[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để heo con có sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu sữa mẹ và hạn chế bệnh tật thì việc úm cho heo con trong giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng.
Tại sao nên làm ô úm cho heo con phía trước hoặc ở giữa?
Khi heo mẹ đẻ, bản năng làm mẹ bắt đầu được kích hoạt. Đối với heo mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi nhìn thấy con của chúng và đàn con cũng cảm nhận được an toàn khi được ở bên và cảm nhận được hơi thở của mẹ chúng.
- Trao đổi thông tin giữa mẹ và con: Ô úm heo con ở gần đầu con mẹ sẽ giúp cho trao đổi thông tin giữa heo mẹ và heo con tốt hơn. Khi đàn con ở gần phía đầu con heo mẹ thì heo con sẽ nhận được tín hiệu của heo mẹ khi thức giấc cho con bú, và khi lượng sữa trong cơ thể nhiều và căng lên thì heo mẹ sẽ phát tín hiệu để heo con thức giấc và bú. Ngược lai, khi heo con đói và có biểu hiện cần được bú thì heo mẹ cũng sẽ biết và chuẩn bị đáp ứng bằng việc nhìn thấy và quan sát thấy. Nếu như ô úm đằng sau thì heo mẹ có thể không nhìn thấy và vô thức có thể sẽ đè con của nó.
- Nhiệt độ: Heo con cần nhiệt độ cao, khi heo được ở gần đầu heo mẹ thì hơi thở heo mẹ là một nguồn nhiệt giúp sưởi ấm cho heo con tốt hơn khi mà ô úm nằm phía sau. Có ý kiến cho rằng làm ô úm phía trước khi sưởi cho heo con sẽ làm tăng nhiệt độ heo mẹ, điều này không đáng ngại bởi vào mùa đông ở miền Bắc nhiệt độ thường xuống rất thấp <20oC, chúng ta chỉ sưởi ở ô úm heo con nên lượng nhiệt tỏa ra không đủ ảnh hưởng đến heo mẹ. Vào mùa hè, heo con không phải sưởi nhiều nên không có sự ảnh hưởng lớn. Một lý do khác, khi heo con ở trong môi trường ô úm nhiệt độ đang cao nên ngại ra ngoài để bú hoặc ra ngoài bị sốc nhiệt.
- Vệ sinh: Ô úm được thiết kế 3 mặt bên, 1 mặt trên (chưa bóng sưởi). Mặt bên phía heo mẹ không có vách ngăn và nằm ngay sát khu vệ sinh, khi heo mẹ đi vệ sinh nước tiểu, phân sẽ bắn bẩn vào trong khu úm, heo con đi lại khu vực này cũng sẽ rất bẩn dẫn đến heo con dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là tiêu chảy.
- Vận hành: Khi chăm heo đẻ, người nuôi sẽ thao tác mọi hoạt động ở phía sau heo nái, nếu đặt ô úm ở phía sau heo con sẽ bị che khuất khi nằm trong ô úm. Điều này khiến người nuôi gặp khó khăn trong việc theo dõi tình trạng, hành vi của heo con cũng như điều chỉnh nhiệt độ ô úm cho phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc heo con, bắt heo làm ngoại khoa sẽ bị vướng ô úm tại vị trí nắp ô úm và hệ thống đèn sưởi.
- Heo con bú và heo mẹ cho bú: Heo con sẽ ra bú đồng loạt và theo cữ thời gian nhất định, sau khi ra tín hiệu cho bú, heo mẹ sẽ nằm sang bên mà heo con thường bú để cho heo con bú, tức là heo mẹ và heo con đã truyền đạt được thông tin cho nhau. Heo con từ ngày thứ 3 trở đi có thói quen bú vú nào thì sẽ quen bú vú đó nên tư thế nằm của heo mẹ là rất quan trọng để heo con bú theo trật tự và không xáo trộn, đây là tập tính bản năng..
Hiện nay, thiết kế ô úm tại các trang trại ở Việt Nam đang để ô úm ở ô rộng phía sau của khung nái đẻ. Điều này có một số thuận lợi nhất định trong việc thao tác của người chăn nuôi. Tuy nhiên, để ô úm ở phía sau dễ bị bẩn do heo nái đái, ỉa vấy bẩn nhưng nếu làm quá gần lên đầu thì heo mẹ uống nước sẽ bắn làm ướt nền, thảm úm làm heo con lạnh và gây tiêu chảy. Vậy nên phương án đặt lồng úm ở giữa chuồng là tối ưu nhất.
Để khắc phục tình trạng trên, thiết kế ô úm hiện nay đang là mặt sau ốp vào vách chuồng, mặt trước bị kín và trổ cửa cho heo ra vào, một mặt bên bắn kín tôn và mặt bên còn lại sử dụng vách của khung lồng chuồng. Để sử dụng ô úm để ở giữa chuồng (cách vách trước 0,5m và cách vách sau 0,5m), thì cần phải cải tiến lồng úm như sau: Bịt kín 2 vách 2 đầu, mở rộng vách trước hết toàn bộ chiều dài lồng úm và cao 35cm để đảm bảo heo ra vào lồng dễ dàng và có chỗ để đứng bú.
Một câu hỏi đặt ra là khi làm ngoại khoa và cần bắt nhốt heo con thì thực hiện như thế nào? Điều này rất đơn giản, chúng ta sẽ làm một vách di động dài 50cm để chắn giữa vách hông của lồng úm và 2 vách còn lại của chuồng để tạo một ô nhốt heo ngay phía gần mông heo mẹ để thực hiện các thao tác, ngoại khoa, …
Tại sao heo con bắt đầu ngày thứ 2 có biểu hiện trầy đầu gối chân trước và sứt, xước móng chân sau?
Trầy đầu gối ở heo con là hiện tượng phổ biến ở các trại heo công nghiệp, điều này rất nguy hiểm bởi mầm bệnh từ sàn chuồng nuôi sẽ xâm nhập vào cơ thể heo con qua các tổn thương này.
Nguyên nhân trầy xước đầu gối là do heo con quỳ xuống nền để bú. Xảy ra ở những con có thói quen bú ở hàng vú bên dưới mặt sàn theo chiều nằm của heo mẹ. Tình trạng thường trầm trọng hơn khi heo đẻ lứa 1 (hàng vú dưới thấp hơn) và những mẹ ít sữa, thiếu sữa và sữa kém chất lượng.
Nguyên nhân xước móng sau là do heo bú các hàng vú trên vươn người lên cao để bú khi móng còn non và cọ vào đan gây xước móng. Tình trạng này thường xảy ra đối với các heo con có thói quen bú ở hàng vú phía trên cao và có mẹ là các lứa già hơn, heo mẹ béo. Tình trạng này cũng xảy ra ở các ổ có nhiều con con do đánh nhau tranh vú lúc bú.
Khắc phục tình trạng này thường rất khó, chỉ tập trung vào 4 vấn đề: (1) chăm sóc tốt heo mẹ để có nhiều sữa cho heo con bú, không phải thúc vú nhiều; (2) nếu tình trạng nghiêm trọng thì cần phải lót sàn – thảm vào khu heo đứng bú hoặc cải tạo sàn để ít tổn thương nhất cho heo con; (3) không để quá nhiều heo con trong một ổ; (4) dùng que chống để hàng vú mặt dưới của heo mẹ nâng cao hơn để heo con không phải vươn người, quỳ gối lúc bú.
Nhìn thể trạng của heo con, phân biệt thói quen bú sữa của heo con, khả năng cho sữa của heo mẹ, tầm quan trọng của việc cố định vú cho heo và ghép heo hiệu quả?
Heo con mới sinh đến ngày thứ 2 chưa hình thành tập tính, ý thức, thói quen, tất cả đều thực hiện theo bản năng. Qua ngày thứ 3, heo bắt đầu có xu hướng xác định tập tính thói quen (bú, đi vệ sinh,…) và sẽ thực hiện theo thói quen này cho đến khi tách mẹ.
Đối với heo mẹ, các vú phía trên rốn (vú ngực) là các vú hình thành sữa – sớm, nhanh, nhiều và chất lượng tốt hơn cả trong quá trình từ lúc đẻ đến lúc cai sữa con (tức là cả sữa đầu và sữa thường). Vậy nên, chúng ta có thể nhìn đàn heo con có thể đoán biết được thói quen bú sữa của chúng cũng như số lượng và chất lượng sữa của heo mẹ. Có các trường hợp sau xảy ra:
(1) Heo mẹ đẻ lứa 1, người chăn nuôi không chăm sóc bầu vú, không xoa bóp đều các vú dẫn đến số lượng vú tiết sữa ít, mặc dù lượng sữa của heo mẹ sản xuất ra là đủ cho đàn con nhưng chỉ tập trung ở một số vú nhất định nên chỉ những heo bú ở các vú này phát triển rất nhanh và vượt bậc so với phần còn lại. Điều này còn để lại hệ lụy là các con nái này sẽ không tiếp tục được sử dụng sản xuất tiếp mà phải loại thải.
(2) Heo mẹ mất sữa bao gồm hội chứng MMA. Trường hợp này heo mẹ không phải mất sữa hoàn toàn mà số lượng sữa ít, chất lượng kém, sữa không đến được các vú phía dưới vùng sau rốn, nên chỉ một số ít heo to khỏe bú các vú phía trên ngực. Đây là hệ quả của việc chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cho heo nái trong quá trình mang thai giai đoạn hai, đặc biệt là giai đoạn 2 tuần cuối trước đẻ.
(3) Heo mẹ vẫn cho sữa nhiều nhưng heo con còi cọc và lộ cộ. Đây là hiện tượng mẹ ích kỷ. Trường hợp này chúng ta nhìn thấy dễ dàng thông qua thể trạng heo mẹ và lượng thức ăn thu nhận. Heo mẹ ăn nhiều và béo lên không có hiện tượng hao hụt thể trạng trong quá trình nuôi con, tức là dinh dưỡng của heo mẹ không chuyển qua sữa mà chỉ hấp thụ vào mẹ, lượng sữa heo con chủ yếu là nước. Những con này các bạn vắt sữa ra thấy sữa loãng, màu nhợt nhạt và không có độ keo sánh.
(4) Đối với heo con, việc cố định đầu vú sẽ giúp cho heo con nhận được lượng sữa đồng đều nhau, giúp nâng cao tỉ lệ đồng đều đàn heo, tập cho heo con thói quen bú ít phải tranh giành, khi không có sự tranh giành heo mẹ sẽ ổn định thể trạng và tiết nhiều sữa hơn.
Nhìn thể trạng heo con có thể biết được thói quen bú sữa của heo con. Những heo con có thể trạng tốt là những heo có thói quen bú các vú ngực, và các heo kém hơn là các heo bú vú dưới bụng.
Rủi ro khi ghép heo con sau ngày thứ 3. Đối với heo con đã qua ngày thứ 3, thì ổ heo được ghép đã ổn định trật tự vú, khi ghép heo đến sẽ đấu tranh dành vú, và sẽ bị cô lập những con ghép đến. Điển hình một số con heo sau khi ghép vào từ lúc thể trạng tốt 1 tuần sau trở nên gầy gò và ốm yếu. Trong trại, một số ổ ghép các con khác đã đi ngủ nhưng một số con ghép vẫn lang thang tìm vú và thường hay kêu về đêm. Các con này thường bị heo mẹ đè chết.
Vì vậy, chỉ thực hiện ghép heo trong 3 ngày đầu sau sinh và heo phải được bú sữa đầu cuat chính mẹ nó, đồng đều ngày tuổi cho heo ghép đến và ghép đi.
TS. Đặng Hoàng Biên
Mavin Group
- mavin li>
- chăn nuôi heo nái li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất