gian còn lại của heo con là chiến lược hiệu quả nhất về mặt chi phí (Shelton et al, 2009). Nhưng phương thức hoạt động đằng sau chế độ ăn có hàm lượng Đồng và Kẽm cao là gì? 

     

    Cơ chế hoạt động thúc đẩy tăng trưởng ở nồng độ cao

     

    Cơ chế thúc đẩy tăng trưởng của heo khi bổ sung Đồng và Kẽm hàm lượng cao vân chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy cả hai đều có khả năng kháng khuẩn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cần thêm nghiên cứu để xác định cơ chế chính xác. Việc bổ sung Đồng cao cho heo con mang lại hiệu quả tăng trưởng tương đương với sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, khi kết hợp Đồng cao và kháng sinh, tốc độ tăng trưởng lại cao hơn nữa, cho thấy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của Đồng không chỉ đơn thuần là kháng khuẩn. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây: nếu nguồn khoáng khác nhau thì mức hiệu quả có giống nhau không?

     

    Các nguồn thường dùng/thông dụng là gì? 

     

    Hầu hết nghiên cứu về bổ sung Đồng cao trong khẩu phần ăn cho heo đều sử dụng Đồng sunfat (CuSO4). Dạng Đồng hydroxychloride (Cu 2(OH)3Cl) cũng được chứng minh có hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Từ năm 2017, một số nghiên cứu đã sử dụng Đồng hóa trị một (CoRouge ®) thay vì Đồng hóa trị hai như Đồng sunfat hoặc clorua bazơ. Đồng hóa trị một có khả năng kháng khuẩn cao hơn, tuy nhiên ít được biết đến do mới được giới thiệu và cấp phép trên thị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây.

     

    Đối với Kẽm, việc bổ sung hàm lượng cao trong giai đoạn đầu sau cai sữa đã được chứng minh hiệu quả nhất khi sử dụng dạng Kẽm Oxit (ZnO) tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về hiệu quả giữa các loại ZnO khác nhau. Một số loại ZnO cụ thể như HiZox® (kết hợp diện tích bề mặt cao và động học hòa tan chậm) có hiệu quả ở mức 200-500ppm Zn thay vì 2.000-3.000ppm Zn (Peng và cộng sự, 2019). Các nguồn Kẽm khác như Kẽm sunfat và Kẽm methionine không mang lại hiệu quả tích cực một cách nhất quán.

     

    Những vấn đề tiềm ẩn khi bổ sung Đồng và Kẽm ở nồng độ cao là gì?

     

    Bổ sung Đồng và Kẽm ở mức cao có thể dân đến nguy cơ ngộ độc Đồng cho heo. Nhiễm độc Đồng xảy ra khi lượng Đồng trong khẩu phần ăn vượt quá 250 ppm hoặc sử dụng chất bổ sung Đồng trong thời gian dài (trên 60 ngày). Dấu hiệu ngộ độc Đồng bao gồm vàng da và giảm hiệu suất do gan tích tụ quá nhiều Đồng.

     

    Bảng 1: Mức Kẽm và Đồng khuyến nghị trong khẩu phần cho heo

    Trọng lượng sống của heo con (kg)

    Kẽm (ppm)

    Đồng (ppm)

    < 5kg

    3000*

    5†

    5 đến 7 kg

    3000*

    5†

    7 đến 11 kg

    2000*

    5†

    11 đến 22 kg

    50†

    100-250‡

    22 đến 55 kg

    50†

    50-100‡

    > 55kg

    50†

    5†

    * Mức tăng trưởng

    † Dựa trên yêu cầu tối thiểu hàng ngày của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia

    ‡ Tăng trưởng -.

     

    Ngộ độc Kẽm biểu hiện qua các triệu chứng như chán ăn, viêm khớp, viêm dạ dày và có thể dân đến tử vong. Nguy cơ ngộ độc Kẽm cao hơn khi sử dụng các nguồn Kẽm dễ hấp thu như Kẽm cacbonat với nồng độ cao (4.000 ppm) trong thời gian dài. Do đó, để đảm bảo an toàn, các nhà xây dựng công thức và chuyên gia dinh dưỡng chỉ sử dụng hàm lượng Đồng và Kẽm được khuyến nghị trong khẩu phần ăn cho heo. Thường chỉ dùng liều lượng khuyến nghị cho thúc đẩy tăng trưởng vào những giai đoạn phát triển cụ thể của heo (Bảng 1). 

     

    Bổ sung Đồng và Kẽm giúp heo lớn nhanh hơn, nhưng cũng khiến heo thải ra nhiều phân hơn. Phân heo chứa nhiều Đồng và Kẽm có thể làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Do đó, cần sử dụng Đồng và Kẽm một cách hợp lý để bảo vệ môi trường.

     

    Gần đây, một vấn đề được nêu lên là hội chứng “cai sữa lần thứ hai” hoặc tình trạng hạ Kẽm trong máu. Sự giảm thiểu Kẽm trong máu dân đến việc phá vỡ các liên kết chặt chẽ và kích hoạt bạch cầu trung tính để thải ra các cytokine tiền viêm. Điều này chỉ ra rằng không chỉ việc bổ sung Kẽm có tác dụng tích cực mà việc thiếu Kẽm cũng ảnh hưởng đến chức năng của rào cản.

     

    Mặc dù, việc tăng lượng Kẽm trong khẩu phần cho heo con có thể được thúc đẩy để tăng năng suất, việc bổ sung Kẽm với liều lượng cao trong giai đoạn ban đầu vân là cần thiết. Tuy nhiên, sự chuyển đổi giữa khẩu phần trước và sau khi tách heo cùng với sự giảm lượng Kẽm đáng kể có thể gây hậu quả là hạ Kẽm trong máu, làm suy giảm cân bằng vi sinh vật như trong quá trình cai sữa. Điều này khiến cho vật nuôi dễ bị các vi khuẩn có hại phát triển, dân đến tiêu chảy và giảm năng suất. 

     

    Để tránh tình trạng này, việc sử dụng nguồn Đồng và Kẽm hiệu quả ở mức độ thấp có thể là một giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, thực hiện như vậy trong thực tế đòi hỏi sự cân nhắc và quản lý cẩn thận. 

     

    Xét về tính chất lý hóa của nguồn Đồng và Kẽm, chúng tạo ra sự khác biệt

     

    Để kiểm tra chiến lược tiết kiệm chi phí nhất, một thử nghiệm đã được thực hiện tại Đại học Milano. Mục tiêu của thử nghiệm là đánh giá hiệu quả của các phương pháp cho ăn khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng Đồng và Kẽm ở mức độ thấp và kết hợp chúng trong giai đoạn tập ăn. Thử nghiệm đã thử nghiệm 3 phương pháp cho ăn như được mô tả trong bảng 2.

     

    Bảng 2: Nghiệm thức của thử nghiệm

    Nghiệm thức

    Ngày 0 14

    Ngày 15 28

    Đối chứng dương

    2.500 ppm Zn từ ZnO

    150 ppm Zn từ ZnO

    150 ppm Cu từ CuSO4

    Phương án 1

    300 ppm Zn từ HiZox®

    150 ppm Zn từ HiZox®

    200 ppm Cu từ CoRouge®

    200 ppm Cu từ CoRouge®

    Phương án 2

    300 ppm Zn từ HiZox®

    150 ppm Zn từ HiZox®

    140 ppm Cu từ CoRouge®

    140 ppm Cu từ CoRouge®

     

    Đối với nghiệm thức thay thế 1 và thay thế 2, chúng tôi sử dụng một loại ZnO cụ thể (HiZox®) với liều lượng giảm và đồng hóa trị một (CoRouge®), được biết đến với tính kháng khuẩn cao hơn và ít oxy hóa hơn.

     

    Heo con cai sữa lúc 27 ngày tuổi có thể trọng 7 kg đã được cho tập ăn trong 14 ngày với khẩu phần cai sữa bao gồm lúa mì, ngũ cốc ép đùn, phụ phẩm làm bánh, bột đậu nành, axit benzoic và phytase. Sau 28 ngày cho ăn, cả hai phương án đều đạt được kết quả kỹ thuật như nhau. Tăng trọng trung bình hằng ngày là khoảng 340 g/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn là 1.70, như thể hiện trong biểu đồ 1 và 2.

    Hình 1: Tăng trọng trung bình hàng ngày (kg/d) Hình 2: Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

      

    Ngoài việc theo dõi năng suất, hội chứng “cai sữa lần thứ hai” còn được theo dõi thông qua việc sử dụng IgA bài tiết. IgA bài tiết, còn được gọi là sIgA, là các loại kháng thể được sản xuất và bài tiết từ bề mặt niêm mạc, đặc biệt là ở đường tiêu hóa. SIgAs đường ruột có vai trò quan trọng trong việc duy trì hàng rào biểu mô ruột và phát triển khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn hội sinh đường ruột. Mặc dù, tác động của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa đối với việc bài tiết sIgA vân chưa rõ ràng, nhưng việc quan sát giảm sIgA có thể là do cải thiện chức năng hàng rào ruột.

     

    Trong nghiên cứu này, heo con được cho ăn với hàm lượng Đồng và Kẽm cao đã có mức sIgA cao hơn vào cuối thử nghiệm, cho thấy chiến lược cho ăn đã tạo giúp nâng cao vấn đề sức khỏe cho heo con.

    Hình 3: Mức IgA bài tiết đo được sau 28 ngày cho ăn

     

    Trong nhiều năm qua, việc sử dụng khẩu phần ăn có hàm lượng Đồng và Kẽm cao đã được coi là chiến lược tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, ngày nay, với sự xuất hiện của các nguồn Đồng và Kẽm mới có hiệu quả hơn và liều lượng thấp hơn, việc giảm liều lượng để tránh các vấn đề về môi trường và sức khỏe của heo con là một quyết định hợp lý. Tránh gây hại cho môi trường cũng như cho sức khỏe heo con mà không ảnh hưởng đến hiệu quả tăng trưởng.

     

    Axel Minetto

    Giám Đốc sản phẩm tại Animine

    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY TNHH MTV NUTRISPICES

    Địa chỉ: Titan Tower, tầng 2, số 70 – 72 – 74 đường 37, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

    Điện thoại: 028 6271 1906 | Email: info@nutrispices.com

    Website: www.nutrispices.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn bảo Quốc
  • Tôi muốn mua cám dế

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.