Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn và một số dụng cụ thiết bị cần thiết trong chăn nuôi lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn và một số dụng cụ thiết bị cần thiết trong chăn nuôi lợn

    Chuồng nuôi lợn để bảo vệ đàn lợn, quản lý và chăm sóc đàn lợn được dễ dàng, tiết kiệm nhân lực chăm sóc lợn, phòng chống mất mát, hao hụt lợn và tăng năng suất vật nuôi.

    1. Quy định chung về kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn

    1.1. Vị trí

    Xây chuồng chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

    Nên chọn địa điểm nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.

    Chuồng nuôi lợn phải ngăn cách với bên ngoài, kiểm soát được người và động vật ra vào. Không nên xây chuồng lợn chung với chuồng nuôi gia súc, gia cầm khác để tránh lây nhiễm bệnh.

    Nếu chuồng lợn ở gần nhà, nên ở cuối hướng gió, phải đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và môi trường xung quanh.

    1.2. Nền chuồng

    Cao hơn mặt đất khoảng 30 – 45 cm để tránh ẩm ướt, ngập úng.

    Đầm nén kỹ. Lát bằng gạch già phẳng mặt hoặc láng xi măng cát tạo độ nhám để tránh trơn trượt cho lợn.

    Đảm bảo phẳng, không đọng nước.

    Nền phải có độ dốc 2 – 3% về hướng thoát nước thải.

    Nếu nuôi trên sàn (nhựa hoặc bê tông), sàn đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh.

    2. Kiểu chuồng nuôi lợn

    2.1. Chuồng nuôi lợn công nghiệp

    Ưu điểm: Giảm công lao động, tăng năng suất lao động; hạn chế bệnh tật; quản lý tốt đàn lợn; tiết kiệm diện tích.

    Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao, có thể làm chậm sự sinh trưởng, phát dục và tuổi phối giống lần đầu, tỷ lệ thụ thai ở nái hậu bị thấp hơn, ảnh hưởng đến quyền vật nuôi.

    2.1.1. Chuồng nuôi lợn nái

    Thuận tiện cho lợn nái và lợn con, duy trì vệ sinh tốt, lợn con bú dễ dàng; khu vực cho lợn con nằm tối thiểu là 1 m2; khu vực lợn nái nằm phải mát (18 – 22 độ C);

    Cũi lợn nái dài ít nhất 2 m, rộng 60 – 70 cm, cao 1 – 1,2 m; 1 ô nái đẻ rộng 1,6 – 2,0 m, dài 2,2 – 2,4 m; có núm uống riêng cho lợn nái và lợn con.

    Cũi lợn nái đẻ: Sử dụng sắt tròn, ống n­ước Ø34 để uốn khung. Có thể dùng gỗ để đóng cũi lợn nái đẻ.

    Nền bê tông hoặc sàn bê tông đục lỗ; sàn sắt, gang hoặc bằng nhựa với các khe hở rộng khoảng 0,8 – 1 cm.

    Thành chuồng (tấm ngăn): Thành chuồng phải đảm bảo chiều cao 0,5 – 0,6 m. Có thể làm bằng sắt với các chấn song có khoảng cách 5 cm hoặc có thể làm bằng một số vật liệu khác như­ tấm nhựa hoặc gỗ.

    Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn và một số dụng cụ thiết bị cần thiết trong chăn nuôi lợnCũi lợn nái nuôi con có thanh hãm 2 bên để lợn mẹ nằm không đè chết lợn con

    2.1.2. Chuồng nái chờ phối

    Kích th­ước ô nái chửa và chờ phối: Rộng 0,65 – 0,70 m; Cao 1 – 1,1 m; Dài 2,2 – 2,4 m.

    Nền chuồng phải đảm bảo vững chắc, tránh trơn tr­ượt

    Máng ăn: Máng ăn riêng biệt cho từng ô hoặc sử dụng máng dài chung cho cả dãy chuồng.

    N­ước uống: Vòi uống tự động ở từng ô hoặc bơm n­ước cho tất cả uống chung ở máng dài

    Vật liệu làm chuồng:

    Khung cũi: Dùng sắt đặc Ø16 hoặc ống nư­ớc Ø21 hoặc Ø34

    Nền chuồng: Nền chuồng cho lợn nái chửa và chờ phối có thể làm nền đổ bê tông hoặc lát gạch với độ dốc đảm bảo từ 2 – 3%.

    Với những trang trại có điều kiện đầu tư­ thì có thể làm nền với toàn bộ hoặc 1/3 phía sau là tấm đan bê tông có khe rộng 2 – 2,5 cm, làm theo cách này thì chuồng trại sẽ khô ráo, sạch sẽ hơn và giảm công dọn dẹp.

    Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi lợn và một số dụng cụ thiết bị cần thiết trong chăn nuôi lợnCũi lợn nái chờ phối

    2.1.3. Chuồng lợn đực

    Lợn đực có đặc điểm thần kinh luôn hưng phấn do đó chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo chắc chắn.

    Chất lượng tinh dịch của lợn đực bị ảnh hưởng khá lớn khi nhiệt độ môi trường cao, vì vậy chuồng nhốt lợn đực phải đảm bảo thoáng mát. Nhiệt độ thích hợp cho lợn đực là từ 16 – 20 độ C.

    Chuồng lợn đực được bố trí sát ngay với khu vực nhốt lợn nái hậu bị và nái chờ phối.

    Diện tích chuồng:

    – Nếu chuồng chỉ sử dụng để nhốt đực thì kích thước thường là 2 x 2 m.

    – Nếu sử dụng chuồng lợn đực làm nơi phối giống hoặc khai thác tinh thì kích thước cần thiết tối thiểu là 10 m2 với kích thước chiều ngắn nhất không được dưới 2,5 m

    Vách ngăn: Chiều cao vách ngăn cho chuồng lợn đực từ 1,3 – 1,5 m với chấn song bố trí theo chiều dọc và được hàn chắc chắn.

    Nền chuồng: Có thể là nền bê tông đặc hoặc nền bằng tấm đan bê tông có lỗ, mặt nền phải chắn chắn, tránh trơn trượt vì sẽ ảnh hưởng đến chân, móng của lợn đực. Với sàn bê tông đặc, độ dốc cần thiết là từ 2 – 3%.

    Vòi uống nước tự động được bố trí cách mặt sàn từ 80 – 90 cm.

    2.1.4. Chuồng lợn con sau cai sữa

    Được sử dụng cho lợn con từ sau cai sữa đến khi 60 – 70 ngày tuổi.

    Lợn con sau cai sữa cần được sống trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ, có điều kiện nhiệt độ cũng như­ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.

    Nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo 28 – 20 độ C.

    Sàn chuồng lợn sau cai sữa có thể dùng tấm nhựa, sắt, tấm đan bê tông hoặc gỗ.

    Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa

    Chiều dài máng ăn 20 cm/con. Máng có thể làm bằng tôn hoặc nhựa PVC.

    Diện tích chuồng 0,35 m2/con với loại chuồng có sàn lỗ hoặc 0,5 m2/con đối với loại chuồng nền.

    Chiều cao thành chuồng từ 0,6 – 0,7 m.

    Vòi uống nước từ động được bố trí ở cuối chuồng, cách xa máng ăn và có chiều cao cách sàn khoảng 25 cm.

    Kích thước mỗi ô chuồng phụ thuộc vào quy mô trang trại, số con nhốt/ô và trọng lượng xuất chuồng. Nên bố trí chuồng hình chữ nhật với tỷ lệ dài/rộng là 2/1 hoặc 3/1.

    Nền chuồng có thể là nền bê tông đặc với độ dốc 3 – 5%, sàn bê tông có lỗ hoặc kết hợp cả 2 dạng trên.

    Trong chuồng nên chia làm 2 khu vực: Khu vực để ăn ngủ và khu vực vệ sinh. Nên thiết lập bậc xuống từ 3 – 5 cm giữa khu vực ngủ và khu vực vệ sinh. Tạo cho lợn có thói quen đi vệ sinh đúng chỗ.

    Máng ăn cho lợn được đặt trong vùng ngủ còn vòi uống nước được đặt ở khu vực vệ sinh. Vách ngăn có chiều cao 80 cm, có thể xây bằng gạch hoặc dùng các tấm ngăn với các chấn song sắt.

    2.2. Kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên

    Sơ đồ bố trí mặt bằng chuồng nuôi lợn nái nuôi con

    Ghi chú:

    1. Cửa vào cho lợn mẹ

    2. Máng ăn cho lợn mẹ

    3. Chỗ để máng ăn cho lợn con

    4. Lối ra vào ô úm cho lợn con

    5. Lối ra sân chơi cho lợn mẹ và lợn con

    6. Lối thoát phân và nước thải từ chuồng lợn con

    7. Máng uống nước cho lợn con

    8. Máng uống nước cho lợn mẹ

    9. Lối thoát phân và nước thải ra nơi thu gom

    10. Rãnh thoát nước phân và hố thu

    11. Hố thu gom nước phân có nắp

    3. Máng ăn, máng uống cho lợn

    Máng ăn, máng uống có thể làm bằng inox, tôn, xi măng đúc rời, hoặc xây cố định vào tường và nền.

    Những gia đình có điều kiện nên lắp thêm vòi uống tự động/bán tự động.

    Số lượng máng ăn, máng uống phải phù hợp với số lợn nuôi trong chuồng.

    Máng uống nên đặt gần vị trí thải phân vì lợn có tập quán tìm nơi sàn ướt để thải phân.

    Máng ăn cho lợn bằng inox

    TS. Nguyễn Thị Liên Hương

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    17 Comments

    1. Trần Ứng Minh

      Tôi có dự định nuôi lợn thịt CN, rất mong nhận được tư vấn giúp đỡ của bác.
      Xin chân thành cám ơn.
      Số ĐT: 0979475979

    2. Nguyễn Hồng Lĩnh

      Tôi định mở trang trại nuôi heo với diện tích 1000m2. Bên ac có tư vấn, thiết kế và vật tư cho trang trại tôi được không.

    3. Phung Van Khang

      Tôi muốn mở trang trai nuôi lợn thịt. Cần bạn tư vấn về vấn cách làm chuồng trại. 0988928292.

    4. Nguyễn Minh Đức

      Tôi muốn mở 1 trang trại nuôi lợn thịt quy mô khoảng 500 con, hiện tại có quỹ đất khoảng 1 hecta. Tôi cần tư vấn của các anh chị về xây dựng chuồng trại. Xin cảm ơn.

    5. Lê Thanh Tâm

      Tôi muốn mở 1 trang trại heo thịt quy mô 300 con. Hiện có quỹ đất cần tư vấn nguồn vốn và con giống cùng thức ăn. Xin cảm ơn.

    6. Nguyễn Thị An

      Tôi muốn làm trang trại về lợn nái, mong đc tư vấn. Tôi có mảnh đất 240m2 để xây dựng truồng trại, nhưng tôi chưa có kĩ thuật hay hiểu biết gì về chăn nuôi, mong được tư vấn, học hỏi
      SĐT:0909711659

    7. Phạm Văn Vinh

      Tôi muốn làm trang trại quy mô 30 con lợn nái và 200 con lợn thit, hiện tại có quỹ đất 900 m2, cần tư vấn xây dựng chuồng trại, và các dụng cụ như: tấm nhựa, vòi nước, khung cho lợn nái…lợn nái giống cùng thức ăn. Xin cảm ơn!

    8. Tống Thị Hiền

      Tôi muốn xây chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt xin được tư vấn thiết kế 0346010998.

    9. Phạm Văn Mạnh

      Tôi muốn xây chuồng lợn thịt cần được tư vấn

    10. Đặng Văn Tưởng

      Tôi có trang trại.. Cần chị tư vấn để nuôi lợn nái sinh sản a… 0983077330

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.