Tiếng ủn ỉn của lợn khác nhau tùy theo cá tính của lợn và có thể truyền đạt thông tin quan trọng về sự khỏe mạnh của loài có tính xã hội cao này, theo một nghiên cứu mới phát hiện.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Lincoln, Vương quốc Anh, và trường đại học Queens Belfast.
Nghiên cứu bao gồm 72 con lợn đực và cái vừa mới lớn. Một nửa được nuôi trong chuồng ‘màu mỡ” rộng rãi có chỗ nằm lót rơm, trong khi nửa còn lại được nuôi trong chuồng ‘cằn cỗi’ với sàn bê tông được lót một phần bằng các thanh gỗ mỏng, theo yêu cầu của Anh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những con lợn có tính cách chủ động hơn thì có tiếng kêu ủn ỉn với tốc độ cao hơn so với con lợn có sự phản ứng mạnh hơn. Ảnh: © dusanpetkovic1 / Fotolia
Để có được số đo về tính cánh của lợn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành hai bài kiểm tra: một bài kiểm tra về cách ly xã hội và một bài kiểm tra về đối tượng mới lạ. Mỗi con lợn có ba phút bị cô lập xã hội, và năm phút trong một chiếc chuồng có một chiếc xô lớn màu trắng hoặc một hình nón giao thông màu cam mà chúng chưa từng gặp trước đây. Hành vi của chúng, bao gồm cả tiếng kêu, được quan sát. 2 bài kiểm tra này được lặp lại hai tuần sau đó, cho phép các nhà nghiên cứu xác định xem những con lợn có phản ứng lặp lại hay không.
Họ cũng ghi lại tần số của tiếng kêu của lợn bằng cách đếm số lượng ủn ỉn chúng tạo ra trong mỗi phút của bài kiểm tra, và nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường có chất lượng khác nhau đến các âm thanh được tạo ra.
Nghiên cứu cho thấy, lợn với tính cách chủ động hơn tạo ra tiếng ủn ỉn với một tốc độ nhanh hơn so với lợn có phản ứng mạnh hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng lợn đực (chứ không phải lợn cái) nuôi trong điều kiện chất lượng thấp thì phát ra tiếng ủn ỉn ít hơn so với những con lợn đực được nuôi trong môi trường màu mỡ, một việc cho thấy sự nhạy cảm cao hơn ở lợn đực đối với các yếu tố môi trường.
Các kết quả cũng thêm vào bằng chứng cho thấy, tín hiệu âm thanh cho thấy cá tính ở lợn. Những phát hiện này cho thấy, cần phải ghi nhớ về tính cách khi sử dụng tiếng kêu làm số đo về tình trạng sức khỏe của lợn.
Nhà nghiên cứu chính, Tiến sĩ Lisa Collins, một chuyên gia về sức khỏe, hành vi và dịch tễ học động vật tại Trường Khoa học Đời sống tại Đại học Lincoln, cho biết: “Lợn là một loài có tính xã hội cao và có tiếng kêu sử dụng tín hiệu âm thanh theo nhiều cách; duy trì liên lạc với các thành viên khác trong nhóm trong khi tìm kiếm thức ăn, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, hoặc để báo hiệu rằng chúng đang đau khổ.
“Âm thanh chúng tạo ra truyền tải một loạt các thông tin như trạng thái cảm xúc, động lực và sinh lý của chúng. Ví dụ như, tiếng éc éc được tạo ra khi lợn cảm thấy sợ hãi, và có thể cảnh báo cho những người khác về tình hình của chúng. Tiếng ủn ỉn xảy ra trong mọi hoàn cảnh, nhưng là điển hình của việc tìm kiếm thức ăn để cho các thành viên khác của nhóm biết chúng đang ở đâu.”
Tổng hợp: Thanh Vân (Theo ScienceDaily)
Nguồn tin: Sở KHCN Đồng Nai
- chăm sóc heo con li>
- chăn nuôi heo thịt li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất