Khử trùng là giải pháp hữu hiệu và quan trọng nhằm đảm bảo an toàn sinh học trong cơ sở ấp nở trứng gia cầm. Vì vậy, đây là biện pháp cần hết sức lưu ý trong kỹ thuật thực hiện.
Đối với cơ sở, thiết bị ấp nở: Phải quét dọn, lau chùi, sau đó phun thuốc khử trùng tất cả tường, sàn, trần khu vực ấp nở và khay tạo ẩm mỗi tuần một lần. Chăn, chiếu hoặc vật liệu dùng để đậy trứng cần được xông khử trùng hoặc phơi nắng mỗi tuần một lần và giặt sạch bằng xà phòng tối thiểu mỗi tháng một lần (đối với cơ sở ấp thủ công).
Với máy nở, khu vực nở, khi kết thúc mỗi đợt nở, cần đưa tất cả gia cầm con ra khỏi khu vực nở, dùng chổi quét, thu gom tất cả chất thải rắn ở máy nở, nơi nở (vỏ trứng, lông, trứng hỏng, gia cầm chết…) đưa đi xử lý.
Vệ sinh cơ sở ấp nở chưa tốt là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng giống gia cầm.
Sau đó cọ rửa bằng nước và chất tẩy rửa để loại bỏ bụi bẩn, chất thải ở khu vực nở và trong máy nở, trên các thiết bị (quạt, khay chứa nước, giàn khay…) và dụng cụ ấp nở.
Khi bề mặt máy, thiết bị, dụng cụ và sàn khu vực nở khô ráo thì phun khử trùng toàn bộ khu vực nở và xông hoặc phun khử trùng máy nở và thiết bị trước khi cho nở lứa tiếp theo.
Đối với khu vực xuất gia cầm con: Sau khi xuất hết gia cầm, dùng chổi quét thu gom tất cả chất thải đưa đi xử lý. Dùng nước và chất tẩy rửa để làm sạch bụi bẩn còn lại ở khu vực xuất gia cầm. Phun thuốc khử trùng lên rất cả các bề mặt vừa được làm sạch. Rửa khay đựng trứng, dụng cụ đựng gia cầm con và các dụng cụ khác bằng nước và chất tẩy rửa, sau đó đem ngâm hoặc phun khử trùng hoặc phơi nắng.
Đối với khử trùng trứng khi ấp nở: Các phương pháp khô được ưu tiên sử dụng nhiều hơn như xông trứng bằng khí formaldehyde hoặc o-zon, chiếu đèn UV (tử ngoại). Trong đó, phương pháp xông trứng bằng khí formaldehyde được sử dụng nhiều hơn và hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp phun sương hoặc chất khử trùng. Thời gian để tiến hành khử trùng trứng ấp nở tốt nhất là ngay sau khi trứng được đẻ ra, càng sớm càng tốt. Bởi khi mới đẻ, trứng còn ướt và ấm, trong quá trình nguội đi bằng nhiệt độ môi trường rất dễ bị nhiễm mầm bệnh.
Khi tiến hành khử trùng trứng bằng xông trứng, cần lưu ý không khử trùng trứng khi bề mặt vỏ trứng còn ẩm ướt bởi chất khử trùng sẽ hấp thụ vào trứng, gây chết phôi. Không khử trùng trứng khi phôi đã phát triển trong vòng 96 giờ đầu hoặc khi phôi đã bắt đầu mổ vỏ (gạo vỏ). Do khí formaldehyde rất độc nên trong quá trình pha chế và phun khử trùng, phải trang bị bảo hộ cá nhân nghiêm chỉnh.
Với biện pháp khử trùng trứng bằng rửa hoặc phun sương, cần lưu ý các chất khử trùng phải không có phản ứng với màng nhầy hoặc không dính lại trên vỏ trứng bởi có thể cản trở sự trao đổi nước và khí. Nồng độ chất khử trùng phải phù hợp theo chỉ dẫn của nhà SX.
Bên cạnh đó, dung dịch khử trùng trứng phải ấm hơn trứng, nếu không trứng sẽ bị co lại và kéo dung dịch và mầm bệnh vào trong trứng qua lỗ khí gây thối và nổ trứng.
Nếu khử trùng bằng rửa trứng và nhúng trứng, cần kiểm soát việc duy trì nồng độ chất khử trùng để thường xuyên bổ sung dung dịch khử trùng, chỉ rửa các quả trứng bị dính bẩn.
Nhằm nâng cao trình độ thực hành tốt và an toàn sinh học cho các cơ sở ấp nở trứng gia cầm, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức khoa tập huấn cho các chủ lò ấp, các trang trại chăn nuôi lớn tại hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Chương trình đã trang bị cho các học viên nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng con giống gia cầm, hạn chế rủi ro trong quá trình ấp nở. Đây là chương trình thuộc dự án ETP2 do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tài trợ.
Lê Bền
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
Tin mới nhất
T4,23/04/2025
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất