Khoáng vi lượng trong chăn nuôi bò thịt và bò sữa: “Chìa khóa” để thành công - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Khoáng vi lượng trong chăn nuôi bò thịt và bò sữa: “Chìa khóa” để thành công

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm gần đây, mức sống của người dân tại Việt Nam được cải thiện nên nhu cầu về thịt và sữa bò ngày càng tăng. Mặt khác, trong các loại vật nuôi, chăn nuôi bò, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa có tính ổn định hơn. Vì vậy, các yếu tố giống, dinh dưỡng cho đàn bò ngày càng được người chăn nuôi quan tâm. Khoáng vi lượng được chứng minh có vai trò quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, giúp bò giảm stress và bệnh viêm móng, nâng cao sức khỏe và năng suất chăn nuôi.

    Toàn cảnh hội thảo

     

    Đó là thông tin được chia sẻ tại hội thảo chuyên đề “Nâng cao khả năng sản xuất và sức khỏe của gia súc” do Nhóm nghiên cứu mạnh Giống và Công nghệ chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Minh An tổ chức tại Hà Nội vào ngày 03/04/2024.

     

    Tham dự hội thảo có đại diện đến từ các trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Hùng Vương, Hồng Đức, Viện Chăn nuôi; Công ty Zinpro – TS. Sikong Nanmanas, TS. Arturo Gomez; Công ty Minh An – bà Nguyễn Thị Tố Uyên, Giám đốc; các doanh nghiệp như Mộc châu Milk, De Heus Việt Nam… cùng các thầy cô, sinh viên của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

     

    Tỷ lệ mỡ giắt trong thịt bò phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống

     

    Hiện nay, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng thịt phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ mỡ giắt. Thịt bò có tỷ lệ mỡ giắt cao thì mềm và ngọt hơn. Tỷ lệ mỡ giắt trong thịt bò lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố giống.

     

    PGS. TS. Đỗ Đức Lực, nhóm nghiên cứu mạnh Giống và Công nghệ chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong bài trình bày “Tỷ lệ mỡ giắt của một số nhóm bò lai hướng thịt” đã chia sẻ mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ mỡ giắt ở 6 tổ hợp bò lai từ đực Red Angus, Droughtmaster, BBB và cái Lai Sind và Lai Zebu.

     

    PGS. TS. Đỗ Đức Lực trình bày kết quả lai ở một số nhóm bò hướng thịt (Ảnh: Phương Nhung)

     

    Theo đó, trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu chọn lọc bò lai cho chất lượng thịt với hàm lượng mỡ giắt tối ưu tại tỉnh Trà Vinh”, thí nghiệm được tiến hành trên 72 con bò, chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm gồm 12 con (6 đực, 6 cái). Tỷ lệ mỡ giắt (%), dày mỡ lưng (mm), dày cơ thăn (mm), diện tích cơ thăn (cm²) được xác định bằng phương pháp siêu âm trên bò sống. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ mỡ giắt cao nhất ở nhóm bò lai có sử dụng bò đực BBB (2,49% – 2,65%) và thấp nhất đối với nhóm bò Lai Zebu (1,65%).

     

    Dinh dưỡng trong chăn nuôi bò cần được chú trọng hơn

     

    Tại hội thảo, Ths. Sikong Nanmanas, Công ty Zinpro cho biết: “Với nhu cầu về thịt và sữa ở Việt Nam hiện nay thì chất lượng dinh dưỡng cần được chú trọng nhiều hơn. Ths. Sikong Nanmanas đã đưa ra những thông tin về vai trò của khoáng vi lượng trong chăn nuôi bò thịt và bò sữa – chìa khóa để thành công, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe động vật. Khoáng vi lượng là chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho gia súc, tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của của cơ thể vật nuôi.

     

    Có rất nhiều các loại khoáng vi lượng, trong đó quan trọng là manganese (Mn), zinc (Zn), iodine (I), copper (Cu), selenium (Se), chromium (Cr) và cobalt (Co). Bổ sung khoáng vi lượng vào khẩu phần là việc làm cần thiết trong ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay, đặc biệt khoảng thời gian vào chuồng chờ đẻ đến 60 ngày sau khi bò cho sữa, vì giai đoạn này bò dễ bị stress. Khoáng vi lượng cần được cung cấp trong suốt chu kỳ sản xuất sữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa năng suất cao hiện nay. Những thách thức về sức khỏe, nhiệt độ tăng cao và các yếu tố khác có thể khiến nhu cầu khoáng vi lượng của bò thay đổi.

     

    Sikong Nanmanas chia sẻ về vai trò của khoáng vi lượng đối với bò sữa (Ảnh: Phương Nhung)

     

    Ths. Nanmanas cung cấp thêm thông tin: sản phẩm Zinpro Performance Minerals (ZPM) được tạo nên bởi công nghệ gắn kết vi khoáng với amino axít thiết yếu. ZPM tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu và sử dụng khoáng vi lượng, luôn mang lại kết quả cải thiện năng suất vật nuôi. Công ty Zinpro đi tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển các khoáng chất vi lượng hiệu quả, cũng như các giải pháp đổi mới nhằm cải thiện sức khỏe của cả động vật và con người. Công ty có trụ sở chính tại Minnesota, Hoa Kỳ với 10 văn phòng khu vực và sản phẩm được tiếp thị tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Zinpro là công ty dẫn đầu toàn cầu trong việc thúc đẩy chế độ dinh dưỡng tốt hơn và thực hành thông minh hơn vì một thế giới tốt đẹp hơn, bền vững hơn.”

     

    Giải pháp xử lý vấn đề móng ở bò, nâng cao năng suất sữa

     

    Với mong muốn hiện thực hóa các nghiên cứu, giúp người dân dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, TS. Arturo Gomez, Công ty Zinpro (Tây Ban Nha) đã đưa ra những khuyến cáo cùng những giải pháp để xử lý vấn đề chân móng ở bò. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của khoáng vi lượng trong cải thiện sức khỏe chân móng và năng suất sữa của bò. Theo TS. Arturo Gomez, tuy không biểu hiện nghiêm trọng như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng bệnh chân móng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sức sản xuất, sức đề kháng và tuổi thọ, thâm chí còn có mối liên hệ chặt chẽ với việc sụt giảm lượng sữa.

     

    TS.Arturo Gomez chia sẻ: “Vào năm 1997, chúng tôi đã phát triển ra hệ thống, thang điểm để đánh giá khả năng đi lại của bò. Theo đó, bò sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1-5 thông qua việc quan sát về hình dáng, kích thước và khả năng đi lại. Nếu đạt mốc 1-2 điểm là tình trạng bình thường, còn mốc 3-5 điểm thì bò được đánh giá là bị tổn thương ở các mức độ khác nhau.” Theo số liệu khảo sát, hiện nay có tới một nửa số bò ở các nước đang phát triển bị các vấn đề về tổn thương chân móng, tỷ lệ đau chân ở bò rất nhiều. Thực trạng này khiến cho chi phí chăn nuôi tăng lên đáng kể. Thông thường, chúng ta cần phải bỏ ra chi phí là 300 USD cho một ca xử lý bò bị tổn thương và đau chân.

    Arturo Gomez cho biết phải cần 300 USD để xử lý một ca bò bị tổn thương và đau chân (Ảnh: Phương Nhung)

     

    Vấn đề chân móng ở bò biểu hiện qua rất nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng quan trọng nhất là 3 bệnh: Viêm loét bàn chân; tổn thương đường trắng; viêm da kẽ móng. Tỷ lệ bò mắc các loại bệnh này đạt trên 80%.

     

    TS.Arturo Gomez cung cấp thông tin và những giải pháp xử lý cụ thể như sau:

     

    Về bệnh viêm loét bàn chân

     

    Khi bò gặp tình trạng này, chúng ta cần phải xem xét lại tập tính của bò và cần phải lưu đến các yếu tố như thời gian vắt sữa, mật độ nuôi bò không nên quá cao, thiết kế khung chuồng có đủ tốt, vấn đề tản nhiệt ra sao (bò có bị stress nhiệt không?). Khi bò đứng thì thân nhiệt giảm, bò nằm thân nhiệt tăng. Nếu nhiệt độ tăng cao bò sẽ đứng nhiều hơn, từ đó dễ mắc bệnh về chân móng. 

     

    Bệnh tổn thương đường trắng

     

    Bò bị tổn thương phần tiếp xúc giữa đế và thành móng. Bò mắc bệnh về đường trắng liên quan chủ yếu đến vấn đề chuồng trại. Ví dụ như kết cấu sàn bê tông, khoảng cách giữa các khe hở thiết kế chưa chính xác. Do đó, chúng ta có thể trải đệm cao su cho bò trên đó để giảm bớt áp lực tiếp xúc của chân móng.

     

    Bệnh về viêm da kẽ móng

     

    Đây là loại bệnh liên quan chủ yếu đến vấn đề vệ sinh. Chuồng trại không được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ bò dễ bị viêm làm giảm khả năng miễn dịch. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là thiết kế các chậu nhúng chân đạt đủ tiêu chuẩn.  Đa số các trang trại nuôi bò đều làm chậu nhúng nhân có chiều dài khảng 1,8 m. Tuy nhiên, kích thước bể nhúng với chiều dài khoảng 3-6m mới đạt tiêu chuẩn để bò có đủ thời gian nhúng, vệ sinh sạch sẽ bàn chân.

     

    Bên cạnh các giải pháp pháp cụ thể tác động từ bên ngoài thì việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bên trong cũng ảnh hưởng rất lớn đến đến việc cải thiện sức khỏe chân móng ở bò. Ông Arturo Gomez nhấn mạnh công thức khoáng được phát triển bởi Zinpro có thể làm giảm 35% bò mắc bệnh về chân móng, giảm triệu chứng viêm thứ cấp. Kết quả này được chứng minh thông qua thí nghiệm thực hiện trong giai đoạn 30 ngày trước và sau khi bò đẻ (giai đoạn chuyển tiếp). Đây được coi là giai đoạn nhạy cảm, bò cần được chăm sóc và bổ sung đầy đủ khoáng chất trong khẩu phần dinh dưỡng. Thí nghiệm được tiến hành trên hai nhóm bò. Nhóm 1 bò được ăn khẩu phần có bổ sung khoáng hữu cơ của Zinpro. Nhóm 2 bò sử dụng khoáng vô cơ. Kết quả cho thấy nhóm 1 có tỉ lệ viêm móng thấp hơn, cần ít keratin hơn để tái tạo móng.

     

    Cũng tại sự kiện, đại diện Công ty Zinpro, Công ty Minh An và nhóm Nghiên cứu mạnh Giống và công nghệ chăn nuôi (Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã giải đáp những thắc mắc của các đại biểu tham gia. Hội thảo hứa hẹn sẽ mở ra sự hợp tác lâu dài giữa các bên trong tương lai.

     

    PHƯƠNG NHUNG

    Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm về chủ đề “Tỷ lệ mỡ giắt của một số nhóm bò lai hướng thịt”, vui lòng liên hệ với PGS. TS. Đỗ Đức Lực, email: [email protected];

    hoặc các sản phẩm khoáng vi lượng của Zinpro theo địa chỉ sau:

    Chi nhánh Công  Ty TNHH Thương Mại Minh An,

    Địa chỉ: Số 431 Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội.

    Số điện thoại:024 3936 2150

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.