[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong thực tế chăn nuôi heo, các trại thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin PCV2 cho heo theo 1 trong 3 quy trình sau: chỉ tiêm trên nái, hoặc chỉ tiêm trên heo cai sữa, hoặc tiêm cho cả nái và heo cai sữa. Tuỳ theo mô hình chăn nuôi và tình hình dịch bệnh liên quan đến PCV2 tại trại mà lựa chọn 1 trong 3 quy trình trên cho phù hợp. Chẳng hạn, các trại chỉ sản xuất heo con giống, không nuôi heo cai sữa cũng như heo thịt, nếu có vấn đề liên quan đến PCV2 thì chọn quy trình tiêm vắc-xin trên nái…
1.Tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên nái
Tiêm phòng PCV2 trên nái thường được thực hiện khoảng 3 – 4 tuần trước khi nái sinh, tại những trại có vấn đề liên quan đến PCV2 trên nái và heo con theo mẹ. Việc tiêm phòng vắc- xin PCV2 cho nái có nhiều ưu điểm và đem lại hiệu quả tốt trong kiểm soát bệnh do PCV2 trên đàn heo. Quy trình tiêm vắc-xin PCV2 cho heo nái phải bao gồm việc tiêm 2 mũi vắc-xin PCV2 trên heo hậu bị trước khi đưa vào đàn sinh sản và 1 mũi cho heo nái 3 – 4 tuần trước khi sinh. Tiêm phòng PCV2 trên nái có những ưu điểm sau:
- Cải thiện năng suất sinh sản của nái do những tác động của PCV2 trên nái mang thai.
- Tạo miễn dịch đồng đều trên nái và heo con, nhờ đó thuận tiện hơn trong việc xây dựng quy trình tiêm phòng chung để kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm trong trại.
- Giảm bài thải PCV2 từ heo mẹ, giảm lây truyền heo con, hạn chế tình trạng nhiễm PCV2 ở thai và nhiễm sớm ở giai đoạn sơ sinh, theo mẹ.
- Miễn dịch mẹ truyền cao giúp bảo vệ heo con chống PCV2 nhiễm sớm ở giai đoạn sơ sinh và theo mẹ, hạn chế tình trạng bệnh lý liên quan PCV2 ở heo con và nhất là ở heo cai sữa. Đồng thời kéo giãn tuổi tiêm phòng PCV2 trên heo cai sữa, kéo dài thời gian bảo hộ đối với PCV2 đến khi heo xuất chuồng, dù chỉ tiêm 1 mũi vắc-xin.
Pejsak et al., 2012, nghiên cứu hiệu quả việc tiêm vắc-xin PCV2 trên đàn nái nhiễm PCV2 và có vấn đề về sinh sản, đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt năng suất sinh sản, tỷ lệ nái đẻ (Bảng 1), cũng như tỷ lệ heo con còn sống và trọng lượng sơ sinh của heo con từ nái được tiêm vắc-xin so với không tiêm vắc-xin PCV2 (Bảng 2).
Bảng 1: Tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên nái cải thiện tỷ lệ đẻ (Z. Pejsak et al., 2012)
Bảng 2: Tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên nái cải thiện năng suất sinh sản (Z. Pejsak et al., 2012)
a, b, c: khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 cột (P<0.05)
Mặt khác, heo con sinh ra từ nái được tiêm vắc-xin PCV2 sẽ có đáp ứng miễn dịch mạnh hơn khi bị gây nhiễm PCV2 so với heo con từ nái không được tiêm vắc-xin PCV2 (Yeonsu Oh et al., 2012) (Hình 1).
Ngoài ra, tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên nái còn giúp heo con có được miễn dịch mẹ truyền cao, kéo dài thời gian bảo hộ heo đối với sự xâm nhiễm của PCV2. Nghiên cứu của Chao-Nan Lin et al., 2020 ghi nhận, hiệu giá kháng thể đặc hiệu với PCV2 ở heo con từ nái không được tiêm vắc-xin PCV2 giảm đến mức thấp nhất ở 7 – 8 tuần tuổi và lượng PCV2 trong máu ở mức > 103 bản sao/ ml được ghi nhận lúc heo 7 tuần tuổi; trong khi ở heo con từ nái được tiêm vắc-xin PCV2 các chỉ tiêu này tương ứng là ở 11 – 21 tuần tuổi và 9 tuần tuổi. Nghiên cứu này cho thấy, việc tiêm vắc-xin PCV2 trên heo nái giúp tăng tuổi tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên heo sau cai sữa, thuận tiện cho việc xây dựng lịch tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh trên đàn heo, đồng thời có thể bảo vệ heo chống lại bệnh do PCV2 đến lúc xuất chuồng dù chỉ tiêm vắc-xin PCV2 một lần.
2. Tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên heo con, heo cai sữa
Giải pháp này được áp dụng phổ biến ở các trang trại, thường tiêm cho heo khoảng 2 – 4 tuần tuổi. Tiêm phòng vắc-xin PCV2 cho heo sau cai sữa sẽ giúp làm giảm lượng virus máu, giảm tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết liên quan đến, không chỉ ở heo sau cai sữa mà cả ở giai đoạn heo choai, heo thịt. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp, việc chọn thời điểm tiêm vắc-xin không phù hợp, khi hàm lượng kháng thể mẹ truyền còn cao ở heo sau cai sữa, sẽ làm giảm hiệu quả của việc tiêm vắc-xin PCV2, không đủ bảo vệ heo chống lại PCV2 cho đến lúc xuất chuồng, nhất là ở các trại chỉ tiêm một liều vắc-xin PCV2 duy nhất. Heo con sinh từ nái có miễn dịch với PCV2 sẽ nhận được miễn dịch mẹ truyền thông qua sữa đầu hình thành miễn dịch thụ động ở heo con, có thể kéo dài đến 8 – 12 tuần, tuỳ theo tình trạng miễn dịch của nái và quy trình cho bú sữa đầu. Do vậy, tiêm vắc-xin ở thời điểm sớm hơn 3 tuần tuổi hiếm khi được áp dụng trong thực tế do có thể bị ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền.
Nghiên cứu của M. Haake et al., 2013, khi tiêm vắc-xin PCV2 cho heo có kháng thể mẹ truyền theo 2 thời điểm 1 tuần và 3 tuần tuổi đã ghi nhận, heo con được tiêm vắc-xin PCV2 lúc 3 tuần tuổi có tỷ lệ dương tính với PCV2 và lượng PCV2 máu thấp hơn có ý nghĩa so với ở heo con được tiêm phòng lúc 1 tuần tuổi (Hình 2).
Tương tự, L. Martelli et al., 2016 đã khẳng định, kháng thể mẹ truyền ảnh hưởng bất lợi đến đáp ứng tạo kháng thể khi tiêm vắc-xin PCV2. Nghĩa là, tại thời điểm tiêm vắc-xin PCV2, nếu hiệu giá kháng thể mẹ truyền càng cao thì đáp ứng tạo kháng thể càng kém (Hình 3).
Có thể thấy trong quy trình tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên heo sau cai sữa, thời điểm tiêm phòng không quan trọng bằng hàm lượng kháng thể mẹ truyền tại thời điểm tiêm phòng. Hàm lượng kháng thể mẹ truyền ở heo sau cai sữa càng cao thì tuổi heo được tiêm phòng phải càng lớn. Nghĩa là, để đạt được kết quả tốt trong tiêm phòng PCV2 trên heo sau cai sữa, cần lưu ý đến kháng thể mẹ truyền, lứa tuổi bệnh, qua đó xác định thời điểm và quy trình tiêm vắc-xin PCV2 thích hợp cho từng trại. Thông thường, nếu nái đã được tiêm vắc-xin PCV2 và heo con nhận được kháng thể mẹ truyền tốt, chỉ nên tiêm cho heo con từ tuần tuổi thứ 5 – 7 và tiêm 1 lần. Nếu nái không được tiêm vắc-xin PCV2, heo con không nhận được đủ kháng thể mẹ truyền, có thể tiêm cho heo con sớm hơn, khoảng 3 tuần tuổi và tiêm 2 lần, thường cách nhau 2 tuần.
3. Tiêm phòng cho nái và cả cho heo con
Quy trình này thường chỉ áp dụng trong mô hình trại heo nuôi liên tục và sinh sản đến xuất thịt, khi trong trại có vấn đề liên quan đến PCV2. Việc tiêm phòng PCV2 cho nái như đã trình bày ở mục 1 ở phần trên sẽ giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh lý liên quan đến PCV2 trên heo nái và cả ở heo con, cũng như toàn đàn cho đến lúc xuất thịt… Việc thực hiện quy trình tiêm phòng PCV2 cho nái và cả cho heo con là sự kết hợp của 2 quy trình đã được trình bày ở mục 1 (Tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên nái) và mục 2 (Tiêm phòng vắc-xin PCV2 trên heo con, heo cai sữa) trong bài. Nếu áp dụng đúng, việc tiêm vắc-xin PCV2 trên heo sau cai sữa chỉ cần thực hiện một lần, lúc heo khoảng 5 – 7 tuần tuổi, sẽ giúp bảo vệ đàn heo đến lúc xuất thịt. Điều này không những giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý liên quan PCV2 mà còn giúp giảm chi phí tiêm phòng. Vì vậy, đây được xem là quy trình phù hợp nhất cho các trại heo nuôi liên tục và sinh sản đến xuất thịt.
Tài liệu tham khảo
1. Z. Pejsak1 , G. Kusior2 , M. Pomorska-Mól1, K. Podgórska, 2012. Influence of long-term vaccination of a breeding herd of pigs against PCV2 on reproductive parameters. Polish Journal of Veterinary Sciences Vol. 15, No. 1 (2012), 37-42.
2. Yeonsu Oh, Hwi Won Seo, Kiwon Han, Changhoon Parkand Chanhee Chae, 2012. Protective effect of the maternally derived porcinecircovirus type 2 (PCV2)-specific cellular immuneresponse in piglets by dam vaccination againstPCV2 challenge. Journal of General Virology (2012).
3. Haake, M., et al., Influence of age on the effectiveness of PCV2 vaccination in piglets with high levels of maternally derived antibodies. Vet. Microbiol. (2013).
4. Chao-Nan Lin, Ni-Jyun Ke and Ming-Tang Chiou, 2020. Cross-Sectional Study on the Sero- and Viral Dynamics of Porcine Circovirus Type 2 in the Field. Vaccines 2020.
5. Paolo Martelli, Roberta Saleri, Giulia Ferrarini, Elena De Angelis, Valeria Cavalli, Michele Benetti, Luca Ferrari, Elena Canelli, Paolo Bonilauri, Elena Arioli, Antonio Caleffi, Heiko Nathues and Paolo Borghetti, 2016. Impact of maternally derived immunity onpiglets’ immune response and protectionagainst porcine circovirus type 2 (PCV2) after vaccination against PCV2 at differentage. BMC Veterinary Research (2016) 12:77.
Virbac Việt Nam
- tiêm phòng PCV2 li>
- vắc xin li>
- virbac li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất