Lợn “tên lửa” (hay còn gọi là lợn Mán, lợn cắp nách) là đặc sản được ưa chuộng vì có hương vị thơm ngon như thịt thú rừng. Hiện giá móc hàm trên thị trường từ 200.000 – 250.000 đồng/kg.
Loài lợn này có màu lông đen tuyền hoặc hơi vàng; khả năng sinh sản kém, mỗi lứa đẻ từ 5 – 8 con, trọng lượng thấp. Nếu thả rông để chúng tự kiếm ăn, một năm mỗi con chỉ nặng từ 25-30kg, còn nhốt trong chuồng chăn nuôi theo tập quán cũ của đồng bào, lợn “tên lửa” cũng chỉ đạt từ 40-50kg. Loài lợn này ít nhiễm bệnh dịch, nên dễ nuôi. Muốn nuôi, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
– Chọn giống: Chọn những con có da, lông mịn, bóng mượt; khỏe mạnh, móng và chân khỏe, mắt tinh, đi lại nhanh nhẹn. Lợn cái phải có số vú đều, lộ rõ âm hộ phát triển bình thường. Khu vực chăn thả lợn giống cần rào xung quanh, diện tích từ 1.000 – 1.500m2, chọn nơi cao ráo trong vườn để làm chuồng, nền láng xi măng, mái lợp lá cọ hoặc lá gianh, để lá chuối khô, hay rơm rạ để trong chuồng cho chúng tự lót ổ. Lợn đến kỳ động dục từ phối giống lẫn nhau, thời gian mang thai từ 100-120 ngày.
– Chăm sóc, nuôi dưỡng: Khu chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát. Lợn con sau khi đẻ cần được lau khô toàn thân bằng vải màn mềm sạch. Sau khi lợn đẻ xong con cuối cùng cần tiến hành bấm bỏ nanh, cắt rốn và cố định bầu vú cho lợn con (cho con bé bú những vú trước và con to hơn bú những vú sau, vì vú trước nhiều sữa hơn vú sau). Thời kỳ này cần cho lợn mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo lượng sữa nuôi con.
Thức ăn cho lợn tên lửa đơn giản, dễ kiếm, phổ biến nhất là là cây chuối rừng, chuối nhà, dây khoai lang, khoai mon, rau muống… có thể cho chúng ăn sống hoặc nấu chín với cám ngô, cám gạo, bột đậu tương, bột tôm, cá… Lợn thả theo đàn để chúng tranh nhau ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 bữa vừa phải, thả chúng quanh vườn rừng để tự kiếm ăn thêm rễ cây rừng, củ, quả, lá… khiến lợn không tích mỡ, tăng lượng nạc, tươi lâu, ăn không ngấy, thơm ngon như thịt thú rừng.
Kỹ sư Ô Kim Duy
Nguồn: Dân Việt
- chăn nuôi lợn li>
- lợn rừng li>
- kỹ thuật nuôi lợn li>
- lơn mán li>
- lợn cắp nách li>
- lợn tên lửa li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
Tin mới nhất
T2,18/11/2024
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Muốn mua giống lợn số lượng 20 con