[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 16/08/2022, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Đan Mạch, Cục Thú y và Thực phẩm Đan mạch và Hội đồng Nông nghiệp và Thực phẩm Đan Mạch phối hợp tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững”.
Hội thảo tạo ra một diễn đàn kết nối và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ giữa các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngành cũng như các doanh nhân Đan Mạch và Việt Nam. Tiếp nối hội thảo sẽ là chương trình gặp gỡ và làm việc chuyên sâu giữa các doanh nghiệp và Việt Nam và Đan Mạch.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tại hội thảo, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết: Chương trình hợp tác Đan Mạch trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác Đan Mạch và áp dụng chúng trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang nỗ lực phát triển theo chuỗi và sản xuất bền vững, hướng tới mục tiêu một nền nông nghiệp thông minh và công nghệ cao”.
Theo ông Troels Jakobsen, Tham tán Thương mại tại Đại sứ quán Đan Mạch cho biết: “Trong nhiều năm, các công ty nông nghiệp, thực phẩm Đan Mạch đã không ngừng đầu tư vào các thiết bị và giải pháp sản xuất mới nhằm thúc đẩy sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi tiêu tốn ít nước và năng lượng hơn”. Ngày nay, chúng tôi sản xuất lượng lương thực nhiều hơn gấp ba lần lượng mà dân số Đan Mạch có thể tiêu thụ, với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp nhất châu Âu. Các công ty và chuyên gia Đan Mạch rất sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng và công nghệ đổi mới với đối tác Việt Nam cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác và cùng kinh doanh hiệu quả, bền vững”.
Tham dự hội thảo còn có 13 doanh nghiệp đi đầu trong các lĩnh vực Giải pháp Chăn nuôi và sản xuất Thực phẩm, Công nghệ Chế biến Thực phẩm, Nguyên liệu và Giải pháp Điều tiết nhiệt độ như: Skov, Danbred, Danish Genetics, Foss. Đây là lĩnh vực quan trọng giúp phát triển sản xuất nông nghiệp, thực phẩm theo hướng hiệu quả cao, xanh và bền vững. Mục đích của đoàn là chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các giải pháp hàng đầu thế giới đã được kiểm chứng trong sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và tìm kiếm cơ hội hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch trao đổi, gặp gỡ
Theo đại diện Hội đồng Nông nghiệp và Thực phẩm Đan Mạch, nền nông nghiệp và sản xuất thực phẩm Đan Mạch, sản xuất nhiều hơn với đầu vào ít hơn.
Chuỗi giá trị trong nông nghiệp và thực phẩm của Đan Mạch bao gồm: 1. Sản xuất (Gia súc, Sữa, Cây trồng, Gia cầm, Trứng, trọt và nuôi trồng thủy sản); 2. Xử lý và chế biến (Cơ sở giết mổ, Cơ sở sản xuất và chế biến sữa, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng và cây trồng, phân bón, sản phẩm chế biến); 3. Thiết bị và nguyên liệu (Di truyền học, Máy móc và chuồng trại, Năng lượng sinh học, Thiết bị chế biến và xử lí, Nguyên liệu và enzyme).
Với ngành chăn nuôi, số lượng heo con/nái/năm trung bình hàng năm đã tăng 52% từ năm 1995 là 22 con heo con/nái/năm (1995) lên tới 34 con heo/nái/năm (2020).Từ năm 1995, sản lượng sữa đã tăng 46%. Tại Đan Mạch, 1 con bò sữa sản xuất ra 10 132 kg sữa mỗi năm (2020).
Đặc biệt, thịt gà Đan Mạch không kháng khuẩn salmonella – Thịt gà không nhiễm khuẩn Salmonella. Thịt gà Đan Mạch được EU cấp chứng nhận đặc biệt đảm bảo về khuẩn salmonella; không/ít sử dụng kháng sinh – chỉ sử dụng khi chữa trị đàn gia súc – không sử dụng để điều trị phòng bệnh; hệ thống truy xuất nguồn gốc đặc biệt cho toàn bộ chuỗi giá trị – từ các trại bố mẹ – trại giống – trang trại – đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi – đơn vị vận chuyển – lò mổ – sản phẩm cuối cùng trong bán lẻ; thu hồi sản phẩm trong vòng vài giờ cũng như tìm ra nguồn vi khuẩn salmonella trong chuỗi; chính sách an toàn sinh học nghiêm ngặt trong toàn bộ chuỗi giá trị để loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh như cúm gia cầm; tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp là 1,4-1,5 kg thức ăn cho mỗi kg thịt…
Hà Ngân
Đan Mạch có 2.62 triệu hecta, bằng 61 % tổng diện tích đất Đan Mạch; 33,148 trang trại; 66,000 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và trồng trọt. Tuy vậy, Đan Mạch sản xuất tới 9,6 triệu tấn ngũ cốc; 5,7 triệu tấn sữa và 132 300 tấn thịt bò. Lượng thuốc trừ sâu của Đan Mạch sử dụng năm 2019 giảm 53% so với năm 2010. Sản xuất hữu cơ tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2020 có tới 4.212 trang trại canh tác hữu cơ trên 310,000 hecta đất.
- công ty Đan Mạch li>
- Đan Mạch li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất