Kỹ thuật nuôi Đà Điểu sinh sản là một công việc khá vất vả nhưng nếu người nuôi thực sự có hứng thú làm giàu từ con vật này thì tỷ lệ thành công không phải nhỏ.
Đà Điểu là loài vật có khả năng thích nghi với nhiều loại hình khí hậu khác nhau như nóng, lạnh, khô, ẩm… Hiện nay nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, các nước Châu âu (Israel, Pháp….) và Mỹ đang phát triển mạnh chăn nuôi Đà Điểu.
Còn ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều gia đình lựa chọn nuôi Đà Điểu để cải thiện kinh tế gia đình. Vậy kỹ thuật nuôi Đà Điểu như thế nào để mang lại lợi nhuận cao quả không đơn giản. Dưới đây là các bước hướng dẫn cơ bản cho bạn tham khảo.
Tiêu chuẩn chọn giống
Để có được những con Đà Điểu con khỏe mạnh, nhanh lớn thì trước tiên cần phải chọn Đà Điểu đực có dáng đứng ngay thẳng, cổ không cong, màu lông đen tuyền, thân thình cân đối, nhanh nhẹn, hay hiếu động.
Cách phối giống
Thường Đà Điểu mái phát dục khoảng 20-25 tháng tuổi vì vậy trong giai đoạn từ 18 tới 20 tháng tuổi ta nên ghép đàn con đực và con cái với nhau để chúng có thời gian làm quen dần. Nên ghép con mái với con trống già hơn khoảng 6 tháng tuổi vì đà điểu mái phát dục sớm hơn. Thời gian Đà Điểu phối giống thường vào khoảng 6h-9h sáng và 14h tới 16h chiều, rất ít khi phối giống vào buổi trưa và buổi tối. Với những con Đà Điểu đực khỏe mạnh có thể phối khoảng 11-13 lần trong một ngày.
Kỹ thuật nuôi Đà Điểu sinh sản
Trong sản xuất và phát triển mô hình nuôi Đà Điểu, giai đoạn nuôi chúng sinh sản là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng và chất lượng con giống.
Đà Điểu thường đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau, thời gian nghỉ đẻ và thay lông khoảng 4 tháng. Đà Điểu thường đẻ từ khoảng 14h-19h, vì vậy trong khoảng thời gian này phải bố trí người nhặt trứng, tránh đà điểu bố mẹ giẫm vỡ trứng, hoặc tránh trứng bị dính nước làm hỏng trứng hoặc ảnh hưởng tới tỉ lệ ấp nở.
Đà Điểu cái thường đẻ thành từng đợt, chúng đẻ liên tiếp 8-10 quả rồi lại nghỉ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp. Đôi khi đà điểu cái gián đoạn quá trình đẻ trứng đến 1-2 tháng.
Để đảm bảo nơi ăn, ở cho Đà Điểu sinh sản, chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh loại tiếng ồn.
Sau khi đà điểu được nuôi gột khoảng 3 tháng thì chuyển sang chuồng mới để chuẩn bị quá trình tiếp theo là nuôi sinh sản. Khi chuyển từ chuồng nuôi gột sang chuồng mới cần chú ý cho Đà Điểu làm quen với đường chạy mới, chú ý chuồng nuôi, sân chạy mới phải bằng phẳng, ít chướng ngại vật, chuồng nuôi phải đủ kích thước để đà điểu có thể tự do vận động thoải mái.
Dinh dưỡng
Đà điểu sinh sản có vai trò rất quan trọng đến thế hệ sau. Vì vậy ngoài các yếu tố về giống, cách lựa chọn đời bố mẹ, cách lựa chọn con non để làm giống thì yếu tố thức ăn cũng vô cùng quan trọng.
Đà Điểu là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, các loại rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Ngoài ra Đà Điểu còn ăn các loại cám như gà, ngỗng. Tuy vậy ở mỗi giai đoạn khác nhau thì thức ăn dành cho Đà Điểu cũng thay đổi theo thành phần.
Định lượng cho ăn 1,6-1,8 Kg/con tùy vào thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ. Tuy vậy để cung cấp dinh dưỡng cho Đà Điểu trong mùa vụ sinh sản có thể phân loại theo năng suất đẻ trứng. Đối với Đà Điểu đẻ cao phải cho ăn khẩu phần thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn mới đảm bảo được sức khỏe để chúng sinh sản tiếp.
Phòng bệnh
Nuôi Đà Điểu thường mắc bệnh viêm túi lòng đỏ, bệnh lậu, bệnh tắc đường tiêu hóa. Mỗi loại bệnh lại có cách điều trị khác nhau nhưng cần phải kịp thời chữa trị ngay nếu không sẽ làm cho Đà Điểu yếu dần. Cũng cần chú ý, để điều trị cho Đà Điểu không nên tự ý tìm thuốc mà hãy hỏi bác sĩ thú ý cẩn thận để có những đơn thuốc phù hợp nhất.
An Dương
Nguồn: Vietq
- sản lượng ngô li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- bộ NN PTNT li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất