Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam: Tăng cường ứng dụng công nghệ cao - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam: Tăng cường ứng dụng công nghệ cao

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian qua, thị trường và giá cả ngành sữa nhìn chung ổn định đảm bảo cho người chăn nuôi bò sữa có lãi. Song, bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và sự tăng giá chóng mặt của đầu vào chăn nuôi, đòi hỏi ngành chăn nuôi bò sữa quyết tâm vượt khó. Một trong những giải pháp đó là áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

     

     

    Đó là nội dung được khẳng định trong hội thảo “Chăn nuôi bò sữa Công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa”, do Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Công ty Cổ phần Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam tổ chức ngày 2/6/2022 trong khuôn khổ triển lãm Viet Nam Dairy 2022. Gần 300 đại biểu là các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý và người chăn nuôi đã tới tham dự hội thảo.

    Các đại biểu tham dự hội thảo

     

    Nội dung của hội thảo xoay quanh vấn đề: các công nghệ cao, công nghệ tiên tiên cùng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp được áp dụng trong chọn lọc nhân giống, quản lý đàn, trong tạo nguồn và chế biến thức ăn, trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò… nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.

     

    Ngành sữa đứng đầu Đông Nam Á

     

    Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam được nhận định là đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức độ công nghiệp hóa ngành chăn nuôi, chế biến sữa. Quy mô đàn và sản lượng sữa tiếp tục tăng trưởng trong thời gian qua. Cụ thể, Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2021, tổng đàn bò sữa đạt 375.000 ngàn con, tăng 13,17 % so với năm 2020; sản lượng sữa bò đạt 1.200 triệu tấn, tăng 14,4 % so với năm 2020.

     

    Năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa trong cả nước năm 2020 đạt trên 5.300kg/con/năm, cao hơn so với các nước có chăn nuôi bò sữa có điều kiện tương đương. Đặc biệt, tại một số trang trại áp dụng công nghệ cao của Công ty Vinamilk, Công ty TH milk, Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, năng suất sữa trung bình/con/ngày của đàn bò sữa lần lượt đạt 26,1 kg/con/ngày (tương ứng khoảng 7.960 kg/chu kỳ tiết sữa); 28,35 kg/con/ngày (tương ứng 8.647 kg/chu kỳ tiết sữa); 24,51 kg/con/ngày (tương ứng 7.475 kg/chu kỳ tiết sữa); cá biệt có nhiều con đạt 11.000 kg/chu kỳ tiết sữa (305 ngày).

     

    Thời điểm 01/01/2021: đàn bò sữa tập trung vẫn chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ: 106,283 ngàn con chiếm 32,07 % nhưng có xu hướng giảm do giảm đàn ở TP. Hồ Chí Minh do đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp do đất dành cho chăn nuôi, trồng cỏ ngày càng giảm; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 26,23 %; Đồng bằng Sông Hồng là 11,50 %; Đồng bằng sng Cửu Long chiếm 11,38 %; Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 9,36%; thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 9,47 % đàn bò cả nước.

     

    Cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê tại thời điểm 01/01/2021, 10 tỉnh có số lượng bò sữa cao nhất là TP.Hồ Chí Minh (87.420 con), Nghệ An (69.062 con), Sơn La (26.156 con), Lâm Đồng (24.410 con), Long An (19.142 con). Vĩnh Phúc (15.548 con), Hà Nội (15.443 con), Tây Ninh (13.591 con), Thanh Hóa (11.765 con) và Sóc Trăng 8746 con.

     

    Một số cơ sở chăn nuôi nhiều bò sữa như: Công ty TH Milk: 63 ngàn con, Vinamilk bao gồm cả cơ sở Mộc Châu: 60 ngàn con, Nutifood: 7.000 con, Cô gái Hà Lan: 5.000 con.

     

    Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi

     

    Theo Cục Chăn nuôi, các tiến bộ kỹ thuật mới được công nhận tập trung nhiều về lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, xử lý môi trường chăn nuôi.Khoảng gần 90% giống được chọn tạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lên trên 35%. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này tập trung vào chọn lọc, lai tạo để tạo ra giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng phòng chống dịch bệnh tốt phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước. Đặc biệt, năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất vòng tẩm Progesteron để gây động dục cho đàn bò, làm giảm sự phụ thuộc 100% vào nhậpkhẩu từnước ngoài.

     

    Đặc biệt, ngành chăn nuôi bò sữa đã tăng cường áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa.

     

    Về chọn tạo, dòng giống: đã hoàn thiện công nghệ sản xuất phôi in-vitro và invivo, kỹ thuật cấy truyền phôi, kỹ thuật cắt phôi, xác định giới tính phôi, sản xuất phôi bằng tinh đã phân loại giới tính, đông lạnh và giải đông phôi đã được nghiên cứu, áp dụng giúp Việt Nam chủ động trong nâng cao năng suất, chất lượng của giống bò sữa hiện có ở nước ta, sản xuất giống phù hợp với điều kiện phát triển và yêu cầu của thị trường.

     

    Công nghệ phối giống tinh bò phân biệt giới tính cái với bò sữa, kỹ thuật cấy truyền phôi (phôi thường, phôi phân biệt giới tính) đã được áp dụng trong sản xuất, phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi tập trung; sản xuất phôi bò sữa trong nước; thụ tinh trong ống nghiệm, cắt phôi đã được nghiên cứu, áp dụng, góp phần nhân nhanh các giống cao sản.

     

    Một số cơ cở chăn nuôi bò sữa đã áp dụng công nghệ cao như: Hệ thống chuồng mát tự động, cào phân, chất thải tự động; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các tiêuchuẩn quốc tế Global GAP ISO 9001, trang trại hữu cơ áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu (TH true milk, Vinamilk).

     

    Áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa ngày càng nâng cao: tỷ lệ sử dụng máy vắt sữa trong các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ, cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ đạt trên 75%, các trang trại quy mô lớn của các công ty, tập đoàn lớn như: TH True Milk, Vinamilk, Hòa Phát… đều sử dụng hệ thống máy vắt sữa tự động, đặc biệt các cơ sở này đều sử dụng hệ thống sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), máy cung cấp thức ăn, máy gạt thức ăn tự động.

     

    Quản lý bằng phần mềm chuyên dụng ở các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, như là: AFIMILK, NOA, VDM, VDM-AI,… hỗ trợ công tác bình tuyển quản lý giống.

     

    Các công nghệ chế biến thức ăn công nghiệp hiện đại trên thế giới đã được nhập về và ứng dụng sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt là công nghệ sản xuất thức ăn dùng trong các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, khép kín từ khâu phối trộn nguyên liệu, cấp phát thức ăn đến từng ô chuồng, công nghệ TMR trong sản xuất thực ăn phối trộn cho bò sữa đã được áp dụng nhiều ở các trang trại lớn của Mộc Châu, TH True Milk, Vinamilk…

     

    Ứng dụng công nghệ cao: Chưa đồng bộ

     

    Theo nhận định của PGS.TS. Hoàng Kim Giao, bên cạnh những mặt thuận lợi như: chính sách ưu tiên của nhà nước và chính quyền địa phương các cấp, nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó là: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm độ cao, áp lực về phòng chống dịch bệnh từ môi trường bên ngoài đối với bò sữa là rất lớn; kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa chưa nhiều, chưa dày, đặc biệt về khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng đối với đàn bò sữa năng suất cao. Việc ứng dụng các kỹ thật công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa còn hạn chế hoặc không đồng đều, đồng bộ; chăn nuôi phân tán (gần 60% đàn bò chăn nuôi phân tán trong hộ nông dân), quản lý không đồng nhất.

     

    Đây là nguyên nhân chính rất khó kiểm soát dịch bệnh trên đàn bò sữa và chất lượng sữa sản xuất ra không ổn định, không đồng đều giữa các trang trại và hộ chăn nuôi.

     

    Cũng theo PGS.TS. Hoàng Kim Giao, xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng không những trên thế giới mà cả nước ta càng ngày càng cao, vì thế thị trường sữa còn rất rộng, rất sôi động đặc biệt về sữa tươi ở trong nước. Trước yêu cầu đó, Việt Nam rất cần và phải phát triển nhanh hơn, nhiều hơn về đàn bò sữa và sản lượng sữa.

     

    Tăng nhanh đàn bò sữa đưa đến áp lực về môi trường chăn nuôi rất lớn. Vì vậy, người chăn nuôi, người kỹ thuật phải suy nghĩ đến các biện pháp kỹ thuật, các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến cần áp dụng để từ đó khai thác tối đa tiềm năng cho sữa của vật nuôi, của trang trại chăn nuôi. Trên cơ sở đó giảm số lượng vật nuôi, giảm đầu tư, chi phí chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường nhưng tăng hiệu quả khi đầu tư, điều đó có nghĩa là người chăn nuôi cần tăng sản lượng sữa trên cơ sở tăng tỷ lệ bò cái vắt sữa trong đàn, tăng năng suất của một bò vắt sữa/chu kỳ cho sữa.

    Kết luận Hội thảo, PGS. TS. Hoàng Kim Giao khẳng định: Hội thảo đã có nhiều trao đổi để vừa học hỏi vừa chia sẻ kinh nghiệm tốt của cơ sở mình, địa phương mình cho những nơi khác làm theo, và không lặp lại sai lầm mà các cơ sở khác đã vướng, vấp phải. Và cuối cùng, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phải hướng tới sự chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi, các sản phẩm sữa từ trang trại bò sữa đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng.

     

    Còn ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, bò sữa vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cao cho toàn thể người dân, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ và sinh kế cho người nông dân. Ngày nay, chăn nuôi bò sữa và chăn nuôi khác đang phải tiếp cận với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thế hệ thứ 4. Chúng ta đã có nhiều công nghệ cao được vận dụng trong chăn nuôi bò sữa đó là: Công nghệ phân ly giới tính, phôi phân ly giới tính trong sinh sản; công nghệ TMR, RMF trong dinh dưỡng…

     

    “Cùng với đó, chăn nuôi bò sữa ngày nay không chỉ quan tâm đến năng suất mà còn phúc lợi động vật, xử lí môi trường chăn nuôi, đặc biệt là sự phát thải khí CH4. Doanh nghiệp, bà con chăn nuôi, tùy theo điều kiện để áp dụng một phần hay toàn phần quy trình chăn nuôi, nhằm mục đích cải tiến nhằm phát triển bền vững, giảm phần phụ thuộc nhập khẩu sữa. Đây là mục tiêu quan trọng để đáp ứng chiến lược phát triển chăn nuôi nói riêng và chiến lược ngành nông nghiệp nói chung.

     

    Còn theo PGS.TS. Lê Thị Thúy – Viện trưởng Viện KHKT Chăn nuôi Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam: Ứng dụng Công nghệ cao đã mang tới thành công trong chăn nuôi bò sữa của TH True milk, Vinamilk… Giống tốt hơn, năng suất cao hơn, chất lượng sữa tốt hơn.Các hộ chăn nuôi bò sữa tốt nhất tại Việt Nam là những gương điển hình ở các mặt sau: Dám đầu tư và đầu tư đúng; thực hiện đúng quy trình; đổi mới công nghệ phù hợp; thực hiện vệ sinh, phòng bệnh triệt để; kết hợp và chia sẻ kinh nghiệm. Tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa này đều thu được lợi nhuận…

     

    HÀ NGÂN

    BÀ DƯƠNG THỊ THANH HÀ, CÔNG TY TNHH  MINH ĐĂNG: Chi phí chăn nuôi bò sữa đã tăng 50%

     

    Việc ký các hiệp định thương mại EVFTA, CPTPP khiến thuế nhập khẩu các sản phẩm sữa giảm xuống. Trong khi đó, giá thành sản xuất sữa tươi trong nước lại càng tăng. Giá đất trồng cỏ cho bò thì bị bất động sản cạnh tranh. Dân bán đất, xây nhà, đẩy con bò sữa đi ngày một xa. Giá xăng, dầu tăng, khiến chi phí vận chuyển rơm, hèm bia, xác mì… tăng. Giá cám cũng tăng liên tục, hiện tại từ 9.800-10.200 đồng (16% đạm), và tiền xe vận chuyển từ 300-500 đồng/kg. Nhân công lao động trang trại ngày càng ít vì vào khu công nghiệp hết. Tất cả chi phí vật tư chăn nuôi đều tăng hơn 50% nhưng đầu ra sữa không tăng theo. Cụ thể, giá thu mua bò sữa tại trung tâm thu mua ở trạm Củ Chi, TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng từ 12.800-13.5000 đồng/kg, để bán tới nhà máy khoảng 15.500 đồng/sữa lạnh 4˚C đã bao gồm tiền xe và vận chuyển đến nhà máy. Điều này làm cho lợi nhuận của người chăn nuôi bò sữa bị bào mòn.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.