Miễn dịch thụ động (Phần 1) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Miễn dịch thụ động (Phần 1)

    Kháng thể mẹ truyền (Maternal Derived Antibodies: MDA) là một loại miễn dịch thụ động tự nhiên – đây là hình thức các globulin miễn dịch chuyển từ một cá thể này sang một cá thể khác (từ mẹ truyền sang con). Gà mẹ sẽ tạo ra kháng thể khi được chủng ngừa hoặc nhiễm bệnh tự nhiên trong môi trường nuôi và kháng thể này sẽ được truyền sang đời con của nó thông qua trứng.

     

    Miễn dịch thụ động thường chỉ có tác động bảo hộ trong một thời gian tương đối ngắn, kéo dài 1 đến 2 tuần (nhiều nhất là 4 tuần), vì thế, gà con sẽ chỉ được bảo vệ khỏi bệnh trong một vài tuần đầu khi hệ thống miễn dịch của chúng chưa được phát triển hoàn thiện. Các kháng thể mẹ truyền này sẽ đảm nhận vai trò bảo hộ đàn gà con trước các tác nhân gây bệnh giai đoạn sớm.

     

    KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN DI CHUYỂN TỪ GÀ MÁI MẸ SANG PHÔI

     

    Sự chuyển kháng thể từ cơ thể gà mẹ đến phôi xảy ra qua hai bước. Đầu tiên, các kháng thể được làm lắng đọng trong lòng đỏ trứng và albumin (lòng trắng trứng) và sau đó, mới được chuyển vào trong phôi.

     

    a. MDA Di chuyển từ Gà mái Mẹ đến Trứng

     

    Gà mái mẹ truyền kháng thể vào trứng bằng cách vận chuyển các kháng thể (IgY, IgA và IgM) vào lòng đỏ trứng và albumin. Vì cấu trúc phân tử IgG của loài gà dài hơn các IgG của thú có vú khác, nên IgG của gà thường được một số tác giả gọi là IgY. Tuy nhiên, IgG gia cầm (hay IgY) đều có chức năng tương tự như các IgG của động vật có vú (Sharma, 1997). Các globulin miễn dịch (Immunoglobulin: Ig) khác nhau sẽ có con đường di chuyển vào trứng khác nhau.

     

    IgY là loại Ig chiếm ưu thế nhất trong lòng đỏ trứng. Ig này được tiết ra bởi buồng trứng và di chuyển vào noãn đang phát triển (lòng đỏ).

     

    Số lượng IgY đi vào noãn được quy định bởi biểu mô nang trứng, vì hình thái của lớp biểu mô này sẽ thay đổi khi noãn tăng trưởng. Biểu mô nang trứng sẽ trở nên phẳng hơn và mỏng hơn khi noãn phát triển to ra và chính điều này đã giúp phần lớn IgY chui vào được bên trong. Việc chuyển IgY qua biểu mô nang trứng vào bên trong noãn đạt mức cao nhất vào thời điểm 3 đến 4 ngày trước khi rụng trứng và bắt đầu giảm dần do sự phát triển của màng noãn hoàng giữa tế bào trứng và lớp biểu mô nang của buồng trứng để chuẩn bị cho sự rụng trứng tiếp theo.

     

    Thông thường, một con gà mái sẽ mang cùng lúc nhiều trứng có các giai đoạn phát triển khác nhau, vì thế số lượng IgY di chuyển vào bên trong số lượng trứng này cũng không giống nhau.

     

    IgA và IgM chủ yếu tìm thấy trong lòng trắng albumin (Rose và cộng sự, 1974). Hai loại Ig này được chuyển vào lòng trắng nhờ sự bài tiết niêm mạc trong ống dẫn trứng, cụ thể hơn là trong đoạn rộng (magnum) của ống dẫn trứng.

    Hình 1 MDA Di chuyển từ Gà mái đến Trứng

     

    b. MDA Di chuyển từ Trứng đến Phôi

     

    IgY được chuyển từ lòng đỏ trứng sang phôi thông qua quá trình trao đổi chất. Quá trình này bắt đầu từ ngày thứ 7 phát triển của phôi và đạt mức cao nhất ở thời điểm 3 đến 4 ngày trước khi nở.

     

    Số lượng IgY chuyển đến lòng đỏ trứng và từ lòng đỏ đến phôi có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nồng độ IgY trong huyết tương của gà mẹ. Trong một nghiên cứu của Hamal và cộng sự (2006), họ đã tìm thấy 27 đến 30% IgY của gà mẹ được chuyển cho các con của nó (Bảng 1)

    Hình 2 Vị trí hiện diện của IgY, IgA & IgM trong trứng

    Hình 3 Sự phát triển của phôi

     

    IgA và IgM được chuyển vào phôi nhờ cơ chế hấp thụ lòng trắng của ruột phôi và có thể thực hiện chức năng chính trên gà con mới nở như một Ig bảo vệ trong đường tiêu hóa hoặc như một nguồn bổ sung protein.

     

    Số lượng IgA và IgM chuyển sang đời sau thường ít hơn 1% trong nồng độ của hai loại Ig này trong huyết tương gà mẹ (như Bảng 1). IgM là loại Ig chuyển vào phôi ít nhất trong số 3 loại Ig, nhưng đây lại là loại Ig được gà con mới nở tổng hợp đầu tiên, tiếp theo sau đó mới là IgA và IgY.

     

    MDA CHỐNG LẠI CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐẶC BIỆT

     

    Tác động bảo hộ của MDA có thể thay đổi giữa các gà con và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hàm lượng MDA và tác nhân gây bệnh đang hiện diện. Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung vào ba loại MDA của ba tác nhân gây bệnh chính trên đường hô hấp là vi-rút gây bệnh Dịch tả Gà (Newcastle Disease virus, NDV), Viêm Phế quản Truyền nhiễm (Infectious Bronchitis virus: IBV) và Viêm Thanh – Khí quản Truyền nhiễm (Infectious Laryngotracheitis virus: LTV).

     

    Tuy nhiên, điều quan trọng nên biết: nhiều nước vẫn tiến hành chủng ngừa vắc-xin kiểm soát bệnh Dịch tả Gà và Viêm Phế quản Truyền nhiễm bằng lồng phun trong trại ấp, ngay cả khi các gà con đã có kháng thể mẹ truyền chống lại hai bệnh này trong cơ thể. Lý do để các nước này phải thực hiện việc chủng ngừa sớm là để kích thích các đáp ứng miễn dịch cục bộ nhằm tăng cường khả năng bảo hộ gà con trước hai bệnh ND và IB (kháng thể mẹ truyền thường chỉ có tác dụng khi tác nhân gây bệnh vào được bên trong cơ thể).

     

    Bảng 1 Nồng độ Ig trong huyết tương của đời sau dưới dạng phần trăm theo nồng độ Ig trong huyết tương gà mẹ

    VI-RÚT GÂY BỆNH NEWCASTLE (NDV: NEWCASTLE DISEASE VIRUS)

     

    Kháng thể đặc hiệu với NDV được nhận từ gà mẹ sẽ cung cấp khả năng bảo hộ cho đàn gà con. Hamal và cộng sự (2006) đã tìm thấy hàm lượng kháng thể đặc hiệu với NDV từ gà mẹ chuyển sang đời sau nằm trong khoảng 27 đến 40% và có mối liên quan trực tiếp với hiệu giá kháng thể trong gà mẹ (ở Bảng 1). IgY cũng được tìm thấy trong nước mắt của gà con một ngày tuổi ở mức 1:5 so với mức kháng thể trong huyết tương (Russell, 1992).

     

    MDA đặc hiệu với ND bắt đầu bị mất dần ngay khi gà con nở. Theo Allan và cộng sự (1978), cứ mỗi 4 ngày rưỡi, hai phần MDA trong gà con sẽ bị phân hủy.

     

    Trong các gà con có lượng MDA cao, việc bảo hộ từ MDA đặc hiệu với ND sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhân lên của vi-rút trong vắc-xin. Chính vì thế, chỉ ở những gà con có lượng MDA thấp, việc chủng ngừa vắc-xin sống ND vào lúc một ngày tuổi mới kích thích tốt hệ thống miễn dịch cục bộ (miễn dịch qua trung gian tế bào) trên đường hô hấp trên và tạo được sự bảo hộ sớm cho gà con.

     

    Vắc-xin vô hoạt nhũ tương dầu đã được sử dụng thành công trên gà con một ngày tuổi có sẵn hàm lượng MDA nhất định chống lại NDV (Alexander and Jones, 2001). Những lợi thế chính của các vắc-xin bất hoạt chính là có rất ít các phản ứng bất lợi trên gà chủng ngừa và chúng nhận được hàm lượng kháng thể bảo hộ rất cao trong thời gian dài  (Alexander and Jones, 2003).

     

    Hơn nữa, những vắc-xin bất hoạt nhũ tương dầu không bị những ảnh hưởng bất lợi của MDA như vắc-xin sống (Box và cộng sự, 1976) vì nhũ tương dầu có tác dụng như một chất kích thích cơ chế miễn dịch và giúp kháng nguyên bên trong được phân rã từ từ. Trong những trường hợp này, có một kích thích tích cực của miễn dịch chủ động trong khi miễn dịch thụ động giảm từ từ và hệ thống miễn dịch dần dần được hoàn thiện (Bennejean và cộng sự, 1978; Box và cộng sự, 1976; Warden và cộng sự, 1975.)

     

    Vi-rút Gây bệnh Viêm Phế quản Truyền nhiễm (IBV: Infectious Bronchitis Virus)

     

    Kháng thể MDA đặc hiệu chống lại IBV khác nhau từ đàn này sang đàn khác và điều này chủ yếu do các yếu tố ảnh hưởng từ chủng vi-rút sử dụng trong vắc-xin, chương trình chủng ngừa trong trại, chất lượng quy trình chủng ngừa, quy mô sản xuất trong trại và bản thân gà đã chủng ngừa. Phần trăm IgY đặc hiệu với IBV chuyển từ gà mái sang đời sau nằm trong khoảng 31 đến 41% (xem Bảng 1).

     

    MDA chống IBV được chứng minh là có khả năng bảo hộ. Mondal và Naqi (2001) quan sát thấy gà con có hiệu giá kháng thể MDA chống lại IBV cao sẽ có hơn 95% khả năng bảo hộ khi bị công cường độc lúc một ngày tuổi, tuy nhiên, lượng MDA chống lại IBV này có thể suy giảm nhanh chóng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng: khả năng bảo hộ bảy ngàu sau đó trên gà con chỉ còn ít hơn 30%. Kết quả này cũng giống với kết luận thí nghiệm của Hamal và cộng sự (2006), khi quan sát thấy: lượng MDA giảm đáng kể vào ngày thứ bảy và hoàn toàn không còn khả năng bảo hộ vào ngày 14.

     

    Các tác giả trên đều kết luận: khả năng bảo hộ mạnh mẽ trên gà con đối với IBV do mức bảo hộ cao của miễn dịch cục bộ. Chính vì điều này, việc chủng ngừa IBV trên gà con một ngày tuổi có sẵn MDA được thực hiện rất thường xuyên, mặc kệ rằng sẽ xảy ra hiện tượng giảm đáp ứng miễn dịch dịch thể trên các gà con có lượng MDA cao.

     

    Talebi và cộng sự (2005) tìm thấy rằng: MDA chống lại IBV của gà con không được chủng ngừa sẽ có lượng MDA giảm nhanh hơn (chỉ còn một nửa sau 5 ngày) so với gà con được chủng ngừa vào ngày thứ nhất với vắc-xin chứa chủng H120 của IBV bằng đường phun sương, nhỏ mắt và pha nước uống (còn một nửa sau 6 ngày).

     

    Trong các quốc gia có chủng IB biến thể, các gà giống nên được chủng ngừa với các chủng IBV đang có trong trại để sản xuất các MDA đặc hiệu hơn.

     

    VI-RÚT GÂY BỆNH VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (LTV: INFECTIOUS LARYNGOTRACHEITIS VIRUS)

     

    Đời sau của các gà giống được chủng ngừa với vi-rút gây bệnh LT sẽ có được MDA chuyển qua trứng. Tuy nhiên, lượng MDA này không có khả năng bảo hộ chống lại việc nhiễm bệnh cũng như không hề gây trở ngại cho các vi-rút trong vắc-xin khi chủng ngừa cho các gà con (Fahey và cộng sự, 1983).

     

    Davison và cộng sự (1983) đánh giá khả năng bảo hộ từ các MDA đặc hiệu với LT trong suốt 4 tuần đầu tiên của gà con và thấy rằng gà con trong các độ tuổi thí nghiệm (1, 7, 14, 21 và 28 ngày) đều dễ bị nhiễm bệnh.

     

    Thật tế, vì việc nhiễm LTV thường chỉ giới hạn ở đường hô hấp trên và hiện tượng vi-rút xâm nhập vào máu không xảy ra nên lúc này các MDA đang có sẵn trong huyết tương không thể hoạt động để tạo sự bảo hộ chống lại sự nhiễm bệnh này. Khả năng bảo hộ trước LTV dường như chỉ trông cậy vào mỗi đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Vì vậy, từ các điểm này nên các chuyên gia đều xem xét kỹ lưỡng tình hình nhiễm bệnh trong trại để phát triển một chiến lược chủng ngừa hiệu quả trước sự xâm nhiễm của LTV.

     

     

    Nguồn: CEVA. VN

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.