Ngành chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn của Thủ đô đang phát triển triển theo xu thế của nền kinh tế thị trường hàng hóa. Đó chính là phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, tạo ra sản phẩm đặc thù theo từng vùng riêng biệt. Hiện nay, chăn nuôi gà ta (giống gà Ri, Mía) thả đồi, vườn quy mô lớn đang phát triển mạnh tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố điển hình tại các vùng đồi gò huyện Ba Vì, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.
Kết hợp cùng sự chăn nuôi tập trung là sự chuyên sâu ứng dụng công nghệ cao sẽ hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh, đồng thời cung cấp cho thị trường sản lượng lớn, là cơ sở dữ liệu để xây dựng và phát triển thành chuỗi chăn nuôi và tiêu sản phẩm đảm bảo ATTP.
Ảnh minh họa
Để chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn đảm bảo ATSH, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế tối ưu thì không phải hộ chăn nuôi nào cũng làm được; Đòi hỏi người chăn nuôi phải thường xuyên tìm hiểu học hỏi kỹ thuật, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm từ người đi trước, từ các tài liệu khoa học,… đồng thời phải căn cứ vào dịch tễ dịch bệnh trên địa bàn để vận dụng quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học vào thực tế chăn nuôi tại cơ sở một cách có hiệu quả.
Thực tiễn từ kinh nghiệm và những căn cứ khoa học đã cho thấy đối với chăn nuôi gà thả vườn đảm bảo an toàn sinh học thì ngoài việc thiết kế, xây dựng chuồng trại, sử dụng thức ăn, quy trình sử dụng vaccine theo đúng khuyến cáo của Hãng sản xuất và việc phun thuốc sát trùng định kỳ hàng tuần thì việc việc thực hiện tốt 05 kỹ thuật sau đây sẽ mang lại năng suất, hiệu quả tối ưu cho các cơ sở chăn nuôi.
Thứ nhất là dùng “bạt ngược” (Cố định phía dưới và điều chỉnh sự thông thoáng bằng khoảng trống phía trên): để che chắn, điều chỉnh sự lưu chuyển không khí trong chuồng một cách từ từ, giúp đàn gà luôn có môi trường sống tốt nhất, góp phần kích thích quá trình sinh trưởng tối ưu nhất. Việc sử dụng Bạt ngượcthì hướng không khí lưu chuyển sẽ luôn là từ dưới lên trên, rồi ra ngoài môi trường, giúp luôn tạo môi trường thông thoáng trong chuồng. Điều này khác hẳn thực tế đại đa số các trại nuôi gà thả vườn đang thiết kế bạt dạng treo (dạng cổ điển: cố định ở phía trên, điều chỉnh độ thông thoáng bằng khoảng không phía dưới); Cách thiết kế này rất dễ dàng tuy nhiên không khí phía khoảng trên trong chuồng gà thoát ra bên ngoài chậm, thậm chí quanh quẩn lâu (khi vào chuồng gà có chúng ta cảm thấy cay mắt mũi do các khí NH3, H2S tích tụ lâu không thoát được ra ngoài); Và chúng ta sẽ thấy rõ mặt hạn chế cách thiết kế dạng cổ điển này khi đàn gà bị hen điều trị bệnh hen (CRD, ORT,…) thì điều trị rất lâu khỏi, tốn nhiều tiền mua thuốc, thậm chí điều trị khỏi lại sau thời gian ngắn lại bị tái lại; Một hạn chế nữa là cách thiết kế này rất dễ bị gió lùa dẫn đến thay đổi nhiệt độ đột ngột môi trường trong chuồng nên đàn gà rất dễ nhiễm lạnh, bị đi ỉa. Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta điều chỉnh bằng dùng Bạt ngược là tối ưu và dễ dàng nhất.
Thứ hai là rải “Trấu dày” trên nền chuồng từ 10 -20 cm. Điều này có rất nhiều lợi ích như: không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giãm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn; Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và loại (gà đẻ 5%, gà thịt 2%) nên giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh; Rất dễ kết hợp sử dụng chế phẩm xử lý môi trường để làm đệm lót sinh học, ví dụ khi um gà trên đệm lót (gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh); Khi đó môi trường không ô nhiễm, giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay chất độn, Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên.
Thứ ba là luôn cung cấp cho gà uống “đủ nước sạch”. Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở gia cầm, việc thiếu nước uống trong chăn nuôi gà tập trung thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn gà. Gà có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, gà đẻ trứng giảm hoặc ngưng đẻ. Phải có máng uống đúng quy cách, gà không giẫm chân vào nước, không làm ướt chuồng. Có đủ số lượng máng theo đúng định mức và phân bố đều. Máng uống phải sạch, được vệ sinh cọ rửa hàng ngày vào đầu ngày. Không để gà uống nước bẩn, nhất là nước để qua đêm. Nước uống phải sạch, đủ tiêu chuẩn như nước sinh hoạt của người, nước mềm (ít muối khoáng) không bị nhiễm trùng, nhiễm chất độc, mát vào mùa nóng, ấm vào mùa lạnh. Nước phải có thường xuyên liên tục, không hạn chế khối lượng. Những ngày nóng phải tăng khối lượng lên, không để gà bị khát. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, nhưng trung bình lượng nước mà đàn gà tiêu thụ hàng ngày gấp đôi lượng thức ăn. Bình thường tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn (Giống gà Ri, Mía) thường cho uống khoảng 120 lit nước/ 01 tấn gà, tuy nhiên nếu bố trí lượng máng uống trong những ngày nắng nóng đầy đủ thì có thể tấn gà trên có thể dùng hết 220 lít nước/01 tấn gà; Nếu chúng ta làm tốt điều này thì sẽ tăng quá trình trao đổi chất, cũng như đào thải chất độc trong cơ thể, gà sẽ tăng trọng nhanh hơn. Giải pháp cho việc này là việc bố trí sử dụng máng uống tự động theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thứ tư là công tác “lọc gà”: thường việc này sẽ thực hiện khi gà đạt từ 1 – 1,5 tháng tuổi để chọn ra những nhóm gà chậm lớn, tách riêng ra một khu, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để chăm sóc tốt hơn. Có thể lặp lại việc lọc gà sau lọc lần 01 sau 1 – 1,5 tháng, điều này sẽ tăng năng suất chung toàn trại đến tối đa nâng cao hiệu quả kinh tế.
Thứ năm là công tác “Tẩy giun, sán”: phòng bệnh giun sán cho gà thả vườn, thả đồi. Bởi tỷ lệ nhiễm giun sán trên đàn gà chăn nuôi theo phương thức này là rất cao, do gà thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh (trứng giun, trứng sán lưu cữu tại vườn khi thả gà). Giun sán ít khi làm chết gà, nhưng chúng sẽ làm giảm năng suất, tiêu phí thức ăn cao, gây rối loạn tiêu hoá, tạo điều kiện cho những bệnh khác đột phát. Đối với những đàn gà đẻ cần có qui trình tẩy giun sáng định kỳ, có thể thực hiện lần thứ nhất vào thời điểm trước khi gà lên đẻ 2 tháng, sau đó cứ 3 tháng thực hiện một lần. Đối với đàn gà thịt thì cần tẩy giun khi gà đạt khoảng từ 02 tháng tuổi (tùy dịch tễ từng vùng mà có lịch tẩy giun phù hợp). Cần chú ý chỉ sử dụng những thuốc tẩy giun có độ an toàn cao, ít gây độc cho gà và ít ảnh hưởng đến năng suất sản xuất thịt, trứng. Một biện pháp có thể giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh giun sán đối với gà thả vườn là thiết kế độ dốc, tạo rãnh thoát nước, rải nhiều sỏi đá trên mặt sân chăn thả.
Tóm lại, trong chăn nuôi gà thả đồi thả vườn ngoài việc thực hiện tốt quy trình chăn nuôi ATSH (lịch Vaccin, phun sát trùng,…) thì việc thực hiện đúng 05 kỹ thuật đã trên một cách thường xuyên, khoa học sẽ đảm bảo an toàn sinh học cho trại, đồng thời nâng cao năng suất toàn trại và tăng hiệu quả kinh tế một cách tối đa.
- gà thả đồi li>
- chăn nuôi gà li>
- gà thả vườn li>
- an toàn sinh học li>
- Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cháu chào cô chú,cháu muốn nuôi chim bồ câu thì nên mua chim giống ở đâu uy tín ạ,cháu xin cảm ơn!
Tại miền Bắc, anh có thể mua chim bồ câu Pháp giống, chim bồ câu ra ràng uy tín tại trang trại của gia đình chị Lý – anh Vương (Vĩnh Bảo – Hải Phòng), theo số điện thoại như sau: 0978856643- 0973650322
Cháu chào bác ạ. Cháu muốn lập nghiệp ở Tây nguyên với việc nuôi gà thả vườn, với thời tiết, khí hậu thì cháu nên chọn giống nào là tốt nhất ạ?
chúng tôi đang tìm kiếm đầu ra cho gà lông màu lấy thịt, cơ sở giết mổ nào có nhu cầu thu mua với số lượng lớn lh;01252440780