(Chăn nuôi Việt Nam) – Dù xuất khẩu ong của Việt Nam sẽ đối mặt với một số khó khăn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, tuy nhiên ngành ong Việt Nam vẫn có nhiều thế mạnh.
Xuất khẩu ong của Việt Nam có nhiều lợi thế khi TPP có hiệu lực
Đó là ý kiến của ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam. Đối với Mỹ, đến năm 2014, Việt Nam đã vươn lên là nước XK mật ong lớn nhất vào thị trường này, chiếm khoảng 35% thị phần. Mỹ chủ yếu nuôi ong với mục đích thụ phấn nên thị trường mật ong phục vụ tiêu dùng vẫn còn lớn. Tuy nhiên theo ông Tâm, việc gia nhập TPP sẽ không có nhiều tác động tới XK ong của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Bởi từ lâu, Mỹ đã không đánh thuế NK đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam, mà chỉ áp các loại phí NK khoảng 18 – 20 USD/tấn. Tuy nhiên tại thị trường Mỹ, mật ong Việt Nam sẽ phải tiếp tục phải cạnh tranh với các nước khác XK ong rất mạnh khác như Mexico, Argentina, Brazil, Ukraina, Mexico…, trong đó có nhiều đối thủ cùng trong khối TPP, nhất là Mexico và Úc. Đặc biệt trong bối cảnh từ năm 2014 đến nay, XK ong Việt Nam đang khó khăn do thị trường Mỹ đã có thêm sự tham gia của Ukraina, một nước có sản lượng mật ong rất lớn tới trên 3 vạn tấn/năm, chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh (trước đây Ukraina XK chủ yếu sang Nga). Đối với Canada, đây cũng là thành viên TPP, nhưng nước này chủ yếu để tái xuất nên sẽ không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam tại Mỹ. Với thị trường Nhật Bản, ông Tâm cho rằng việc gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội lớn cho ngành ong Việt Nam, bởi trước đây Nhật áp mức thuế NK đối với mật ong rất cao, tới 25,5%. Mặc dù chúng ta đã có các hiệp định thương mại khác với Nhật, tuy nhiên lượng mật ong Việt Nam XK sang nước này trước đây vẫn rất hạn chế, xoay quanh khoảng 300 tấn/năm. Tại Nhật, mật ong Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với các nước khác trong TPP có XK ong rất mạnh gồm Úc mà Mexico.Vấn đề cần phải hành động rốt ráo trong nước để đón nhận cơ hội cho ngành ong hiện nay đó là phải giải quyết căn cơ việc tái cơ cấu lại DN trong ngành ong trong nước, chấn chỉnh tình trạng trăm người bán, vạn người mua, trong đó nhiều DN xuất khẩu mật ong sang Mỹ rất lộ cộ, không những chất lượng mật kém cạnh tranh, đánh mất thương hiệu mà thậm chí dính cả Carbendazim. Carbendazim cũng đang là vấn đề bức xúc cho ngành ong Việt Nam mà chúng ta giải quyết chưa triệt để, hiện Mỹ vẫn chưa cho phép tồn dư chất này trong mật ong, đồng thời đã tăng cường trực tiếp lấy mẫu kiểm tra các lô hàng mật ong của chúng ta. Trong khi đó, việc kiểm soát tồn dư trong mật ong nguyên liệu của Việt Nam vẫn rất khó khăn.
Lê Bền
(Theo Nông Nghiệp Việt Nam)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
Tin mới nhất
T6,13/12/2024
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Bộ NN&PTNT: Chủ trương hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất