Bệnh xảy ra ở một trang trại nuôi heo thịt với các biêu hiện tiêu chảy do salmonella và viêm màng não do steptococcus, sau đó đã phát hiện thêm virus Porcin Circo (PVC2) gây bệnh Circo trên heo mặc dù đã tiêm vaccine. Heo chết lên tới 9% và chi phí thuốc thú y tăng cao đột biến.
Heo bị tiêu chảy do Salmonella
Mô tả trại heo, nơi xảy ra bệnh
Trang trại xảy ra dịch bệnh là trại heo thịt với quy mô 1.200 con. Trại không áp dụng quy trình cùng vào cùng ra. Trại bắt heo con lúc 4 tuần tuổi (khoảng 7kg) và xuất chuồng lúc heo đạt 105kg.
Khi heo mới bắt về chúng được nuôi 80-100 con/ô, nền chuồng được trải rơm, các ô được ngăn bằng các song sắt. Sau khi heo lớn hơn sẽ được phân loại và di chuyển vào các ô khác nhau với mật độ thấp hơn.
Bệnh xảy ra trên một ô chuồng (ô chuồng này có năng xuất thấp trong lứa heo trước đó 6 tháng). Nguyên nhân của bệnh gồm: vi khuẩn Salmonella typhimurium gây tiêu chảy nặng trong giai đoạn 4-7 tuần tuổi và vi khuẩn
Streptococcus suis gây viêm màng não xảy ra vào giai đoạn 5-10 tuần tuổi. 6 tháng trước trại có bùng phát một đợt dịch PVC2 và không tái phát.
Trang trại dương tính với Mycoplasma hyopneumoniae và Streptococcus suis (họ có vấn đề thường xuyên với 2 bệnh này) và âm tính với PRRS.
Mô tả về lô heo cai sữa đang xảy ra dịch
Heo cai sữa được nuôi nhốt và vận chuyển tới trại, heo có trọng lượng trung bình 6,5kg và độ tuổi trung bình là 28 ngày (bình thường ở độ tuổi này heo thường >7kg).
Heo con cai sữa được tiêm phòng PVC2, Mycoplasma hyopneumoniae và PRRS.
Một số heo cai sữa có biểu hiện viêm màng não ngay ở những tuần đầu sau cai sữa và được điều trị bằng Amoxicillin, nhưng hiệu quả không tốt và bệnh tiếp tục trầm trọng ở tuần thứ sau đó → phác đồ mới được đưa ra đó là dùng Lincomycin -Spectinomycin trong 5 ngày và đã khống chế được bệnh. Tuy nhiên heo lại có biểu hiện tiêu chảy kèm sốt cao→ tỷ lệ tử vong tăng nhanh ở cuối tuần thứ 2 sau cai sữa (lúc đó heo được khoảng 42 ngày). Trang trại đã dùng Colistin trong 5 ngày để điều trị tiêu chảy. Kết quả mổ khám đã phát hiện Salmonella là nguyên nhân gây tiêu chảy và Salmonella typhimurium được phân lập trong phân của heo bệnh.
Vào cuối tuần thứ 3 ssau cai sữa tỷ lệ chết đã lên tới 5% và chúng tôi đã tới trang trại.
Kết quả kiểm tra trang trại
Heo chậm lớn và không đồng đều ở tuần thứ 4 sau cai sữa. Khoảng 3% heo bị tiêu chảy với phân màu nâu vàng, 20-30% heo có biểu hiện ho
Heo con 52 ngày tuổi chậm phát triển
Heo con 52 ngày tuổi trọng lượng không đồng đều
Heo con 52 ngày tuổi cơ thể xanh xao
Sau khi mổ khám đã phát hiện thêm virus PVC2 với bệnh tích xuất hiện ở hạch bẹn, có nhiều dịch trong xoang bụng, vàng da và phù phổi. Các tổn thương gây rối loạn tiêu hóa cũng được tìm thấy.
Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán
Các mẫu gửi đi xét nghiệm đã cho biết: tìm thấy vi khuẩn Pasteurella multocida được phân lập từ các tổn thương phổi. Phân tích PCR với PRRS và SIV âm tính. Mô miễn dịch (IHC) cũng là âm tính với PRRS. Một nghiên cứu miễn dịch cũng đã được tiến hành cho PCV2. Số lượng virus PCV2 trong dịch thực quản dao động từ 5×107 và 108/1ml.
Đai thực bào được tìm thấy trong hạch bẹn, phế nang và dịch phù (từ trái qua)
Sau 2 tuần dùng thuốc đã có sự thuyên giảm các vấn đề hô hấp và heo bắt đầu hồi phục thể trạng tốt. Lượng virus tìm thấy ở thực quản đã giảm nhưng tỷ lệ chết đã lên tới 9%
Tuy nhiên, vấn đề sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ xuất hiện thêm các vấn đề mới phát sinh ở các lứa nuôi sau. 6 tháng trước đó một lô heo cũng có năng xuất kém với tỷ lệ chết lên tới 5-7%. Do đó công tác điều tra cần tiếp tục được thực hiện.
Việc xuất hiện PVC2 trên heo bệnh cho thấy hiệu quả sử dung vaccine không hiệu quả. Kháng thể không đủ để bảo vệ đàn heo ở tuần thứ 3 sau cai sữa. Nguyên nhân được đưa ra đó là lịch tiêm phòng PVC2 đã chậm 1-4 ngày do lo ngại về kỹ thuật tiêm cũng như sự tiện lợi trong quy trình chăm sóc.
Đánh giá các biện pháp thực hiện
Heo nhiễm Salmonella ở tuần đầu sau cai sữa, mặc dù đã được điều trị với Colistin khá hiệu quả tuy nhiên đã có 5% số heo chết chỉ trong 2 tuần.
Trong thí nghiệm phân lập PVC2 đã phát hiện virus sớm nhất trong tuần thứ 2 sau cai sữa. Tỷ lệ chết trong giai đoạn 7-105kg đã lên tới 9%, chi phí thuốc kháng sinh để điều trị biểu hiện hô hấp và viêm màng não đã tăng đáng kể. Số lượng PVC2 được tìm thấy đã tăng lên mức 108/1ml ở những heo bệnh và 102-104/ml với heo trong toàn trại. Không phát hiện thêm các bệnh gây rối loạn tiêu hóa hay các bệnh do virus.
Tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella typhimurium
Tai thâm tím và thể trạng cơ thể giảm sút
Hạch bẹn xuất huyết
Viêm phổi và tích nước trong khoang ngực
Lứa heo này có 2 vấn đề nghiêm trọng dẫn tới thiệt hại kinh tế đó là tỷ lệ chết cao và chi phí thuốc thú y lớn.
Giải pháp tổng thể của trại
– Vệ sinh sạch và sửa chữa, xây mới một phần những ô chuồng hiện tại. Vấn đề này cần được các công nhân trong trại hiểu rõ và không sử dụng những ô chưa được làm vệ sinh để nuôi, nhốt heo.
– Quản lý động vật gặm nhấm và các loài chim để giảm nguy cơ mắc vi khuẩn salmonella xâm nhập vào trại.
– Thực hiện nghiêm ngặt chương trình cùng vào cùng ra để không cho vi khuẩn tích tụ và nhân lên trong trại.
Trong trường hợp này nguyên nhân chính là do sự cẩu thả trong việc sử dụng các ô chuồng để nuôi nhốt heo. Sau khi kiểm soát được điều này những lứa heo sau đã không xảy ra tình trạng như trên. Virus PVC2 vẫn được theo dõi thường xuyên, tuy nhiên kết quả chỉ ở mức 5×104/1ml và không có dấu hiệu lâm sàng cũng như bệnh tích do virus PVC2 gây ra.
Bài học kinh nghiệm từ ca bệnh này
Chất lượng heo con cai sữa có ảnh hưởng rất lớn tới giai đoạn heo sau cai sữa. Giữa vệ sinh khu chăn nuôi thật tốt luôn là yếu tố quan trọng, tuân thủ nghiêm thời gian để trống chuồng nuôi sẽ giảm thiểu mầm bệnh ở những lứa tiếp theo
Để chuẩn bị cho việc cắt giảm kháng sinh trong chăn nuôi chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cũng như quản lý chất lượng con giống thật tốt để tránh những tình hống tương tự có thể xảy ra.
VietDVM team biên dịch
Theo: Pig333
Nguồn: VietDVM
- heo cai sữa li>
- Salmonella li>
- trại heo thịt li>
- PVC2 li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất