Nhờ nhạy bén trong tiếp cận kỹ thuật và nắm bắt nhu cầu thị trường, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trí và chị Nguyễn Thị Thu, ở thôn Hòa Tân, xã Mỹ Ðức, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi gia cầm khép kín, từ khâu sản xuất con giống tới nuôi gà thương phẩm.
Theo chia sẻ của anh Trí, từ năm 2009 anh bắt đầu gầy dựng cơ sở nuôi ấp gia cầm giống kết hợp nuôi gà thịt thương phẩm. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động, vợ chồng anh nhận thấy nuôi gà thịt thương phẩm có nguy cơ rủi ro do dịch bệnh rất lớn, chi phí đầu vào cao. Tính toán và lên kế hoạch chu đáo, sau một thời gian chuẩn bị, vợ chồng anh chuyển sang đầu tư máy móc để ấp nở gà giống nhằm chủ động con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình.
Năm 2013, vợ chồng anh Trí đầu tư hệ thống máy móc, lồng ấp hiện đại để gầy dựng cơ sở ấp nở giống gia cầm. Đến nay, trang trại chăn nuôi rộng hơn 5.000 m2 của gia đình anh Trí đủ năng lực nuôi đàn gà quy mô 7.000 con gà thịt thương phẩm, 3.000 gà giống bố, mẹ.
Nhờ chịu khó học hỏi, đến nay vợ chồng anh Trí, chị Thu xây dựng được mô hình chăn nuôi gia cầm khép kín, mang lại thu nhập khá. Ảnh: THU DỊU
Nuôi gà thịt thương phẩm là cách làm kinh tế phổ biến ở nông thôn. Tuy nhiên nếu tính đúng tính đủ thì ở giai đoạn này, người chăn nuôi chịu nhiều tác động như giá nguyên liệu, thức ăn tăng cao, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, chi phí phòng bệnh nhiều hơn, giá bán sản phẩm bấp bênh, nhiều rủi ro. Chưa kể, trong quá trình chăn nuôi, nếu phải nhập giống về nuôi thì còn mất nhiều công cho việc kiểm soát chất lượng con giống ngay từ lúc nhập vào.
Anh Nguyễn Văn Trí chia sẻ: Tôi mày mò tìm hiểu, học hỏi thêm để có thể chủ động được càng nhiều càng tốt. Từ năm 2013, tôi đầu tư vào ấp nở con giống gà ta lai để vừa tự đảm bảo nhu cầu của gia đình vừa cung cấp cho bà con xung quanh. Kiểm soát được nguồn giống đầu vào, kết hợp với việc vừa nuôi gia cầm lấy thịt thương phẩm vừa nuôi gia cầm cung cấp trứng, đến nay cơ sở của gia đình tôi duy trì và phát triển ổn định.
Theo chị Nguyễn Thị Thu, sở dĩ mô hình của vợ chồng chị phát triển tốt còn nhờ được chính quyền địa phương quan tâm, động viên. Cụ thể, năm 2009, hai vợ chồng chị thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng trẻ mới ra ở riêng nên trăm sự khó; nhưng nhờ chính quyền các cấp tạo điều kiện tiếp cận các kênh thông tin liên quan đến chính sách hỗ trợ, các đợt tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, và đặc biệt là được tạo điều kiện để tiếp cận các gói vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện để tiếp tục đầu tư, dần dần cả hai tự tin dần lên. Được vay 25 triệu đồng từ chương trình cho vay vốn hộ nghèo để gầy đàn gà, vợ chồng chị Thu phấn khởi hẳn lên.
Với sự hỗ trợ của chính quyền và các cấp các ngành, từ đồng vốn thoát nghèo đó, nhiều năm qua vợ chồng chị Thu mở rộng dần quy mô, tăng số lượng đàn vật nuôi lên, tìm kiếm được khách hàng ổn định, nhờ đó việc làm ăn suôn sẻ dần. Đến giai đoạn 2 năm 2022, 2023 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sản phẩm khó tiêu thụ, thiếu chi phí để tiếp tục duy trì mô hình, vợ chồng anh Trí lại được vay 100 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ việc làm của Ngân hàng CSXH huyện Phù Mỹ để đầu tư mua thức ăn, cải tạo thêm chuồng trại mở rộng diện tích khu nuôi gia cầm lấy trứng.
Mỹ Đức là một trong hai xã bãi ngang của huyện Phù Mỹ về đích nông thôn mới năm 2022. Nhờ triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, người dân ở Mỹ Đức đã có nhiều điều kiện để tiếp cận với các mô hình kinh tế hay, từ đó học hỏi, áp dụng vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực cho quê hương.
Ông Đào Duy Nguyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức trao đổi: Chúng tôi dành cho những trường hợp như gia đình của anh Trí, chị Thu sự quan tâm lớn, vì tin rằng sự sáng tạo của họ sẽ tạo cảm hứng, niềm tin phấn đấu cho nhiều hộ khó khăn khác. Chính sự thành công của họ cũng trở lại động viên chúng tôi nỗ lực nhiều hơn trong giúp đỡ, hướng dẫn người dân mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận thông tin, kỹ thuật, các gói vay vốn ưu đãi.
QUANG BẢO
Nguồn: Báo Bình Định
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia cầm khép kín li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất